Chỉ còn một hôm nữa thôi
là đến đại lễ kỹ niệm Ngày đản sanh Đức tôn sư Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) 25/11 âm
lịch hàng năm. Nếu như vào thời điểm trước 30/4/1975 thì không khí lễ tưng bừng
lên với những khán đài, cổng tam quan, hoa đăng xa sắc màu lộng lẫy diễu hành
trên đường làng với những tấm băng treo đề “MỪNG ĐẠI LỄ” và các Ban Trị Sự địa
phương bất cứ là địa phương nào cũng phải tề tựu đến “hội quán” cùng nhau săn
sóc ngày đại lễ. “Đọc giảng đường” thì có ban Đọc giảng viên trực thuộc ban Phổ
thông giáo lý đến đọc phóng thanh Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy.
Đọc giảng đường của PGHH trước năm một 1975,nay chỉ còn là một phế tích
hoang tàn do chính sách kì thị tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam (1)
Tính qua thời gian thiếu chút nữa đã tròn bốn mươi năm (kể từ năm 1975) không được chăm sóc sửa chửa, hình dáng nghiêng xiêu, loang lổ lóm đóm nền tường xi măng bở bể, nét sơn xanh sơn vàng tríu mắt đã nhường chỗ cho một tấm hình đen xám.Thời gian có thể làm bào mòn những cơ sở tôn giáo nhưng không bào mòn lòng tôn trọng của tín đồ với Đọc Giảng Đường mà vì cái biến cố ấy đã muốn tiêu diệt hoàn toàn các cơ sở di tích văn hóa PGHH.
Đã mở chiến dịch đập phá
hoặc lấy xài của người ta đã đời rồi mới sửa luật.sửa quá muộn màng… thôi vậy
cũng được đi, dù sao có cũng đỡ hơn không. Cho PGHH tái phục hoạt, cái nào lỡ
hư hao mất mát thì bỏ qua, cái nào còn xót chưa xài, chưa mất thì hãy đem trả
cho cố chủ. Để PGHH tái phục hoạt thì PGHH phải có lại tất cả những vì mà trước
kia mình đã có mới đúng nghĩa. Đi đó đây tôi thấy còn một đôi
nơi Đọc Giảng Đường không bị tiêu diệt nhưng không hoạt động và cấm sửa sang.
Tôi ước phải chi nhà nước cho mình sửa chửa tôn tạo thì khoảng cách giữa nhà
nước và tín đồ có thể dần dần khép bớt lại, việc nhà nước bỏ ra hằng trăm đầu
lương phát cho công an để đi rình mò những nhà hoạt động tôn giáo sợ họ tính
chuyện đòi nợ mình, biểu hiện thái độ trấn áp là không phải cách
hay.
Chắc vì nhà nước tính
không sai! thà để phơi hình đọc giảng đường cũ kỹ xám đen cho người tín đồ qua
lại thấy đau lòng chịu không nổi mà đòi trả mạnh lên thì buộc cho cái tội “kích
động lòng thù hận”. Tìm cớ buộc tội người làm cho mình“nặng lòng lo” khi
quyền lực đã có trong tay. Dân không tin nhà nước làm vậy là đúng, có chưởi rủa
nhà nước bất lương đàn áp tôn giáo thì bắt thêm nó đi tù riết hết thành phần
chống đối mới ăn ngon ngủ yên. Với chủ trương triệt tiêu tôn giáo của đương
quyền tôi nghĩ không ai có thể chống cự nổi, những đọc giảng đường còn lại, có
lẽ do sự sắp xếp của các đấng vô hình cho làm chứng cứ để đến lúc nào đó tố cáo
tội ác của biến cố chính trị sau năm 1975.
Đọc giảng đường của PGHH trước năm 1975,nay chỉ còn là một phế tích
hoang tàn do chính sách kì thị tôn giáo của nhà câm quyền Việt Nam (2)
Chỗ tôi ở hiện giờ, xưa
là một cánh đồng vắng tanh không nhà, tôi từ gần chợ Thuận Giang vô làm rẩy.
Vào đồng lúc sáng sớm là đã quên nay rằm hay ba mươi mà sau thì quên không
được. Mỗi đọc giảng đường theo bản thiết kế từ trên đưa xuống, lớn nhỏ cao thấp
là tùy vào túi tiền của địa phương mà kiểu mẩu là chung với nhiều tầng tháp lên
cao, những đọc giảng đường cao lớn, chiều cao có thể khỏi các đọt cây già. Trên
chót tháp đọc giảng đường có treo hai cái loa bông bí cái day vô cái day ra,
tầng dưới đọc giảng phát lên loa vận tốc âm thanh xa hai cây số còn nghe, bà
con trong ấp dư sức mà học thuộc để lòng. Chỗ đất rẩy tôi làm, địa hình là khu
tam giác, chịu nghe ba hướng phóng thanh của ba ban trị sự đọc giảng đường: Ấp
Kiến Hòa Thượng, Ấp Kiến Bình, và một ấp của xã Mỹ Hội Đông giáp ấp Kiến Hòa
Thượng xã Kiến An.
Hội quán là nơi để trị
sự viên các ban ngành nhóm họp mỗi tháng hai lần, trình báo công tác đã làm
xong, nhận công tác mới và hâm nóng đạo tình. Xét rằng hâm nóng đạo tình rất là
hay, làm đạo mà cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, chết ai nấy chịu thì còn gì là đạo
cả. Người tu nếu thiếu tiếp cận với bạn đồng hành, trên đường về Tây Phương
chậm chạp quá cũng không hay, bị danh lợi tình, tham sân si níu đứng chựng mãi
cũng không biết, tu lâu tưởng đã đi xa thế tục, sắp tới Lạc bang. Nào ngờ đi
lâu mà kiểu giậm chân tại chỗ, già sắp mất mạng chưa tới đất Phật, nằm chết
trên đất chúng sanh.
