Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

PRISONER OF CONSCIENCE CASE REPORT - MR. NGUYỄN VĂN LÍA, HÒA HẢO BUDDHIST

                                                
Four years and six months prison sentence for advocating  the Right to Freedom of Religion


Mr.Nguyen van Lia, born in 1940, resided in Kien Quoi hamlet, Kien Thanh commune, Cho Moi district, An Giang province,Vietnam, was arrested on April 24, 2011 and sentenced to four years and six months for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state,” according to article 258 of the penal code of Vietnam by the People’s Court of Cho Moi district, An Giang province. Mr. Lia is currently jailed in Xuan Loc prison, Dong Nai province.

Hồ sơ tù nhân lương tâm - ông Nguyễn Văn Lía

HỒ SƠ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
 Nguyễn Văn Lía
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

4 năm 6 tháng tù giam

vì đấu tranh cho  quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng


Ông Nguyễn Văn Lía sinh năm 1940, cư trú tại ấp Kiến Quới 2, xã Kiên Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam. Ông bị bắt vào ngày 24/4/2011 bị tuyên án 4 năm 6 tháng tù vì “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, theo điều 258 của bộ luật Hình sự Việt Nam bởi Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, và  bị giam tại nhà tù Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai, Việt Nam).

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Vui thật là vui


Nhân dịp đám cúng giỗ ở nhà của tù nhân tôn giáo Nguyễn văn Lía, nhờ gia đình mời rộng mà tôi được gặp nhiều anh em có mang trong người dòng máu đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cho PGHH, tay bắt mặt mừng vui rất là vui! Thật cảm mến nhân tình, có những vị từ những huyện tỉnh xa cũng đến; tưởng chừng như có sự sắp đặt của đấng thiêng liêng để chúng tôi có dịp ngồi lại với nhau ăn uống vui chơi giả bày tâm sự, đồng thời bàn qua vấn đề làm thế nào cho Phật Giáo Hòa Hảo đủ mạnh vượt qua những khó khăn chưa vượt được. Để làm nên công ích nầy chúng tôi đi đến thống nhứt ý kiến là mỗi người trong chúng ta hãy từ từ hạ bớt rào cảng của chính mình thì sự sinh hoạt PGHH sẽ không bị bế tắc.
Hiện nay sức mạnh của PGHH đã có rồi, nhưng thấy chưa tới đỉnh điểm Đức Thầy treo:

“Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc”.

Xét thấy mức sinh hoạt tôn giáo của chúng ta như vầy là chưa đủ mạnh, cần phải có sự hợp tác chặc chẽ hơn nữa để đem đạo vào đời, vào khắp nhơn loại đại đồng, vừa lòng Thầy Tổ:

“Thỏa dạ Thầy nơi chốn mây rồng,
Đừng chia lìa bắc tổ nam tông…”

Trong niềm vui tươi thân mến bốn người chúng tôi Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Lía và tôi là những tù nhân tôn giáo đồng mời nhau chụp hình kỹ niệm.
3 giờ sáng 6/12/2015
 
Ông Nguyễn Văn Thơ, ông Nguyễn Văn Điền, ông Nguyễn Văn Lía và ông Lê Minh Triết

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Bản Tuyên Bố Chung về Dự Thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của Việt Nam

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự ký tên dưới đây, cho rằng Dự Thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo (Dự luật) của Việt Nam đang đi ngược lại với quyền tự do tôn giáo hoặc niềm tin.1  Chúng tôi khuyến nghị chính phủ Việt Nam nên tu chỉnh toàn bộ Dự luật này để thực hiện đúng đắn các nghĩa vụ của Việt Nam đối với luật nhân quyền quốc tế. Trong việc tu chỉnh Dự luật chính phủ cần mời gọi sự tham gia góp ý của các cộng đồng tôn giáo hoặc có niềm tin tại Việt Nam, dù họ đã được công nhận hay còn độc lập, và các chuyên gia về luật nhân quyền trong đó có Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự do Tôn giáo hoặc Niềm tin.

Theo phiên bản hiện nay, tự do tôn giáo hoặc niềm tin đã bị Dự luật hạn chế ở quá mức cho phép của những luật nhân quyền quốc tế có tính cưỡng hành đối với Việt Nam. 

Điều 18 khoản 3 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là quốc gia thành viên, đòi hỏi chính quyền phải bảo đảm rằng quyền tự do biểu thị tôn giáo hay niềm tin chỉ có thể bị giới hạn bằng luật, trong trường hợp cần thiết và ở mức độ chừng mực để bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, y tế công cộng, đạo lý, hay những quyền và tự do căn bản của người khác.

Mặc dù Dự luật có ý muốn công nhận “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” và tuyên bố rằng “nhà nước bảo đảm việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người,” nhưng một khi được thông qua thì các điều khoản trong Dự luật sẽ có thể trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu và được dùng để giới hạn quá đáng việc thực hành quyền tự do tôn giáo hoặc niềm tin ở Việt Nam và như thế sẽ kéo dài tình trạng đàn áp hiện tại.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

HỒ SƠ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM - BÀ DƯƠNG THỊ TRÒN

Hồ sơ tù nhân lương tâm

Bà Dương Thị Tròn
Trưởng ban Phụ nữ Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (Thuần túy)
9 năm tù giam vì đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo





Hình bà Dương Thị Tròn (phải) cùng chồng

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

LỄ VU LAN NHỚ MẸ


Kính tặng những ai diễm phúc còn mẹ và ở bên mẹ trong mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu. Kính tặng những người mất mẹ nhưng vì thương tưởng đến mẹ đã làm nên những điều tốt để mẹ không tiếc công sanh thành. Kính tặng những người con Phật noi theo gương hiếu hạnh của Đại Đức Mục Kiên Liên, mỗi lần lễ Vu Lan cầu “phụ mẩu tại đường tăng long phước thọ, phụ mẩu quá khứ trực vãng Tây Phương” (lời Đức Thầy.)

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Chuyến thăm bà Mai Thị Dung của ông Charles Sellers

Chuyến thăm bà Mai Thị Dung của ông Charles Sellers.


Hôm 29/6/2015, ông Charles Sellers có đến thăm ông bà Võ Văn Bửu và Mai thị Dung ở Kinh Thầy Cai, huyện Chợ Mới, An Giang.

“Ông Charles Sellers, Trưởng phòng Chính trị ở Lãnh sự quán Hoa Kỳ vừa vào nhà tôi với cô Trang thông dịch thì đã khen nhà nhỏ ấm áp. Tôi chưa hiểu sự ấm áp của ông ấy nói là gì”.
Chúng tôi mời khách ngồi, ông Charles Sellers nói tiếp: 

Sau lời khen ngợi của ông Charles Sellers, Võ văn Bửu liền đem trưng bày ra hai quyển Giáo Lý của Đức Thầy một quyển dày, một quyển mỏng, giới thiệu:

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền ( bản dịch Tiếng Việt đầu tiên)

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (TNQTNQ) là văn kiện đầu tiên và duy nhất tổng hợp các
nhân quyền trên thế giới. TNQTNQ được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày
10.12.1948 cho nên các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có nghĩa vụ tôn trọng và bảo
vệ các nhân quyền này. TNQTNQ được dịch ra trên 300 thứ tiếng và như thế là văn bản được
các quốc gia trên thế giới chấp nhận rộng rãi nhất. 

TNQTNQ gồm phần dẫn nhập và 30 điều khoản qui định về nhân quyền (số thứ tự được dùng
sau đây cũng là số của điều khoản liên hệ trong TNQTNQ). Phần diễn giải được lấy từ tài liệu
„Simplified version of UDHR“ 
http://www.ohchr.org/Documents/Publications/ABCannexesen.pdf .

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

STANDPOINTS OF
HOA HAO BUDDHISM IN VIETNAM

Reportupdated on April 28, 2015

A.  General Background

Hoa Hao Buddhism (HHB) is a Buddhist branch founded by Prophet Huynh Phu So in 1939 at Hoa Hao Village, Tan Chau District, Chau Doc Province in Vietnam (currently belongs to An Giang Province). HHB is mostly developed in the Mekong Delta and is currently one of the four most popular religions in Vietnam. Before 1975, the number of Hoa Hao Buddhists (HH) was around 7 million. The actual number of HH is yet unknown. According to the Vietnamese government’s statistics, the number of HH at present is 1.5 million.  Thisis a doubtful number as the Vietnamese population has doubled during the past 40 years. Furthermore, the independent HH followers who are not registered in state-sanctioned churcheshave not been taken into account.

After the fall of Saigon in April 1975, the Communist government of Vietnam dissolved the administrative structure and confiscated all properties of the Hoa Hao Buddhist Congregation (HHC). In 1999, the government established another organization bearing the same name "Hoa Hao Buddhist Congregation" and gave this latter organizationa monopoly role. Many HH followers do not accept this new organization, believing its state-sponsored character does not comply with the tradition of HHB. Since then,independent HH followers who do not register with this latter organization have been considered illegal and their activities suppressed without mercy.

Vài suy nghĩ về Phật Giáo Hòa Hảo

Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp. Trước kia đã có lần tôi viết Việt Nam là đại diện cuối cùng của tinh thần nông nghiệp, nhưng nay, sau thời kỳ nhuộm đỏ không biết lúc nào mới dứt, thì không biết điều đó có còn lấy lại được chăng; nhưng về Phật Giáo Hòa Hảo thì tôi tin là sẽ còn được, xét cả về môi sinh lẫn nền đạo lý.

Về môi sinh, thì đây là miền nông nghiệp trù phú nhất nước, với năng xuất gần gấp đôi các nơi (3 triệu tấn lúa cho 1.885.000 mẫu, so với suýt soát 17 triệu tấn cho 17.326.000 mẫu trong toàn quốc). Số dân là hai triệu ở khắp trong 15 tỉnh miền Hậu Giang. Đông nhất là Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong tức là khối lớn, lại thêm đông đặc và được tổ chức thành hàng ngũ rất chặt chẽ, thì dễ đủ sức đương đầu với mọi thử thách, dù cam go đến đâu. Nhất lại về đàng giáo lý thì đã đạt được nét đặc trưng cao nhất có thể. Trên đời mới thấy xảy ra ở đây là một:

Đường tu tiến của con người có thể chia làm ba giai đoạn lớn là Hữu Vi, Vô Vi, và An Vi.

Hữu Vi đi với Địa
Vô Vi đi với Thiên
An Vi đi với Nhân

Ở Địa, nhập thế chuyên về vật thể, thành tựu ở khoa học.
Ở Thiên là xuất thế chuyên về tâm linh, thành tựu ở Huyền niệm.
Ở Nhân là xử thế, chuyên về nhân luân, thành tựu ở Tứ hải một nhà.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Bài học Nhân Quyền từ Cộng hòa Liên Bang Đức

Thục Quyên

Đặc Ủy Chính Phủ về chính sách nhân quyền và viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, ông Christoph Strässer, đã sang thăm và làm việc tại Hà Nội và Saì Gòn từ ngày 3 đến 9.06.2015  để tìm hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam theo đúng lịch trình Toà Đại Sứ Đức đã cho biết.

Christoph Strässer 
© spdfraktion.de (Susie Knoll / Florian Jänicke)

Đặc Ủy Chính Phủ về  Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo là một chức vụ thuộc Bộ Ngoại Giao có trọng trách thi hành điều 1 trong Bộ Luật Cơ Bản (Grundgesetzt) của Cộng Hoà Liên Bang Đức:

Nhân phẩm là bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm là nghĩa vụ của mọi cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân Đức nhận thức rằng, các quyền con người không thể xâm phạm được và không thể chuyển nhượng được là cơ sở của mọi cộng đồng con người, của hòa bình và công lý trên thế giới

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Bản lập trường của các tín đồ tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo độc lập đối với dự thảo 4, luật tín ngưỡng - tôn giáo

Việt Nam, ngày 18 tháng 5 năm 2015
    

·       . Nhận định rằng chính quyền Việt Nam đang thúc đẩy thông qua nhanh chóng Dự thảo 4 của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo;

·        .Tham chiếu Điều 18 về Quyền Tự do Tư tưởng, Tự do Lương tâm hay Tự do Tôn giáo của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế của Liên Hiệp Quốc và của Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là một thành viên;

·       . Đồng tình với các khuyến nghị về tự do tôn giáo đối với Việt Nam được các quốc gia thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ nêu lên tại Thủ tục Kiểm tra Định kỳ Phổ Quát (UPR) vào năm 2014;

·     . Đồng tình với các khuyến nghị của Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc (SR-FORB) vào năm 2015;

Chúng tôi, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (độc lập) tại Việt Nam, cực lực phản đối và bác bỏ Dự thảo 4 của Luật Tín ngưỡng,Tôn giáo (DLTNTG4) vì nó là công cụ để pháp chế hóa sự bắt bớ, đàn áp, kiểm soát và giới hạn quyền tự do tôn giáo đang xảy ra từ 40 năm qua trên đất nước này. Rõ ràng DLTNTG4 đã vi phạm ICCPR và không lưu ý đến những khuyến nghị của UPR và SR-FORB để cải thiện quyền tự do tôn giáo vì:

1.    DLTNTG4 đưa ra những định nghĩa rất hẹp hòi về  tín ngưỡng, tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo ...(điều 3, DLTNTG4) và tránh né công nhận “quyền tự do đi theo một tín ngưỡng/tôn giáo tự chọn“ như là một nhân quyền tuyệt đối. Với định nghĩa nói trên DLTNTG4 sẽ tiếp tục kỳ thị và loại bỏ nhiều tín ngưỡng/tôn giáo đã có mặt lâu đời hay mới xuất hiện tại Việt Nam.

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Chuyện một người tù lương tâm

Nghe tin Mai Thị Dung được thả tù về, tôi muốn đi thăm mà xem mòi không thể tự mình lái xe đi được. Mấy hôm trong người ghiền bệnh, không khỏe, đã không học đọc được trang sách nào tôi còn làm biếng luôn các sự sinh hoạt cần thiết cho bản thân và nhà cửa như tắm giặt, quét dọn, nấu ăn. Nhưng từ tôi tới nhà Mai Thị Dung cách rất xa, xe Honda tay lái ngon ngon cũng mất nửa tiếng đồng hồ thế mà tôi không làm biếng mới lạ, tôi gọi điện nhờ cháu Ngoãn đến chở tôi đi cùng.

Chúng tôi dừng xe trước đường, qua sân trống, nhìn vào nhà có khoảng hơn mươi người khách đến thăm. Tôi vào nhà chào hỏi, ngồi một chút thôi thì kẻ đến người về, tiếng chào hỏi, tiếng nói cười rộn rịp.

Dung đi tù suốt mười năm, tôi theo dõi tinh thần và sức khỏe của Dung qua sự hỏi han những thân nhân đi thăm gặp. Biết Dung bệnh tật và gầy gò, án phạt 11 năm sợ chưa ở được một phần ba mức án thì bệnh khẳm không chữa nỗi. Theo những thông tin đó, nhiều người quen thân đã không tin Dung có thể sống sót trở về sau khi thi hành xong mức án. 
Gia đình đưa Dung đi khám bệnh tại bệnh viện

Trong thời gian Dung tù đày xa xứ, những lời chê bai, đàm tiếu, lánh xa sự qua lại với gia đình Dung Bửu, ai nghe chuyện cũng rất là buồn. Dung về được bà con đến thăm một cách náo nhiệt, lời đàm tiếu không bằng sự thật, sự hiện diện không phải đã xóa án tích của những lời chê bai rồi sao.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Thông cáo báo chí

An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2015

Thông cáo báo chí

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2015, tù nhân chính trị Mai Thị Dung đã được trả tự do vô điều kiện, gần 16 tháng trước khi mãn án tù. Bà Mai Thị Dung, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), đã bị kết án 11 năm tù với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Công an đã đưa bà Mai Thị Dung từ trại giam Thanh Xuân (Hà Nội)  về đến gia đình tại tỉnh An Giang vào lúc 18:30 ngày 17 tháng 4 năm 2015. Tình trạng sức khỏe bà Mai Thị Dung hiện rất yếu.

Bà Mai Thị Dung được dìu vào nhà vì sức khỏe rất yếu

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Báo cáo viên đặc biệt LHQ – ông Heiner Bielefeldt báo cáo về tình hình Tôn giáo và Tín ngưỡng tại Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ

Vào ngày 11/3/2014, ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên đặc biệt LHQ về tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đã có bài phát biểu về tình hình Tôn giáo tại Việt Nam trong đó nêu lên tình trạng vi phạm quyền tự do Tôn giáo, tín ngưỡng của chính quyền Việt Nam đối với các tín đồ Tôn giáo độc lập (không đăng ký) tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, Thụy sỹ.

Tháng  7/2014, ông Heiner Bielefeldt đã có chuyến công du đến Việt Nam. Ông tiếp xúc với các chức sắc tổ chức Tôn giáo do nhà nước Việt Nam kiểm soát, các tổ chức nhà nước quản lý về Tôn giáo và Tín ngưỡng và các tín đồ Tôn giáo độc lập.

Ngày 28/7/2014, trên đường đến thăm các tín đồ PGHH độc lập tại chùa Quang Minh (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và Giáo hội PGHH trung ương (do nhà nước thành lập), phía chính quyền địa phương đã có những hành động vi phạm đến sự an toàn và bảo mật của chuyến đi. Mặc dù ông Heiner Bielefeldt đã thông báo đến các viên chức công an và bộ Ngoại giao đi cùng, nhưng tình hình không được cải thiện, do đó ông Heiner Bielefeldt đã ngưng chương trình toàn bộ việc thanh sát và trở về Sài Gòn.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

MỘT TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VỪA RA TÙ

Thâm (mặc áo lam) và người thân trong gia đình

Tu sỹ Bùi Văn Thâm rời nhà tù Xuân Phước ( tỉnh Phú Yên ) vào ngày 26/1/2015 sau khi bị giam 2 năm 6 tháng tù.Thâm bị bắt ngày 26/7/2012 khi trên đường đi bán "giá sống" vào lúc 5 giờ sáng, hàng chục công an mật vụ đã “bắt cóc” Thâm, họ nhét chanh  vào miệng , bẻ tay sau lưng rồi giải về đồn công an, gần 10 ngày sau gia đình mới biết nơi giam giữ Thâm.

Sau đó, Thâm bị gán cho tội danh "chống người thi hành công vụ", tòa án tỉnh An Giang đã kế tán Thâm 2 năm 6 tháng tù giam. Tháng 9/2013, Thâm bị chuyển ra nhà tù Xuân Phước (A20), tỉnh Phú Yên cách nhà gần 800 km.

Gia đình của Thâm có 3 người bị bắt và bị kết án chỉ vì thành lập đạo tràng PGHH tại huyện An Phú, tỉnh An Giang để khuyến khích bà con hàng xóm tu học. Ông Bùi Văn Trung, cha của Thâm đang bị giam tại trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) và Nguyễn Văn Minh, anh rể của Thâm đang bị giam tại trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương).

Thanh Mai

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

HỒI ỨC VỀ SINH HOẠT TÔN GIÁO

Chỉ còn một hôm nữa thôi là đến đại lễ kỹ niệm Ngày đản sanh Đức tôn sư Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) 25/11 âm lịch hàng năm. Nếu như vào thời điểm trước 30/4/1975 thì không khí lễ tưng bừng lên với những khán đài, cổng tam quan, hoa đăng xa sắc màu lộng lẫy diễu hành trên đường làng với những tấm băng treo đề “MỪNG ĐẠI LỄ” và các Ban Trị Sự địa phương bất cứ là địa phương nào cũng phải tề tựu đến “hội quán” cùng nhau săn sóc ngày đại lễ. “Đọc giảng đường” thì có ban Đọc giảng viên trực thuộc ban Phổ thông giáo lý đến đọc phóng thanh Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy.
Đọc giảng đường của PGHH trước năm một 1975,nay chỉ còn là một phế tích
hoang tàn do chính sách kì thị tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam (1)

Những diễn cảnh êm đẹp đó bây giờ chỉ còn là hồi ức khôn nguôi đối với những tín đồ cao tuổi.30/04/1975 tạo nên một biến cố chính trị đưa các tôn giáo đến bờ vực thẩm trong đó PGHH có thể chịu nặng hơn hết.Chỉ một tiếng lệnh đã xô đổ các cơ sở của tôn giáo không gượng được. Hôm đi trên đường xa tôi chạm mắt một Đọc Giảng Đường PGHH cũ kỹ tàn tạ bị bao bít rịt bởi nhà và cây trồng.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

MẦM NON PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Tuần trước tôi nhận được tin yêu cầu viện trợ 20 chiếc áo choàng màu dà lễ cúng Phật dành cho độ tuổi từ 6 đến 12 và 30 xâu chuỗi hạt để tập Niệm Phật qua cách lần chuỗi. Tôi mừng lắm vì gần đến ngày đại lễ đản sanh Đức Thầy mà tôi làm được việc lớn. Lòng tôi chợt nghe âm ba của tiếng niệm Phật dễ thương từ các cháu bé vọng về. Tôi vui mừng đến đổi mặc kệ các em bé đó ở đâu, con ai, mà thương thì cứ thương, không cần đẹp xấu. Các em mới có chừng ấy tuổi mà biết kính Phật tu hành là đẹp đẽ hơn tôi, hồi còn ở cái tuổi đó tôi nào biết tu hành là gì.

Khi biết các em ở đảo Phú Quốc, tôi thầm cám ơn Trời Đất xứ đảo duyên sinh những em bé còn là gót sen son thì đã mến mộ tu hành. Mặc áo choàng dà ngồi xếp bằng niệm Phật, dễ thương quá đi! Cổ tay đeo chuổi hạt, ngón tay bấm lần chuỗi hạt, tôi hình dung, đẹp hơn cả bức tranh.
Huấn luyện mầm non ngồi bán già niệm Phật

Xứ tôi không xa vùng “Thánh Địa Hòa Hảo”, chỉ cách một dòng sông, nơi được tiếp nhận nguồn đạo Phật Giáo Hòa Hảo rất sớm qua những Ông cụ đầu tàu gương mẫu như nhà ông Lâm Thơ Cưu (Chủ Cưu), ông Lâm Thế Xương, ông Nguyễn Văn Dứt (bác Bảy Dứt), ông Lê Văn Khuyên (bác Hai Khuyên) đã gây giống duyên PGHH sang sông cho định cư trên đất “Cù Lao Ông Chưởng” Tổng Định Hòa. Điều nầy phải chăng đã ứng hợp với “Kim Cổ Kỳ Quan” của Ông Ba Nguyễn Văn Thới:

“Tổng Định Hòa người tới dẩy đầy
Thuyền chèo mát mái đến rày Kiến An”.

CHÙA THỚI SƠN

Cảnh sân chùa Thới Sơn,xã Thới sơn,huyện Tịnh Biên,tỉnh An Giang

Rời Giồng Cát, theo chương trình thì đoàn đi thẳng về Ông Thẻ số 3 tại chùa Bồng Lai nằm cập bên kia sông kinh Vĩnh Tế cách thị xã Châu Đốc khoảng mười cây số về hướng tây nam. Nhưng qua tuyến đường dài mà trời cuối thu sao lại quá nắng nóng, áp suất đã làm một số tay lái bị ngủ gục, loạn hoạn trên đường đến phải ngừng xe mà kêu hú hồn hú vía. Trưởng đoàn Phùng văn Chói sợ sự rủi ro làm mất hứng chuyến tham quan, kêu chận hết các chiếc xe trong đoàn vào một quán nước có nhiều võng. Uống nước nằm câu giờ cho con buồn ngủ nó sức ra, tỉnh hẳn mới đi tiếp. Uống một tiệc nước nhẹ mà thời gian rút ngắn hơn tiếng đồng hồ trong khi đường dài thì vẫn dài. Phối kiểm tuyến đường và thời giờ còn lại trong ngày là quá ốm, nếu có đến nghỉ đêm ở chùa Bồng Lai, các xe phải tăng nhanh tốc độ mới kịp trước khi trời tối. Điều nầy thật sự là hơi khó, mười ba chiếc xe lẽ đâu lại không có một vài chiếc không có khả năng chạy nhanh. Hơn nữa, nếu cho xe tăng nhanh tốc độ thì tính an toàn không cao:

1, Vượt ngoài giới hạn kiểm sát, tay lái có thể dẫn đến điều không may, bên cạnh đó thì công an giao thông sẽ không tha cho những tay lái vượt quá tốc độ cho phép.

2, Có một số tay lái mang bệnh chứng chạy chậm, ai gấp gáp cỡ nào thì xe của họ cũng đi từ ba mươi đến bốn mươi cây số là cùng.