Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Ông Thẻ thứ tư (phần cuối)

Đồng đạo mười Đức giới thiệu chương trình.

Vừa đến chỗ Ông Thẻ thứ tư, bao nhiêu mệt mỏi, vất vả trong người tuông hết ra để mặt ai cũng vui và vui cười và cười. Có người trong đoàn thơm thảo cấp cho tôi chai nước suối để uống, nhưng tôi đành phải phụ tình họ, nhịn uống dành nước để rửa sơ cái bàn tay đầy bùn, mở nấp yên xe, lấy ra một chiếc khăn con màu vàng hơi củ một chút đem theo lau mặt, tôi lấy dùng nó vào việc khác, cho khăn thấm một tý nước, trước tiên là lau sạch cái áo đang mặc dính đầy bùn, rồi trút ra một ít nước nữa vò vắt cái khăn cho hoàn toàn ráo nước để lau chiếc cập đựng quần áo, còn lại là lau má đèn xe, tay cầm lái…


Mọi người chuyện trò, bàn luận có lúc ồn ào, hào hứng, hấp dẫn chung quanh vấn đề nhạy cảm: Làm sao để biết chắc nơi đây là Ông thẻ thứ tư? Nhà  Minh bên Tàu lợi dụng lòng thương hại của vua ta cho ăn nhờ ở đậu, đã không biết ơn còn bày ra ếm trận phá vùng địa linh nhân kiệt, tại sao Đức Phật Thầy Tây An không tự mình dùng phép phá ếm mà lại sai Đức Cố Quản Trần văn Thành vượt bao dậm rừng khó khăn cắm bốn Ông Thẻ để vô hiệu hóa sự trấn ếm của quân họ Mạc? Tại sao trong bốn Ông thẻ mà chỉ ba Ông có đền thờ cho bá tánh thập phương đến cúng bái, còn có cây thẻ chứng minh, Ông thẻ thứ tư đã không có ngôi thờ phượng, cây thẻ để chứng minh cũng không luôn? Không có sự chứng minh, hay Ông Thẻ thứ tư là một nơi khác mà bá tánh chưa tìm ra? Sự hiểu biết về qui trình bốn Ông Thẻ là do Đức Phật Thầy Tây An sao Ngài không tạo sự tương đồng về vị trí cũng như sức ảnh hưởng của bốn Ông Thẻ?
Đồng đạo tư Triết diễn thuyết đề tài về Ông Thẻ.


Nghỉ lâu, chuyện trò về Ông Thẻ như muốn lơi ra, sợ đem chuyện thần nông sâu rầy cho núm níu cái cảnh nhà bận rộn, Ông trưởng đoàn Phùng văn Chói nhắc nhở anh em vào lễ cúng. Khi mọi người tập trung trước sân lễ, vị điều hành cuộc cúng chung là đồng đạo Trần bá Đức. Được cơ hội Đức liền giới thiệu và yêu cầu tôi có đôi lời vì đó tạo ấn tượng cho bà con hành hương chiêm bái chuyến nầy khắc sâu duyên nợ thiền môn, cảm nhận tốt về Đức Phật Thầy Tây An, Đức Cố Quản Trần văn Thành và lai lịch Ông Thẻ. Tôi nhận lời yêu cầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Kính thưa chư quý đồng đạo thân thương! Dùng từ “ đồng đạo” với nhau nghe đủ mạnh về tính đoàn kết, tôi còn dùng thêm hai tiếng “thân thương” để sức mạnh thêm sức mạnh. Quý vị thử nghĩ, không thân thương sao mà nên tuồng dẫn nhau cả đoàn chạy lạc huốc chỗ chứ? Không thân thương sao mà có chuyện cùng khiêng è ạch những chiếc xe ra khỏi hầm bùn? Không thân thương sao mà, khi đã hay cả đoàn chạy lạc huốc gây hậu quả nặng nề cho xe, hành lý và khách tham quan bị bùn làm dơ bẩn. Trách nhiệm là Ông Trưởng đoàn, Ông ta thật đáng ghét mà không ai phàn nàn đổ trúc trách nhiệm lên Ông?