Ngoài mỗi tháng họp hai
lần lại có trường hợp họp đột xuất, ví như, có căn nhà bị gió giông làm xập đổ
hay tốc mái, một gia đình nghèo mà gặp lúc vợ đẻ, con đau đã hết sức xay trở,
hoặc bảo lục miền nầy xứ nọ, có khẩn thiết kêu gọi sự cứu trợ thì vị Hội Trưởng
của Ban trị sự cho thơ ký viết thư mời họp cấp tốc, đưa ra vụ việc đáng thương
để sau cùng đi đến quyết định lạc quyên hoặc các trị sự viên rút tiền nóng từ
trong túi mình.
Gần 40 mươi năm qua vì
gặp hoàn cảnh khó mà dấu xưa không theo được, tiếng đọc giảng phát đi từ các
loa phóng thanh đã không còn réo kêu người đời thức tỉnh. Người ta diễn lý tự
do tôn giáo và tự do không tôn giáo tức ai tu được là tu không thì thôi, đi
khuyên ai tu tức đã vi phạm vào quyền tự do không tôn giáo của người đó. Nếu
một nhà nước thật tâm thì hiến pháp để “tự do tôn giáo” là đủ biết ai cũng có
quyền tự do không tôn giáo, đâu cần phải để “quyền tự do không tôn giáo” chi
cho dư, giăn bẫy bắt những tín đồ nặng lòng vì đạo muốn truyền bá đạo cứu đời….
Hội quán các nơi bị
tuyệt diệt hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn sau 1975, đọc giảng đường thì
chậm hơn và cho đến thời điểm nầy cũng chưa bị diệt hết, vẫn còn lại một số ít
mà không cho hoạt động, sống như chết. Ta thử hỏi, tại sao có sự đối đải đọc
giảng đường dễ hơn các hội quán?
Đương quyền có chủ
trương tiêu diệt PGHH là không chừa sót bất cứ tài sản hay chương trình gì
nhưng hội quán xưa ở vùng quê phần nhiều cất bằng gổ còn đọc giảng đường luôn
luôn được xây cất bằng bê tông cốt thép, chuyện phá dở khó hơn mà lợi thì không
nhiều do đó họ thiếu cương quyết. Ở một tầm nhìn khác, hội quán với đất đai
rộng, không gian của hội quán lấy cất một hai hoặc năm ba cái nhà, như hội quán
của Ban trị sự tỉnh An Giang gồm có một chánh điện, một hội trường, một phòng
khách, nhà nấu ăn gian nào cũng khá rộng, chụp vô đây làm cơ sở là sướng rân,
không thì lấy mà bán cho người ta cất nhà, biết bao nhiêu nhà mà kể. PGHH cũng
có một trường đại học “ Viện Đại Học Hòa Hảo” tại thành phố Long Xuyên, An
Giang do Thượng Nghị Sĩ, tiến sĩ Lê Phước Sang làm viện trưởng, (ông Sang giờ ở
Hoa Kỳ) còn nói về cơ sở của Ban trị sự trung ương tại Thánh Địa Hòa Hảo nhiều
cơ sở mà cơ sở nào cũng lớn, bị lấy trong tít tắt. Đọc giảng đường chỉ có chiều
cao, ít đất, đập bỏ ra thì khoảng đất ấy không làm được gì.Thêm nữa, nếu nói về
mặt thiêng liêng, địa vị hội quán không cao hơn địa vị đọc giảng đường, vì hội
quán người ta vô ý còn có thể đem chuyện thế sự ra bàn bạc, vui chơi nhẹ trong
khi đọc giảng đường chuyên môn là phổ thông chánh pháp PGHH.Phá hội quán người
ta ớn hơi chứ cũng ráng mà làm được việc còn biểu phá đọc giảng đường thì là
việc nặng, xem xem việc phá chùa người ta ớn thiệt, không
dám đụng tay vào. Tôi nghe có một số kẻ hung, miệng mồm độc địa, phách lối hổn
xược với các đấng thiêng liêng đã bị trừng phạt. Chỉ địa phương nào có một vài
tên ẩu tả, chẳng kể tội phước là vì và đầu óc họ cũng dính líu với đương quyền
mới dám làm càn.
Lễ nầy cũng như bao
nhiêu lễ qua, từ 1975 đến 1999 đương quyền hăng độ tiêu diệt PGHH, tín đồ nào
cũng ở miết tại nhà không dám rụt rịt, điều nầy bỏ qua không tính, nhưng từ năm
1999 đến giờ đương quyền tiếng đã cho PGHH tái phục hoạt là tính tới chứ? phục
hoạt mà không cho phục nguyên, phục quyền tự do tôn giáo bằng những vì
trước 1975 PGHH đã có và cho đến bây giờ tôi vẫn bị cấm đi dự lễ đạo bất cứ ở
đâu.
Vài hôm lại đây tôi thấy
công an thấp thoáng trước đường nhà, có dấu hiệu cấm cản tôi đi hay khách đến.
Tôi hết một đôi lần đi ra bị đương quyền ve vản và chận đuổi lại. Nhiều năm qua
tôi không định đi mà đương quyền thì quen chuyện canh gác, mùa lễ nào cũng tới
trước vài ngày đặt trạm giữ để cố tình giải thích với nhân dântrong nước và
quốc tế rằng: Tự do tôn giáo của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa là thế đấy.
Lê Minh Triết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét