Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền ( bản dịch Tiếng Việt đầu tiên)

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (TNQTNQ) là văn kiện đầu tiên và duy nhất tổng hợp các
nhân quyền trên thế giới. TNQTNQ được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày
10.12.1948 cho nên các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có nghĩa vụ tôn trọng và bảo
vệ các nhân quyền này. TNQTNQ được dịch ra trên 300 thứ tiếng và như thế là văn bản được
các quốc gia trên thế giới chấp nhận rộng rãi nhất. 

TNQTNQ gồm phần dẫn nhập và 30 điều khoản qui định về nhân quyền (số thứ tự được dùng
sau đây cũng là số của điều khoản liên hệ trong TNQTNQ). Phần diễn giải được lấy từ tài liệu
„Simplified version of UDHR“ 
http://www.ohchr.org/Documents/Publications/ABCannexesen.pdf .

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

STANDPOINTS OF
HOA HAO BUDDHISM IN VIETNAM

Reportupdated on April 28, 2015

A.  General Background

Hoa Hao Buddhism (HHB) is a Buddhist branch founded by Prophet Huynh Phu So in 1939 at Hoa Hao Village, Tan Chau District, Chau Doc Province in Vietnam (currently belongs to An Giang Province). HHB is mostly developed in the Mekong Delta and is currently one of the four most popular religions in Vietnam. Before 1975, the number of Hoa Hao Buddhists (HH) was around 7 million. The actual number of HH is yet unknown. According to the Vietnamese government’s statistics, the number of HH at present is 1.5 million.  Thisis a doubtful number as the Vietnamese population has doubled during the past 40 years. Furthermore, the independent HH followers who are not registered in state-sanctioned churcheshave not been taken into account.

After the fall of Saigon in April 1975, the Communist government of Vietnam dissolved the administrative structure and confiscated all properties of the Hoa Hao Buddhist Congregation (HHC). In 1999, the government established another organization bearing the same name "Hoa Hao Buddhist Congregation" and gave this latter organizationa monopoly role. Many HH followers do not accept this new organization, believing its state-sponsored character does not comply with the tradition of HHB. Since then,independent HH followers who do not register with this latter organization have been considered illegal and their activities suppressed without mercy.

Vài suy nghĩ về Phật Giáo Hòa Hảo

Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp. Trước kia đã có lần tôi viết Việt Nam là đại diện cuối cùng của tinh thần nông nghiệp, nhưng nay, sau thời kỳ nhuộm đỏ không biết lúc nào mới dứt, thì không biết điều đó có còn lấy lại được chăng; nhưng về Phật Giáo Hòa Hảo thì tôi tin là sẽ còn được, xét cả về môi sinh lẫn nền đạo lý.

Về môi sinh, thì đây là miền nông nghiệp trù phú nhất nước, với năng xuất gần gấp đôi các nơi (3 triệu tấn lúa cho 1.885.000 mẫu, so với suýt soát 17 triệu tấn cho 17.326.000 mẫu trong toàn quốc). Số dân là hai triệu ở khắp trong 15 tỉnh miền Hậu Giang. Đông nhất là Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong tức là khối lớn, lại thêm đông đặc và được tổ chức thành hàng ngũ rất chặt chẽ, thì dễ đủ sức đương đầu với mọi thử thách, dù cam go đến đâu. Nhất lại về đàng giáo lý thì đã đạt được nét đặc trưng cao nhất có thể. Trên đời mới thấy xảy ra ở đây là một:

Đường tu tiến của con người có thể chia làm ba giai đoạn lớn là Hữu Vi, Vô Vi, và An Vi.

Hữu Vi đi với Địa
Vô Vi đi với Thiên
An Vi đi với Nhân

Ở Địa, nhập thế chuyên về vật thể, thành tựu ở khoa học.
Ở Thiên là xuất thế chuyên về tâm linh, thành tựu ở Huyền niệm.
Ở Nhân là xử thế, chuyên về nhân luân, thành tựu ở Tứ hải một nhà.