Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Xét xử công bằng theo luật quốc tế.


Nguyễn Bắc Truyển

  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam thành viên Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ (1948)
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966).
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Công ước chống Tra tấn, Trừng phạt tàn nhẫn và Hạ thấp nhân phẩm(1984)
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước Quốc tế (2005).

Theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966) và Công ước chống Tra tấn, Trừng phạt tàn nhẫn và Hạ thấp nhân phẩm(1978),quyền xét xử công bằng là quyền căn bản, “hòn đá tảng” trong hệ thống bảo vệ nhân quyền quốc tế. Luật quốc tế bảo vệ những người bị bắt giữ vì cho rằng khi bị cáo buộc tội hình sự, bị cáo sẽ phải đối mặt với cả một guồng máy tư pháp của một quốc gia, mà ở đó tính mạng, thân thể, nhân phẩm của bị cáo có thể bị đe dọa bởi sự lạm dụng quyền hạn của nhân viên công quyền trong khi thực thi pháp luật.

Do đó, "xét xử công bằng" có nghĩa là cho đương sự được bình đẳng về phương tiện và cơ hội trong tiến trình tố tụng và phiên xử. Các bên liên quan đến vụ án phải được đối xử ngang nhau khi tham dự phiên toà, nghĩa là phải được thông tin giống nhau, được trình bày và biện hộ trong những điều kiện như nhau. Muốn bảo đảm cho việc xét xử được công bằng thì quyền của bị cáo phải được bảo vệ nghiêm túc từ khi người đó bị bắt cho đến khi có bản án chung thẩm (hoặc giám đốc thẩm).

Luật quốc tế bảo vệ quyền được suy đoán là vô tội. Theo đó, một người phải được xem là vô tội cho đến khi tội trạng của người đó được một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị chứng minh trong một phiên xử công khai mà người đó có đầy đủ quyền bào chữa. Như vậy trước khi bản án có hiệu lực thì người bị giam giữ hoặc bị cáo vẫn được xem là người vô tội và phải được mọi thành phần tham gia vụ án đối xử như là một người vô tội.

Thần Công lý


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Nước mặn xâm nhập.

Từ lúc nghe đài, báo đưa tin nước biển xâm nhập vào ruộng, vườn cây ăn trái ở nhiều tỉnh miền Tây Nam nước Việt làm tôi hồi hợp lo âu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất nông nghiệp bao đời mở mang trù phú, nay nhiễm mặn mùa màng hư hoại, ruộng lúa vườn cây ăn trái bị bức tử, nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh đói khổ nợ nần.

Tôi nghĩ, chuyện nầy xảy ra ở vùng đất phù sa gây ảnh hưởng xấu rất lớn đối với đồng bào nói chung, tín đồ PGHH nói riêng. Vì sao vậy?

Khi Đức Thầy khai đạo Ngài chọn vùng đồng bằng sông Cửu Long đất đai phì nhiêu, nhân sanh do ảnh hưởng xứ quê mà tánh tình hiền hậu, thật thà, khuyên tu không cần phải đi đâu cho có màu mè, tu hành ngay trên đám ruộng của mình, như những câu Ngài viết:

“Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà”
“lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”.



Ruộng lúa khô hạn

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Chương trình bảo vệ người Hoạt động Nhân Quyền của Quốc hội Liên bang Đức.(1)


Thục Quyên

Trong khuôn khổ chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức, một chương trình hiện cũng được áp dụng cho những người Hoạt động Nhân quyền, ông Martin Patzelt, dân biểu thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức, đã ra thông báo về việc sang Việt Nam để quan sát phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh (anh ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Sau đây là những nét chính của chương trình này.

Ngày 25/11/2003 Quốc hội Liên Bang Đức đã chấp thuận dự kiến chung của 4 chánh đảng: Đảng Dân chủ Xã hội Đức (gọi tắt: SPD),Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)/ Liên minh xã hội Thiên chúa giáo(CSU), Liên minh 90/ Đảng Xanh, và Đảng Dân chủ tự do (FDP), xúc tiến chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ mà sau này được mở rộng áp dụng cho cả những người Hoạt động Nhân quyền không phải là dân biểu. 

Theo đó, Quốc hội Đức cam kết hỗ trợ các tổ chức đồng thời giúp đỡ bảo vệ những nhà Hoạt động Nhân quyền đang bị đe dọa.


Tòa nhà Quốc hội của Cộng hòa Liên bang Đức.


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Thông cáo báo chí.

Vào ngày 18.3.2016, ông Martin Patzelt, dân biểu thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức, đã ra thông báo về việc sang Việt Nam để quan sát phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

Dân biểu Patzelt đã nhiều lần gặp bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, trong những cuộc vận động tại Quốc hội Liên bang Đức. Ngoài ông Patzelt, bà Hà còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của dân biểu thuộc các chính đảng khác nhau trong Quốc hội Liên bang Đức: dân biểu Michael Brand và dân biểu Frank Heinrich trong Khối Liên đảng CDU/CSU, dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler (SPD), dân biểu Tom Koenigs và dân biểu Omid Nouripour (đảng Liên minh 90/Xanh) và dân biểu Christoph Strässer (SPD), Ủy viên Chính sách Nhân quyền của Chính phủ Liên bang Đức.

VETO! Human Rights Defenders‘ Network

Thông cáo báo chí của dân biểu Martin Patzelt ra ngày 18.03.2016

Đến Việt Nam làm quan sát viên phiên xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)

Vào chủ nhật này tôi sẽ bay đến Hà Nội để làm quan sát viên phiên xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh.


Hình Blogger Nguyễn Hữu Vinh, người bị giam giữ từ tháng 5 năm 2014


Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Thư của cư sỹ Lê Minh Triết gởi cho công an huyện Lấp Vò.


Trước hết tôi xin mời quý thân nhân của nhóm công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp -- nhóm đã gây tội ác với nhân dân và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hôm sáng ngày 11/2/2014 -- xem những tấm hình trên đây để biết con, em, chồng, cha của mình vừa làm chuyện bất lương để lãnh lương về nuôi sống gia đình. (Tôi thật xin lỗi vì đã nói câu nặng nề nầy nhưng xét không còn cách nào khác hơn để nói cho quý vị hiểu).

http://www.vidan.org/diendan-thamluan/58-58/3288-3288

Tôi cũng xin mở lời với quý cấp cơ quan có thẩm quyền sai khiến thuộc hạ, đưa ra quyết định hình phạt. Quý Ông suốt ngày ngồi ở văn phòng chờ báo cáo, tư tưởng một chiều. Có những báo cáo không đúng sự thật mà các Ông vẫn tin, báo đài thường phê bình những vụ án oan sai do từ đó, lợi thế cho những kẻ muốn lập công, ác cảm với tín đồ PGHH khi họ không theo mô hình tôn giáo của nhà nước, dựng chuyện nói rằng: tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) gây rối, làm loạn rồi ký quyết định cho dẹp loạn một cách ẩu tả. Hãy coi lại những tấm hình trên, để thấy cảnh bị xô đổ của gia đình cô Bùi Thị Kim Phượng.

Ngày 09/02/2014 tại ấp Nhơn Hưng, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã xảy ra chuyện hại người không đáng.

Một lực lượng công an hùng hậu phá rào, đập cửa nhà của cô Bùi Thị Kim Phượng để bắt luật sư Nguyễn Bắc Truyển - vị hôn phu sắp cưới của cô. Nhà cất hợp pháp trên phần đất hợp pháp; phá rào cửa bắt người, trong khi bắt được người rồi, lực lượng công an còn hăng máu đập phá tiếp tục đồ đạc trong nhà, ngay cả cái bàn thờ về tín ngưỡng tôn giáo, bức chân Dung Đức Thầy để thờ nơi tôn nghiêm cũng bị phá ngặt và lôi xuống bỏ bừa. Phải chăng công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Thấp tưởng mình có quyền trong tay thích làm vì thì làm. Bắt ông Truyển mà không đủ chứng cứ buộc tội ông ấy đành phải thả người ta sau 24 giờ đồng hồ, đủ để nói rằng chồng, con, em của quý vị hết sức là hồ đồ. Coi như cuộc bắt tội người không thành công nhưng phía chính quyền công an đã để lại một hậu quả nặng nề là chà đạp quyền tự do tôn giáo của tín đồ Bùi thị Kim Phượng.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Dân trí và đạo đức Việt Nam ra tòa.

Thục Quyên
Tuấn trong phiên tòa sơ thẩm.

Ngày 02/3/2016 toà án Long An sẽ xử phúc thẩm (lần 2) em Nguyễn Mai Trung Tuấn, theo tin trên Facebook của luật sư Nguyễn văn Miếng, một trong 9 luật sư nhận cãi miễn phí cho em (1).

  • Bị can là một trẻ vị thành niên sanh năm 31/3/2000 nghĩa là chưa đủ 16 tuổi.
  • Em không được thông báo ngày phải ra tòa.
  • Và các luật sư của em phải thân chinh đến toà án để được nghe một thư ký tòa hình sự xác nhận ngày xử và tên ông chánh án.