Kính thưa quý vị! hôm nay vào ngày 20 tháng 9 nhuần, nhằm 12 tháng 11 năm 2014, chúng ta tham quan hành hương chiêm bái đến vùng có di tích lịch sử về Đức Cố Quản và Ông Thẻ thứ tư, thời giờ còn vào một buổi sáng đẹp trời, ánh nắng chưa nung nóng bức và dưới bống tàng che của cây Da ta có thể hít thở không khí trong lành từ gió đồng quyện đến, thêm sinh lực. Nhưng đã đi viếng Ông Thẻ mà trước hiện cảnh còn nặng nề về hoang dã, có lẽ, sẽ không làm hài lòng cho sự ngắm nhìn sung sướng của khách tham quan đam mê vẻ mỹ miều của nhân tạo hơn là sự mỹ miều của thiên nhiên Trời Đất tạo nên. Xét, chúng ta đi đây là một tập thể có sự kết hợp của nhiều địa phương xa gần nhưng chúng ta đồng là huynh đệ với nhau qua nguồn tín ngưỡng BSKH và PGHH thì sự mỹ miều của thiên nhiên Trời Đất tạo nên mới là quan trọng.

Chỗ ta đứng đây là “Giồng cát”xã Vĩnh Điều, xưa thuộc tỉnh Châu Đốc, nhưng sau 1975 Châu Đốc xuống cấp, địa vị tỉnh không còn, Châu Đốc bấy giờ là một địa phương cấp thị xã của tỉnh An Giang và sự sắp sếp sau nầy xã Vĩnh Điều phải di dời phần thủ tục hành chánh về tỉnh Kiên Giang. Kính thưa chư quý vị! Dầu Vĩnh Điều có bị di đời về đâu đi nữa thì GIỒNG CÁT vẫn còn tại chỗ. Quyển “ Đồ Thư” của Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) vị sáng lập Đạo“ Tứ Ân Hiếu Nghĩa”đã minh xác Ông Thẻ thứ tư ở Giồng Cát. Chánh quyền tỉnh Kiên Giang chưa có sự ảnh hưởng về giáo lý tình thương của đạo BSKH và PGHH, nên “tình” chưa động đậy để mà cấp phép xây cất ngôi thờ khiến người tín đồ BSKH, PGHH còn nặng lòng lo. Muốn thành công việc khó phải cần có thời gian, Chuyện chưa đến, chúng ta chờ xem, nhưng sự chờ đợi không phải ấp ủ việc ác, trù rủa người ác mà phước thiện đến cho chúng ta có ngôi thờ Ông Thẻ thứ tư. Chỉ cần ta đến Giồng Cát để chiêm bái dấu tích lịch sử, hâm nóng sự thật về chỗ tín ngưỡng mà lo tu là đủ, để ý Vĩnh Điều giờ của tỉnh nào là không cần thiết.

Chúng ta đang ở Giồng cát, không có chút biểu hiện về lai lịch của Ông Thẻ nơi nầy nhưng biểu cảm thì rất nhiều qua những chuyện linh thiêng huyền bí mà căn nhà con trai của Ông chủ đất là một ví vụ điển hình.

Vất vả cho chúng ta qua chuyến tham quan hành hương nầy, phải nói là hết sức xui rủi vì chúng ta đâu hay xáng múc đổ đường. Mở chuyến  đi nhằm lúc xáng vừa nạo vét kênh. Vất vả dơ dáy chỉ một chút, một lúc thôi, chẳng phải là chúng ta đang bình yên vô sự đây sao! Kể lại cái công khó của Đức Cố, Đức Phật Thầy trong việc khai đạo cứu đời bảo an bá tánh sống yên tu niệm. Dưới chân của Đức Phật Thầy lần lần xuất hiện 12 Ông đạo tài giỏi và đức độ gây ảnh hưởng rình rang cả cái miền Tây Nam  nước Việt với những cơ sở tôn giáo thành lập theo dấu tích của Ngài: Chùa, Đình làng Tòng Sơn, huyện Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc - Chùa Xẻo Môn thuộc huyện Chợ Mới An Giang - Chùa Tây An (xưa là cốc Ông đạo Kiến) làng Long Kiến Chợ Mới - Bửu Sơn Tự (chùa ghe sáu) xã Kiến An, Chợ Mới - Kim Cổ Tự (chùa Ông Ba) Kiến An, Chợ Mới - Dinh Ông Thẻ thứ nhứt ở xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang - Dinh Đức Cố (lò rèn rèn đúc vũ khí cho quân binh) Châu Thành, An Giang -  Dinh Ông Thẻ thứ nhì, vùng láng linh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - Bửu Hương Tự, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang - Chùa Tây An ở Chân Núi Sam ( nơi đây có ngôi mộ Đức Phật Thầy)- Chùa Thới Sơn, Đình thần Thới Sơn, Phước Điền Tự (trại ruộng) ở vùng Anh Vũ Sơn (núi Ông Két) gần chợ Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, An Giang - Chùa Bồng Lai (Ông Thẻ thứ ba) kinh Vĩnh Tế… và còn nhiều nơi khác do sức ảnh hưởng của 12 Ông Đạo. Sau Đức Phật Thầy viên tịch miền Thất Sơn vẫn cứ tiếp tục là nơi Địa Linh Nhân Kiệt, xuất hiện: Đức Phật Trùm trong chợ Tri Tôn khoảng 10 cây số về hướng tây bắc (cận cổng vào có xí nghiệp khai thác đá An Giang), Đức Bổn Sư Ngô Lợi ở Núi Tượng, Ông Sư Vãi Bán Khoai lưu diễn và Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ…
Đoàn tham quan dùng cơm trước sân Ông Thẻ số 4


Kính thưa quý vị! Công ơn của Đức Cố và giá trị bảo vệ cơ đồ của bốn Ông Thẻ đặc biệt chưa từng có mà cho đến giờ nầy Ông Thẻ thứ tư phải bị chánh quyền tỉnh Kiên Giang bỏ quên công trận. Chánh quyền quên thì chúng ta nhớ, rán mà trân trọng lịch sử có một không hai nầy qua sự tu thân hành thiện, có thể đây là nguồn vui lớn nhất của những ai đã trải thân hy sinh vì đời, vì đạo.

Tôi xin dừng diễn thuyết cho đồng đạo Trần bá Đức điều hành cuộc cúng tập thể. Mười Đức không vội vàng vào chương trình lễ, tỏ lời khuyên đồng đạo về rán tu niệm để đền đáp một phần nào những người nằm xuống vì bảo vệ tôn giáo và quốc gia dân tộc, đồng thời, yêu cầu bà con đi đây cầu nguyện hai lần với hai chủ đề:

1, Nguyện cho đoàn hành hương của chúng ta sức khõe vui vẻ, phước đến họa đi, chừng về lo tu hành tinh tấn và nguyện cho bá tánh từ tâm bác ái giải thoát mê ly.

2, Nguyện cầu Phật Tổ, Phật Thầy đồng gia hộ cho Ông thẻ thứ tư có được ngôi thờ trang nghiêm, hoạt động lễ cúng hợp pháp, thập phương bá tánh cúng bái tự do.

Hai lược cầu nguyện xong, một số vị đi trong đoàn yêu cầu mở chương trình đọc Sám Giảng Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Nghe yêu cầu là tôi lo thế nào rồi cũng tới phiên mình.Nhưng sự thật còn hơn thế nữa, không phải là lần lược tới phiên mình mà mình phải là người đi đầu câu chuyện.

Mặt Trời lên quá đỉnh đầu, chúng tôi gọi nhau đến một chỗ tham quan khác. Ngoài Trời nắng gắt, gió đồng hây hẩy thổi rân trên ngọn cây cao bống mát, cây Da già trước sân chuyển động, đánh rơi những chiếc lá tàng che làm rổ bống sân đất mịn màn, ánh nắng lóm đóm chập chờn trên thân khách hành hương như biếu tặng phẩm mang đi. Những tiếng lá khô rơi xào xạc trước thềm, tôi linh cảm như tiếng vổ tay vui mừng cuộc tiểng đưa thiện khách. Nơi đây cảnh vắng đìu hiu, có bao tâm hồn còn thương còn nhớ.
                                                                                                    Lê Minh Triết.
                                                                                                     20/11/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét