Nhân Quyền

Chương trình bảo vệ người Hoạt động Nhân Quyền của Quốc hội Liên bang Đức.(1)


Thục Quyên

Trong khuôn khổ chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức, một chương trình hiện cũng được áp dụng cho những người Hoạt động Nhân quyền, ông Martin Patzelt, dân biểu thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức, đã ra thông báo về việc sang Việt Nam để quan sát phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh (anh ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Sau đây là những nét chính của chương trình này.

Ngày 25/11/2003 Quốc hội Liên Bang Đức đã chấp thuận dự kiến chung của 4 chánh đảng: Đảng Dân chủ Xã hội Đức (gọi tắt: SPD),Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)/ Liên minh xã hội Thiên chúa giáo(CSU), Liên minh 90/ Đảng Xanh, và Đảng Dân chủ tự do (FDP), xúc tiến chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ mà sau này được mở rộng áp dụng cho cả những người Hoạt động Nhân quyền không phải là dân biểu. 

Theo đó, Quốc hội Đức cam kết hỗ trợ các tổ chức đồng thời giúp đỡ bảo vệ những nhà Hoạt động Nhân quyền đang bị đe dọa.


Quốc hội Liên bang Đức nhận định:

Những nhà hoạt động để thực hiện và bảo vệ Nhân quyền tại các nước nơi quyền con người đang bị xâm phạm, thường phải chấp nhận đối đầu những nguy cơ rất lớn. Nhưng nếu không có sự can đảm và  kiên trì của họ thì tình trạng nhân quyền trên thế giới sẽ thật ảm đạm. 

Đó là những luật gia đang đấu tranh trong nước của họ chống lại tình trạng những vi phạm Nhân quyền không bị trừng phạt, và đang giúp đỡ các nạn nhân của sự độc đóan lạm quyền nhà nước. Họ là những nhà báo đang tố cáo các tội ác có sự tham dự của chính phủ hoặc quân đội, là những bác sĩ đang chăm sóc các nạn nhân bị tra tấn và lên tiếng đòi hỏi thủ phạm phải chịu trách nhiệm. Họ cũng còn là những công đoàn viên, những đại diện các tôn giáo hay các cộng đồng tôn giáo, những thành viên các nhóm bản địa, các đảng chính trị và các tổ chức phi chính phủ.

Chính những người bênh vực quyền của người khác lại thường trở thành nạn nhân của những vi phạm Nhân quyền. Những chỉ trích (sự sai trái) của họ biến họ thành những cái gai trước mắt các cơ quan nhà nước tại các quốc gia có vấn đề về hiến pháp cũng như trước các tập hợp vũ trang.

Những nhà Hoạt động Nhân quyền và gia đình họ do đó bị vu khống, đe dọa, trục xuất, bị tùy tiện bắt giữ, kết án về các hoạt động "nổi loạn", bị tra tấn thể xác và tâm lý , thậm chí bị sát hại. Có những người "không thích hợp"  mãi mãi "biến mất".

Quốc hội Liên bang Đức xin bày tỏ sự kính trọng sâu đậm đối với tất cả những nhà hoạt động nam và nữ, đang can đảm tranh đấu bảo vệ Nhân quyền ngay trong những tình huống chính trị khó khăn tại đất nước họ.

Nghị quyết

Quốc hội Liên bang Đức sẽ nỗ lực ủng hộ chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu" và sẽ hợp tác chặt chẽ với "Liên minh Nghị viện Thế giới"( IPU, Inter-Parliamentary Union).

Việc bênh vực những Người Hoạt động Nhân quyền là yếu tố quan trọng của một chính sách Nhân quyền đáng tin cậy. Các dân biểu ngoài việc đóng góp với tư cách là thành viên Quốc hội Liên bang Đức, còn cam kết tham gia đẩy mạnh chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu" bằng cách:

- Qua những bản kiến nghị hoặc qua những cuộc đàm phán với những nhà cầm quyền, kêu gọi lưu tâm tới những nhà Hoạt động Nhân quyền đang bị đe dọa hay bắt giữ, và đòi hỏi bảo vệ cũng như  trả tự do cho họ.

- Bày tỏ sự cảm kích với sự dấn thân của nhà Hoạt động Nhân quyền bằng tiếp xúc cá nhân, viếng thăm tại nơi giam giữ, quan tâm tới qúa trình xét xử, tham gia quan sát những buổi xét xử.

- Nhận đỡ đầu cho những nhà Hoạt động Nhân quyền

Quốc hội Liên bang Đức kêu gọi Chính phủ Liên bang Đức 

1. Loan báo và thực hiện toàn cầu tuyên bố của Liên hiêp quốc về sự che chở Người Hoạt động  Nhân quyền.

2. Cùng với các đối tác trong Liên minh Âu châu, tiếp tục ủng hộ  công việc của đặc phái viên LHQ về Nhân quyền Hina Jilani và đặc biệt là việc thực hiện những đề nghị cuả bà trong các báo cáo lần thứ 58 và 59.

3. Cộng tác với những tổ chức bảo vệ những Người Hoạt động Nhân quyền.

4. Phát huy việc thành lập những hệ thống tư pháp độc lập để chống lại những vi phạm không bị trừng phạt; đòi hỏi và tích cực góp sức điều tra những vi phạm Nhân quyền.
5. Hỗ trợ các dự án của các Quỹ chính trị Đức cũng như các tổ chức phi chính phủ và tổ chức tôn giáo địa phương. Giúp họ thiết lập và phát huy những cấu trúc xã hội dân sự để bảo vệ quyền con người.

6. Thông qua các cơ quan ngoại giao Đức , xử dụng tất cả những biện pháp, ngay cả những biện pháp không theo quy ước trong trường hợp cấp bách, để bảo vệ người Hoạt động Nhân quyền.

7. Sát cánh với những đối tác trong Liên minh Âu châu để tìm biện pháp bổ sung bảo vệ những người Hoạt động Nhân quyền.

8. Xử dụng quy định phù hợp luật tỵ nạn hiện hành để có thể nhanh chóng nhận người Hoạt động  Nhân quyền tạm thời được hưởng sự che chở tại Cộng hòa Liên bang Đức.

9. Thường xuyên báo cáo cho Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức về những chính trị gia bị đe dọa vì dấn thân cho Nhân quyền, hoặc khi họ bị ngăn chặn thực hành nhiệm vụ của họ.

--------------------------------------------------------------------------------


Dân trí và đạo đức Việt Nam ra tòa.

Thục Quyên
Tuấn trong phiên tòa sơ thẩm.

Ngày 02/3/2016 toà án Long An sẽ xử phúc thẩm (lần 2) em Nguyễn Mai Trung Tuấn, theo tin trên Facebook của luật sư Nguyễn văn Miếng, một trong 9 luật sư nhận cãi miễn phí cho em (1).

  • Bị can là một trẻ vị thành niên sanh năm 31/3/2000 nghĩa là chưa đủ 16 tuổi.
  • Em không được thông báo ngày phải ra tòa.
  • Và các luật sư của em phải thân chinh đến toà án để được nghe một thư ký tòa hình sự xác nhận ngày xử và tên ông chánh án.

Đó là sơ lược tình trạng một vụ án tại nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nước hãnh diện là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công Ước Quyền Trẻ Em. Các ủy viên trung ương đảng Cộng sản Vũ đức Đam (Phó Thủ tướng Chính phủ) và Phạm thị Hải Chuyền (Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội) đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ủy quyền phối hợp các bộ, ngành liên quan để tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm phê chuẩn Công ước tại Hà Nội ngày 20/12/2015  vừa qua.

Trích báo Nhân dân Điện tử, tự xưng là cơ quan trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam :(2)                                                                                     

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Công ước là một văn kiện quốc tế mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Trong suốt 25 năm qua Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi các nghĩa vụ thành viên Công ước và đạt được nhiều kết quả thực chất trong việc cải thiện đời sống của hàng triệu trẻ em Việt Nam. Kết quả này có được trước hết là do cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong thực thi Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.
Trích vài đoạn trong Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em (3)
............
Nhắc lại rằng, trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng, trẻ em có quyền được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt;

Tin tưởng rằng, gia đình, với ý nghĩa là tế bào xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần được sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng;

Thừa nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông;

Xét rằng, trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để có thể sống một cuộc sống riêng trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết;

Ghi nhớ rằng, sự cần thiết phải dành cho trẻ em sự chăm sóc đặc biệt là một yêu cầu đã được khẳng định trong Tuyên bố Geneva về quyền trẻ em năm 1924.................

Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên bố về quyền trẻ em, ”trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”;

Phần I điều 3:
1. Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.

2. Các Quốc gia thành viên cam kết bảo đảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của các em, có tính đến những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hay những cá nhân khác có trách nhiệm pháp lý đối với trẻ em và nhằm mục đích đó, sẽ tiến hành mọi biện pháp lập pháp và hành pháp thích hợp.

3. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức khỏe, về số lượng và tính phù hợp của đội ngũ nhân viên các cơ quan đó, cũng như về sự giám sát trình độ chuyên môn.

Phần I điều 6
1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống.

2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Phần I điều 16
1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.

2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.
Phần I điều 27

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em được có mức sống thích đáng để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.

2. Cha mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ hay những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em có trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo đảm các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em theo năng lực và khả năng tài chính của mình.

3. Các Quốc gia thành viên, phù hợp với điều kiện của nước mình và trong phạm vi các phương tiện sẵn có của mình, phải thi hành các biện pháp thích hợp để giúp đỡ các bậc cha mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này, và trong trường hợp cần thiết, phải thực hiện những chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt là về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở.

4..........

Phần I điều 37
Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng:

1. Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng được phóng thích;

2. Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;

3. Mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng phẩm giá vốn có của con người, theo cách thức có tính đến các nhu cầu của những người ở lứa tuổi các em. Đặc biệt, mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với người lớn, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ mà không nên làm như vậy, và các em phải có quyền duy trì sự tiếp xúc với gia đình qua thư từ và các cuộc viếng thăm, trừ những trường hợp ngoại lệ;

4. Mọi trẻ em bị tước tự do có quyền được nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý và những trợ giúp thích hợp khác, cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước tự do đó trước một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư khác và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ hành động nào như vậy.

Phần I điều 40
1. Các Quốc gia thành viên Công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hòa nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội
...............................

Toà án lương tâm của riêng từng người.

Lọai toà án cao cả nhất trên thế gian này là toà án lương tâm của từng người.

Mọi bất công xã hội, tham nhũng, cướp đất, cướp của, hà hiếp......., không duy nhất do sự tàn ác điêu xảo của đảng Cộng sản Việt Nam. Một dúm 4 triệu đảng viên không thể vô cớ mà có thể hoành hành trên đầu trên cổ của 90 triệu dân.

Tại chúng ta dốt, tại chúng ta ích kỷ, tại chúng ta hèn yếu, tại chúng ta cầu an, tại chúng ta nhầm lẫn, tại chúng ta thua chạy. Nên những đứa trẻ Việt Nam ngày nay đang lớn lên trong một môi trường bệnh hoạn, không được tới mức tạm đủ dinh dưỡng, quần áo, nhà ở, trong khi về mặt tinh thần thì bị hà hiếp, ngày ngày chứng kiến cảnh cướp của, đánh người!

Ai là những người lớn thừa ăn thừa mặc, sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ hay cả bắt tay với tội ác để mưu đồ  tư lợi, mà dám kết tội một đứa trẻ bị dồn vào chân tường chỉ biết châu chấu đá voi, mong chống chỏi lại sự tàn bạo đang ập vào đầu gia đình mình?

Ai là những kẻ vô đạo đức có thể đứng chứng kiến cha mẹ mình bị đánh đập mà không xả thân vào chống đỡ, để cao giọng bắt tội bạo động?

Em Tuấn chỉ vỏn vẹn liều thân gầy yếu để tự vệ bằng phương tiện có trong tay!

Đây là lúc mà dân trí và đạo đức Việt Nam bị đưa ra xét xử!

Để coi gần 90 triệu dân trong nước có nuốt nhục, bỏ mặc cho đứa trẻ này bị vùi dập hay không?

Cũng xin các ông bà ở xa, không bị khó đến thân, đừng bẻ cong sự thật, biến sự tự vệ trong tuyệt vọng của một trẻ nhỏ thành một sự tranh đấu chống độc tài qúi vị mong muốn, cổ võ, nhưng không tự làm.

Tuấn chỉ mong được sống như một con người.
 _________________________________________________________________________________
(1) Theo LS Trần bá Học cho biết trên facebook của ông, chín luật sư cãi miễn phí cho Nguyễn Mai Trung Tuấn:
1. Luật sư Dương Phi Anh
2. Luật sư Lê Quang Hiến
3. Luật sư Trần Bá Học
4. Luật sư Lê Thị Minh Nhân
5. Luật sư Nguyễn Văn Miếng
6. Luật sư Trần Hồng Phong
7. Luật sư Nguyễn Tấn Thi
8. Luật sư Trần Văn Thanh
9. Luật sư Phùng Thanh Sơn
Địa chỉ liên hệ chung: 843 Lê Hồng Phong, P.12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh.

---------------------------------------------------------------------------------

Báo cáo của Ủy hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ
LTS: Cuối tháng 8 năm 2015, phái đoàn của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã thực hiện chuyến thị sát để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Phái đoàn đã tiếp xúc một số cộng đồng tôn giáo độc lập, trong đó có Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài. Ngày 19 tháng 2 vừa qua, 2 thành viên của phái đoàn phổ biến bản tường trình về chuyến thị sát. Ngày 18-21 tháng 2 vừa qua, nhân sự của Uỷ Hội lại có cơ hội tiếp xúc với thành viên của cộng đồng Phật Giáo Khmer Krom, cộng đồng Hồi Giáo Chăm, và Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài đến từ Việt Nam, tại Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Á Châu được tổ chức ở Đài Loan. Dưới đây là bản dịch Việt ngữ của bản tường trình của phái đoàn. Bản gốc tiếng Anh: http://www.uscirf.gov/news-room/op-eds/america-magazine-report-vietnam
PHÚC TRÌNH TỪ VIỆT NAM
Tác giả: Thomas Reese và Mary Ann Glendon1
[Bản dịch Việt ngữ của BPSOS]
Dưới đây là bài Xã Thuyết đăng trên tạp chí America
của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ số ra ngày 19, tháng 2, 2016
Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khác biệt hẳn so với 40 năm về trước.  Đây là thông điệp mà chúng tôi liên tục nghe được trong chuyến đi vừa qua tại Việt Nam. Các tín hữu Việt Nam cho biết, một mặt là tự do tôn giáo đã được mở rộng trong bốn thập niên vừa qua.  Mặt khác, họ tin rằng nhiều viên chức chính phủ vẫn hiểu lầm về tôn giáo và vai trò tích cực mà tôn giáo có thể đóng góp cho xã hội, thay vào đó họ vẫn bám víu vào những nỗi lo sợ đã lỗi thời và có thành kiến ​​về quyền tự do thực hành đức tin của mọi người.
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hạn chế tối đa quyền tự do tôn giáo bằng nhiều cách khác nhau, như lệnh cấm toàn diện các tổ chức tôn giáo và các sinh hoạt của họ.  Hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chống đối cuộc cách mạng của Cộng Sản, vì sợ rằng những gì sẽ xảy ra nếu những người Marxist vô thần lên nắm chính quyền.  Sau chiến tranh, các cuộc tắm máu như dự đoán đã không xảy ra, nhưng chính quyền mới đã tịch thu tài sản của tôn giáo, bỏ tù nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và áp bức các tín đồ.  Đặc biệt là các Kitô hữu được họ xem như là công cụ áp chế của nước ngoài, trong khi các thành viên của một số các tôn giáo địa phương, như đạo Cao Đài, được chính quyền nhắm đến vì trong quá khứ  họ có quân đội chống lại Cộng Sản.
Lm Reese và cựu Đs Glendon và các thành viên của KNS Đạo Cao Đài, ngày 25 tháng 8, 2015 (ảnh KNS)


Tình trạng hiện nay tuy có khá hơn, nhưng Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua trước khi đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế mà quốc gia này đã chính thức chấp nhận, như Điều 18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong khi đó, chế độ đã chuyển từ tình trạng đàn áp tôn giáo toàn diện sang trạng thái nhà nước kiểm soát, họ tạo ra một tổ chức Phật Giáo quốc doanh và một tổ chức Cao Đài quốc doanh. Những người tiếp tục hành đạo trong các tổ chức tôn giáo độc lập, không được chính quyền thừa nhận, đã bị cấm đoán và đôi khi bị "loại ra khỏi đạo" bởi các giới chức thuộc tôn giáo quốc doanh. Điều này đã khiến họ trở thành những kẻ "bất đồng chính kiến" với tôn giáo của họ và với nhà nước.  Công giáo đã tránh được trường hợp buộc phải đồng thuận để tham gia vào một tổ chức tôn giáo quốc doanh như Hiệp Hội Yêu Nước ở Trung Quốc, nhưng chính phủ vẫn lưu tâm đến việc kiểm soát các giáo sĩ và tiếp tục đóng vai trò trực tiếp trong việc chấp thuận các ứng viên vào chức Giám Mục do Vatican chọn lựa.
Một Tình Trạng Phức Tạp
Để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại, chúng tôi đã đến thăm Việt Nam vào cuối tháng Tám (vừa qua) với tư cách  thành viên trong phái đoàn của Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Uỷ Ban này đã được hình thành qua Đạo luật về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 để theo dõi tình trạng về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, hay tín ngưỡng ở nước ngoài, và trình các khuyến nghị độc lập về chính sách lên Tổng Thống, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ. Những gì mà phái đoàn tiếp nhận được sẽ trở thành một phần của phúc trình chính thức của Uỷ Ban - thí dụ như trong báo cáo thường niên về tự do tôn giáo của Uỷ Ban.
Tình hình tôn giáo ở Việt Nam rất phức tạp và đôi lúc rất khó hiểu. Một mặt, các nhà thờ Công giáo với đông người đến dự lễ và lời kêu gọi tu trì được đáp ứng dồi dào; gần đây chính phủ đã cấp giấy phép cho Công giáo được thành lập một trường đại học về thần học ở miền Nam.  Những tín hữu Công giáo còn có thể làm việc cho chính phủ, và  có không ít trường hợp đảng viên gửi con đến các chương trình giáo dục mầm non Công Giáo hoặc nhập học vào các trường đại học Công giáo tại Hoa Kỳ.
Mặt khác, chúng tôi đã nghe được các báo cáo đáng tin cậy, phản ảnh qua các sự việc mà Uỷ Ban đã thu nhận được trong qúa khứ, như công an thường xuyên quấy rối và tấn công các tín đồ thuộc các tổ chức tôn giáo độc lập, không đăng ký, trong đó có nhiều nhà thờ thuộc Giáo Hội Tin Lành.
Nói chung, Giáo hội Công Giáo ít có vấn đề với chính phủ hơn là các nhà thờ Tin lành; các nhóm tôn giáo do nhà nước bảo trợ hoạt động mạnh hơn so với các nhóm tôn giáo độc lập, và các tôn giáo đã đăng ký hoạt động ít bị cản trở hơn so với những nhóm không đăng ký.
Để được xem là hợp pháp, các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, mà nếu không đăng ký thì họ bị coi là bất hợp pháp và không được thuê mướn hoặc sở hữu tài sản. Thủ tục đăng ký đòi hỏi tổ chức tôn giáo phải báo cáo số hội viên, nhóm lãnh đạo, tín ngưỡng và các sinh hoạt của họ. Ngay cả đối với các tổ chức đã đăng ký, nhiều hoạt động vẫn cần phải xin phép chính quyền địa phương, cấp tỉnh và/hoặc cấp quốc gia. Thí dụ, nếu một nhóm muốn mở một nhà thờ mới, hoặc di chuyển một vị giáo sỹ quản nhiệm từ một nhà thờ này đến nhà thờ khác, thì họ cần có sự chấp thuận của chính phủ.
Nhưng ngay cả sự chấp thuận của chính phủ cũng không giải quyết được tất cả các vấn đề. Thí dụ, một nhóm đã được giấy phép mở một nhà thờ khác nhưng gặp khó khăn trong việc thuê nhà vì chủ nhà không muốn có sự xem xét, dòm ngó của công an do sự hiện diện của một nhà thờ trên tài sản (đất đai) của họ.
Chính phủ Việt Nam hiện đang soạn thảo một đạo luật mới để quản lý tôn giáo. Trước khi đến Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu dự thảo thứ tư, trong đó phần lớn những gì đã được thực thi qua các pháp lệnh và nghị định trước đây, nay được đưa vào luật. Dự thảo quy định một số hoạt động tôn giáo khác, ngoài việc đăng ký, phải được chính phủ chấp thuận, gồm có một số điều khoản quy định việc chấp thuận khi các nhóm chọn lựa hoặc thuyên chuyển tu sĩ hoặc  nhân viên phục vụ cho tôn giáo. Thí dụ này cho chúng tôi thấy rõ rệt hơn sau khi một nhóm, mà chúng tôi gặp trong chuyến đi này, cho biết là một nửa các ứng viên mà họ đề cử để trở thành mục sư đã bị chính phủ từ chối.
Trong khi ở Việt Nam, chúng tôi được biết chính phủ hiện đang soạn dự thảo thứ năm, theo đó thì dường như họ đã thay chữ "chấp thuận" bằng chữ "thông báo" trong một số trường hợp. Chính phủ đòi hỏi các nhóm phải thông báo cho chính phủ biết các hoạt động của họ vẫn là một vấn đề.  Tuy thế, mỗi thay đổi ngôn ngữ từ "chấp thuận" sang "thông báo" là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam.
Một số nhóm tôn giáo đã từ chối ghi danh trên nguyên tắc, họ đã chọn lựa sự độc lập cho nhóm họ để không bị chính quyền kiểm soát.  Những nhóm này thường bị công an quấy nhiễu, làm khó. Tình trạng này cũng xảy đến cho các nhóm công khai khiếu nại về những sự bạc đãi mà họ gánh chịu, và sự việc này cũng xảy ra tương tự cho các nhóm bị tố cáo là liên lạc với các cơ quan nước ngoài hay/và các cơ quan bảo vệ nhân quyền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến các Tín hữu
Sau khi lắng nghe các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi kết luận rằng phạm vi và mức độ can thiệp của chính phủ, trong đó đôi khi dùng đến bạo lực, thường phụ thuộc vào một số điều kiện ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức tôn giáo.
Trước tiên, các tổ chức tôn giáo và các cá nhân sẽ gặp các nguy cơ lớn nếu chính quyền tin rằng họ là một mối đe dọa cho chính phủ hay cho Đảng Cộng sản. Óscar Romero, Tổng Giám Mục Công Giáo La Mã đã bị giết, được biết đến qua các bài giảng về công bằng xã hội và quyền con người, chắc sẽ không được dung thứ tại Việt Nam, chẳng khác gì như ông đã bị đối xử ở El Salvador. Do đó các tổ chức tôn giáo buộc phải ém nhẹm vai trò truyền giảng ngôn từ như sứ giả của một Đấng Tối Cao, nếu họ muốn tồn tại ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là: từ bỏ hỗ trợ cho bất cứ điều gì có thể được xem là trái với chính sách của Đảng, như dân chủ và nhân quyền. Các nhà hoạt động công khai ủng hộ những quyền tự do cơ bản này, gồm cả người Công Giáo và Tin Lành, đã bị cầm tù.
Năm 1980, Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam đã ban hành một lá thư mục vụ nói rằng người Công giáo tốt phải là công dân tốt, điều đó đã làm hài lòng các viên chức chính phủ và nhờ đó đã mở đường cho việc giảm thiểu các hạn chế. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo Hồi giáo nhấn mạnh rằng tôn giáo của họ đòi hỏi tín đồ phải chấp hành pháp luật của nhà nước miễn là các luật đó không vi phạm niềm tin của họ vào một Thượng Đế duy nhất, hay can dự vào nhiệm vụ cầu nguyện của họ.
Mặt khác, các viên chức chính phủ lo lắng khi một mục sư tại địa phương có uy tín và quyền hành tại ngôi làng của họ nhiều hơn so với các viên chức của đảng và của chính quyền địa phương. Thí dụ, khi các viên chức địa phương bảo người dân biểu tình đi về nhà, thì họ không thèm để ý đến chỉ thị này, nhưng nếu mục sư nói, "Về nhà", thì họ tuân theo.
Tương tự như vậy, Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng tu Công giáo, bị quấy nhiễu vì họ cho phép những người bất đồng chính kiến đến tụ họp trên tài sản (đất đai) của họ. Dòng Chúa Cứu Thế cũng đang tranh chấp với chính phủ về đất đai của họ đã bị chính phủ tịch thu dưới chiêu bài phát triển mở mang. Đương nhiên chính  quyền không có chiều hướng đối xử tốt với những kẻ "gây rối." Năm ngoái, Dòng Chúa Cứu Thế có một Cha bề trên mới ở cấp tỉnh và vị này có một lập trường ít cứng rắn hơn, có thể đó là lý do mà chính phủ sẽ giảm bớt các áp lực lên trên Dòng này.
Thứ hai, nhà nước lại đặt mục tiêu duy trì trật tự công cộng có ưu tiên trên  quyền tự do tôn giáo và nhiều quyền tự do khác.  Điều này dẫn đến các giới hạn khắt khe về việc truyền giáo. Người truyền giáo nào mà gõ cửa nhà dân hoặc phát truyền đơn ngoài đường hoặc trong công viên thì sẽ bị công an can thiệp tức thời. Các tín đồ Phật giáo và Cao Đài độc lập từ chối tham gia các tổ chức tôn giáo quốc doanh cũng đang trong tình trạng rất nguy hiểm.
Những nhà truyền giáo năng động trong khu vực dân tộc thiểu số ở vùng cao nguyên thường đã gặp nhiều rắc rối, mặc dù họ nói rằng các cuộc xung đột với chính phủ thường lắng dịu sau khi họ  thành công trong việc rao giảng và cải đạo cho hầu hết dân chúng trong làng.  Nhưng quá trình chuyển đổi như vậy có thể mất nhiều thập niên. Những người khác, như các tín đồ Mormon và Hồi giáo, đã đáp ứng các hạn chế đó bằng cách chỉ cải đạo cho những người đến với họ tại nơi thờ tự để được hướng dẫn chứ không đối đầu với chính phủ qua việc rao giảng và truyền đạo tích cực.
Thứ ba, các quyền hạn rông rãi dành cho các giới chức tại địa phương trong việc diễn giải và thực thi chính sách về tôn giáo tuỳ theo ý của họ đã dẫn đến một môi trường không thống nhất, không thể đoán trước.  Một số tổ chức tôn giáo được may mắn hoạt động tại các tỉnh, nơi mà các viên chức không có sự lo sợ hay tương phản với tôn giáo hay dân tộc thiểu số.  Đa số những nhóm mà chúng tôi gặp, họ cho biết là đã gặp nhiều vấn đề hơn tại một số tỉnh này, và ít hơn ở một số tỉnh khác.  Nhiều người cho rằng Tây Nguyên là một khu vực có nhiều vấn đề, nơi mà bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các dân tộc thiểu số đều làm cho các viên chức chính phủ lo lắng, và thường dẫn đến sự đàn áp khắc nghiệt. Các nhóm dân tộc này coi trọng sự độc lập của họ, và một số nhóm đã là đồng minh với Mỹ chống Cộng Sản (trong quá khứ).
Tại các tỉnh này, rất khó mà được sự chấp thuận của chính phủ cho phép làm các nhà thờ mới hay cho phép các tôn giáo hoạt động. Một số viên chức địa phương sợ các nhà lãnh đạo tôn giáo nào có nhiều thẩm quyền với dân hơn là họ (các viên chức). Một số viên chức là những người có khuynh hướng cổ hủ và họ tin rằng phải dùng  biện pháp mạnh để làm chủ tình hình. Tâm trạng này có khi đã đưa đến các hành vi tàn bạo của công an, thay vì giải quyết xung đột lại làm cho sự việc tồi tệ hơn. Một viên chức cấp quốc gia đã thẳng thắn phàn nàn về khả năng kém cỏi của một số các viên chức địa phương.  Dù vậy, chính quyền trung ương ít khi can thiệp vào để bênh vực các nhóm tôn giáo là nạn nhân của sự lạm dụng của cấp tỉnh. Các viên chức địa phương ít khi bị buộc phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ.
Thứ tư, bởi vì sự tin tưởng có thể là một yếu tố quan trọng trong việc làm bớt đi các vấn đề với các viên chức tại địa phương, một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã nỗ lực tạo mối quan hệ cá nhân với các viên chức chính phủ. Một vị lãnh đạo Hội Thánh nói với chúng tôi về phương thức của ông để một người bạn công an giới thiệu ông với các viên chức công an phụ trách tôn giáo trong khu vực. Sau đó ông mời viên chức này đến tham dự buổi lễ tại nhà thờ của ông. Mục đích của ông là thiết lập sự tin tưởng thông qua các việc làm minh bạch và bằng đối thoại.  Tổ chức với thứ bậc rõ ràng như Giáo Hội Công Giáo rất thích hợp với phương cách này, bởi vì Công Giáo có một chức sắc của nhà thờ có đủ thẩm quyền để đại diện cho các con chiên. Sự tin tưởng và sự hiểu biết, một khi đã được thiết lập ở cả hai phía, có thể giúp làm giảm bớt những nghi ngờ và cuối cùng các viên chức địa phương nới tay; đáng tiếc, quá trình này thường mất một thời gian dài.
Khi thiếu sự tin tưởng lẫn nhau và sự nghi ngờ còn cao, chính phủ luôn luôn can dự vào việc hoạt động tôn giáo.  Thực tế, một số người dân mà chúng tôi gặp, họ nói với chúng tôi rằng các viên chức chính phủ đã gặp họ trước khi chúng tôi đến thăm họ. Rõ ràng là chính phủ muốn “cảnh báo” họ, và chính phủ nghi ngờ về những gì họ có thể nói với một phái đoàn của chính phủ Hoa Kỳ.  Một nhóm người khác đã rời nhà của họ từ đêm hôm trước để đi đến gặp chúng tôi phòng khi công an ngăn giữ họ không cho rời khỏi nhà.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam cố gắng để điều hướng bốn điều kiện nêu trên để được tồn tại, với các mức độ thành công khác nhau, nhưng tình trạng đó rõ ràng là quá khác biệt với tự do tôn giáo mẫu mực được nêu ra trong luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ về tự do tôn giáo kể từ những ngày đen tối sau khi Cộng sản cưỡng chiếm vào năm 1975, và điều này khiến chúng ta hy vọng rằng những cải tiến chính đáng và lâu dài đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế là một điều có thể. Chúng tôi nhận thấy rõ ràng là các viên chức Việt Nam muốn có các quan hệ tốt với Hoa Kỳ, và họ biết rằng tự do tôn giáo là một vấn đề chúng tôi luôn quan tâm đến. Nhiều viên chức nhận ra rằng đánh đập các tín hữu (tôn giáo) không phải là điều đáng làm nếu nó có tác dụng xấu trên mối quan hệ giữa nước họ với Hoa Kỳ, nhưng còn quá nhiều viên chức vẫn cho rằng phải cứng rắn thì mới thành công.
Mức độ Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo   tác động đến quốc ngoại. Vi phạm tự do tôn giáo là một chuyện thường tình khắp vùng Đông Nam Á.  Láng giềng của Việt Nam- đặc biệt là nước Lào, một nước có một chính phủ Cộng sản tương tự - đang theo chân Việt Nam trong lãnh vực chính sách liên quan đến các quyền và tự do – quan sát các hành động của Việt Nam và ảnh hưởng của các hành động này lên các mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ.  Rõ ràng là Việt Nam có nhiều sự đe doạ và thử thách.
Liệu là tự do tôn giáo ở Việt Nam có bao giờ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, hoặc chính sách của nhà cầm quyền không còn cải tiến thêm nữa? Một đạo luật về tôn giáo mà chỉ giữ nguyên hiện trạng sẽ là một dấu hiệu không tốt. Trái lại,, nếu đạo luật cho thấy chính quyền sẽ giảm bớt các yêu sách liên quan đến “xin/cho” và mức độ các tôn giáo phải báo cáo, thì điều này sẽ là một dấu hiệu tốt.  Nhưng, trừ khi chính phủ không còn can dự vào nội bộ của các tổ chức tôn giáo độc lập, đã đăng ký và không đăng ký, và từ bỏ mọi phương thức có tính chất “côn đồ” đối với họ, thì không ai có thể nói rằng Việt Nam đã đạt được mức độ tự do tôn giáo cần thiết của một nhà nước tuân theo luật pháp quốc tế.
1 Thomas J. Reese, S.J. và Mary Ann Glendon là uỷ viên của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc Tế. Linh Mục Reese là Chủ Nhiệm Tạp Chí America (1998-2005) và hiện nay là chuyên gia phân tích của tập san The National Catholic Reporter. Giáo sư Glendon là giáo sư Learned Hand Professor tại Phân Khoa Luật thuộc Đại Học Harvard và là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Bất bạo động không phải là bất động. (1)

Thục Quyên

Quan sát xuyên qua nhiều thế kỷ cho thấy một số lớn các cuộc xung đột không thể giải quyết trực tiếp bằng thỏa hiệp, mà chỉ được giải quyết thông qua sự đấu tranh. Xung đột xảy ra khi những mâu thuẫn xuất phát từ tham vọng của cá nhân hay phe nhóm đối chọi nhau.

Theo ý niệm thông thường, quyền lực đến từ bạo lực và chỉ có thể được kiểm soát bởi bạo lực lớn hơn. Do đó lịch sử của loài người là một chuỗi chiến tranh vẫn tiếp diễn.

Bản chất của đấu tranh bất bạo động.

Trong thực tế, theo TS Gene Sharp  - một giáo sư khoa học chính trị Mỹ, tác giả của tư tưởng "Cách mạng bất bạo động", nổi tiếng đã làm thay đổi thế giới hiện đại và được công nhận là người có ảnh hưởng rất lớn trên cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập và những "cuộc cách mạng màu" tại Đông Âu- quyền lực xuất phát từ lòng xã hội, do đó mọi người có thể hạn chế hoặc cắt đứt những nguồn gốc của quyền lực bằng cách từ chối hợp tác. Quyền lực chính trị của các chính phủ thực sự có thể rất mong manh. Ngay cả sức mạnh của chế độ độc tài có thể bị phá hủy khi mất sự đóng góp của con người, điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của bất cứ chế độ nào.(2)

Nói cách khác, theo ông, "nguồn sức mạnh của người cai trị phụ thuộc vào sự vâng phục và hợp tác của các đối tượng của họ.Thiếu sự hỗ trợ tích cực hay tùng phục và  thụ động của các đối tượng thì họ sẽ mất quyền lực và mất nền tảng để cai trị.

Tuy nhiên cố gắng thoát khỏi một chế độ độc tài bằng bạo lực là một chiến lược thiếu khôn ngoan. Những chế độ quân sự đã được đào tạo và trang bị để dùng bạo lực đối phó bạo lực. Khi phải đối phó với một sức chống đối không dùng bạo lực nhưng vững vàng và có kỷ luật, họ mới bị trật "bài bản" và mất thế chủ động".

Đó chính là bản chất của "Cách mạng màu", một cụm từ chỉ những phong trào chính trị đầu thế kỷ 21 trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan, lấy tên cây cối, bông hoa, màu sắc làm tiêu biểu. Đặc điểm chung của những cuộc cách mạng này là dùng đấu tranh bất bạo động để đối phó với các chính quyền mà đa số dân chúng coi là tham ô hay độc đoán. Nổi bật trong những phong trào này là sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO), các nhóm Xã hội dân sự, giới sinh viên, với những sáng tạo đấu tranh bất bạo động.

G.S Sharp định nghĩa hành động bất bạo động "như một kỹ thuật chính trị được chọn lựa để đạt tới mục đích mà không gây nguy hại, hoặc đe dọa gây nguy hoại sức khoẻ, thương tích cho đối thủ. Định nghĩa như vậy thì "chủ thuyết đấu tranh bất bạo động" không đồng nghĩa với "chủ thuyết hòa bình" hoặc cũng không giống hệt với các hệ thống tôn giáo hay triết học nhấn mạnh "không bạo lực" như là một nguyên tắc đạo đức.

Đấu tranh bất bạo động là một hình thức chống cự tích cực, mạnh mẽ và quyết tâm. Trong khi thái độ luôn luôn chấp nhận bằng sự thờ ơ hay chốn chạy, kể cả những tấn công bằng lời nói từ xa, không có khả năng gây khó khăn cho đối phương, chỉ là những trạng thái thụ động, "bất động" trong chiều hướng chống đỡ.

Điều kiện thành công: một kiến thức sâu rộng và một sự hoạch định chiến lược vững vàng.
Trong cuốn "Từ Độc tài đến Dân chủ", G.S Sharp đã phác thảo 198 phương pháp bất bạo động, viết để gợi ý cho những người sống dưới sự cai trị của một nhà độc tài hoặc một hệ thống toàn trị. Tuy nhiên ông nhấn mạnh điều kiện cơ bản để thành công của mỗi cuộc đấu tranh áp dụng "bất bạo động" là  một kiến thức sâu rộng và một sự hoạch định chiến lược vững vàng.

"Cảm hứng chẳng đưa chúng ta tới đâu cả! Nếu bạn chỉ có nhiều ý tưởng hay, thì có gì là ích lợi cho ai?  Rất nhiều người có những ý tưởng vĩ đại đã làm những điều tai hại khủng khiếp. Cảm hứng không quan trọng bằng việc có kiến thức và hiểu biết về những gì có thể được thực hiện để thay đổi những cái sai cũng như biết những gì là cần thiết để làm cho mọi việc tốt hơn. Điều này đòi hỏi suy nghĩ và phân tích".

Trong một buổi nói chuyện với các sinh viên luật khoa tại trường đại học Harvard tháng tư năm 2011, GS Sharp đã đưa ra một khía cạnh rất thực về tình trạng mà những người có ý muốn tranh đấu bất bạo động thường rơi vào: "trong một thế giới đầy rẫy những áp bức, độc tài, diệt chủng và bóc lột , chúng ta rất dễ dàng cảm thấy kiệt quệ và bất lực". Và lời khuyên của Sharp là:

"Đừng mất thời giờ và năng lượng vào những gì không/chưa thể thực hiện được. Phải tập trung vào những gì có thể làm (ngay lúc này và nơi này).Hãy nghiên cứu những thí dụ thành công trong lịch sử và dựa vào đó, cải thiện những nỗ lực của mình để đạt thêm hiệu qủa. Ước lượng đúng khả năng của mình, tìm những điểm yếu cố hữu của chế độ toàn trị, và tập trung sức đối kháng dân sự vào những điểm này để thúc đẩy tác động".

Những hành động thực tế khởi đầu cho mọi cuộc đấu tranh bất bạo động là nhằm chế ngự nỗi sợ hãi và tính tùng phục. Những chế độ độc tài ngày nay thường không cai trị bằng bạo lực tuyệt đối, mà dựa trên một hỗn hợp độc hại của tuyên truyền, bảo hộ, tính hợp pháp chính trị (giả tạo), cũng như sự thờ ơ của đám đông. Thêm vào đó là sự sử dụng có hiệu chuẩn của bạo lực, công khai hay kín đáo,  để bao trùm tất cả bằng một tấm màn sợ hãi.

Sự thật là cả nỗi sợ hãi lẫn thờ ơ đều có khả năng bị rạn nứt. Những người bất đồng chính kiến có thể gây ra những vết nứt đầu tiên bằng cách sáng tạo những phương pháp liên lạc đoàn kết với nhau giữa những người dân trong việc từ chối chế độ.

Từ Mahatma Ghandi tới Gene Sharp

Gene Sharp thường được mô tả là người đã hệ thống hóa "di sản" đấu tranh bất bạo động của Ghandi.( Hai cuốn sách đầu của Sharp về đề tài này đều có tựa mang tên Gandhi, cuốn thứ ba do Qũy Hoà bình Ghandi xuất bản). Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng có một sự khác biệt lớn: Trong khi Gandhi nhấn mạnh khía cạnh xây dựng ( vun trồng những hình thức tốt đẹp hơn trong  các mối quan hệ xã hội và kinh tế)  và xem nhẹ vai trò của chiến dịch bất tuân dân sự, Sharp tập trung vào hình thức huy động mạnh mẽ làn sóng hành động chung của đám đông để trực tiếp chống lại các chính phủ thiếu dân chủ, mà không chủ trương góp phần chuyển hóa cá nhân, hoặc chuyển hóa những mối tương quan, xã hội cũng như toàn cầu.

Bất bạo động có gốc rễ trong hầu hết các tôn giáo.  Hiện nay, những nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng trên thế giới xiển dương những khía cạnh tinh thần và thực tiễn của bất bạo động thường được nhắc tới là (3)  Lev Nicolaevich Tolstoy, Albert Einstein, Mohandas Karamchand Gandhi, Khan Abdul Ghaffar Khan, Martin Luther King jr., Thích Nhất Hạnh, Daniel Berrigan, Lech Walesa, Petra Kelly, César Chavez...Tinh thần Bất bạo động được họ giới thiệu và áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Theo tác giả Barry Gan (4) có 3 hình thức :

-hoàn toàn hoặc chủ yếu như một chiến lược chính trị (gene Sharp).
-hoàn toàn  hoặc chủ yếu như là một cách sống hay một nguyên tắc đạo đức
  (Lev Tolstoy, Thích Nhất Hạnh).
-đồng thời là một cách sống, một nguyên tắc đạo đức và một chiến lược chính trị
  (Mahatma Gandhi, Martin Luther King Jr).

Cụ thể nào cho Việt Nam

Tranh đấu bất bạo động như một chiến lược chính trị theo Sharp, với những thành qủa vào đầu thế kỷ 21 trên toàn cầu, đang có khuynh hướng được lựa chọn tại Việt Nam vì có vẻ thích nghi với tâm lý và cách suy nghĩ của thời đại. Cần xét lại những điều kiện để thành công của Sharp ( một kiến thức sâu rộng, một sự hoạch định chiến lược vững vàng, và khả năng kết nối để hành động chung) đòi hỏi dân trí cao và sự đồng nhất trong xã hội, liệu có thích hợp thật sự với xã hội Việt Nam hiện nay? Hay Việt Nam với dân trí chưa phát triển cao, cần theo phương thức đấu tranh  bất bạo động Á Đông gần gũi hơn của Gandhi, chú trọng trước tiên đến củng cố lại cách sống dựa vào một nguyên tắc đạo đức?

Vì cùng có gốc rễ tôn giáo, Gandhi và Thích Nhất Hạnh cùng chủ trương " Bản chất của kỹ thuật phi bạo lực là thanh lý tình trạng đối lập nhưng không tiêu diệt người đối lập" (Ghandi), hoặc " Kẻ thù của ta là vô minh, là bạo động, là tham tàn, là cố chấp, kẻ thù của ta không phải là con người" (Thích nhất Hạnh).

Gandhi dùng nguyên tắc tôn giáo ahimsa (không làm gì hại) chung của Phật giáo, Ấn Độ giáo và  Jain giáo và biến nó thành một công cụ không bạo lực cho hành động đại chúng. Ông đã sử dụng nó để chiến đấu không chỉ chống lại thực dân cai trị mà còn dùng để xoá bỏ những tệ nạn xã hội như phân biệt chủng tộc, chia rẽ đẳng cấp (thành phần tiện dân).
Barry Gan cho rằng Gandhi không chỉ phổ biến một cách sống, một nguyên tắc đạo đức như Thích Nhất Hạnh, mà còn có một chiến lược chính trị rõ ràng. Điều này rất đúng và phản ảnh sự hoạt động của hai nhà tư tưởng này tuy cùng chung bản chất nhưng trong hai hoàn cảnh và thời điểm xung đột khác nhau.

Mahatma Gandhi đấu tranh trong một đất nước bị đô hộ nhưng đang không có chiến tranh. Ông lập chiến lược hành động gọi là "Chấp trì chân lý" (satyagraha) mà không bị điều kiện thời gian giới hạn, lấy sự kiên trì và chuyển hóa làm sức mạnh của đám đông. Trong khi Thiền sư Nhất Hạnh trong khoảng 10 năm đầu của cuộc tranh đấu bất bạo động, phải đứng trong thế đối đầu với chiến tranh, giữa hai làn bom đạn của Mỹ (và thế giới Tự do) và của thế giới Cộng sản (Nga/ Trung cộng). Cuộc tranh đấu của ông mới chỉ nằm trong giai đọan đầu của một cuộc đấu tranh bất bạo động cho tự do dân chủ, theo định nghĩa 3 điểm của Liên hiệp quốc đưa ra khi lập "Ngày Quốc tế Bất bạo động" năm 2008 vào ngày sinh nhật của Gandhi (2 tháng 10). Đó là:

1/ Lên tiếng và thuyết phục
2/ Bất hợp tác
3/ Can thiệp

Có lẽ phong trào tranh đấu bất bạo động tại Việt Nam hiện nay chưa qua khỏi thời kỳ 1( lên tiếng và thuyết phục) thì người Việt nên theo lời khuyên của GS Sharp, nghiên cứu kỹ những thí dụ trong lịch sử, mà cận đại nhất là cuộc tranh đấu của Thiền sư Nhất Hạnh, một người Việt Nam. Môi trường Việt Nam đã không thay đổi mà có thể còn xấu hơn những năm 60/70.

Vốn liếng của mọi phong trào đấu tranh bất bạo động là dân trí cao và sự gắn bó keo sơn giữa những người (dân) cùng tranh đấu, Việt Nam vẫn chưa có.

Tuy chiến tranh bom đạn đã dứt nhưng chiến tranh ý thức hệ và kinh tế vẫn còn. Vì ảnh hưởng và sự áp bức của ngoại bang vẫn đè nặng, dân Việt không chỉ đối đầu với một nhà cầm quyền bản xứ mà thực ra đang đối đầu với một bạo lực đô hộ từ bên ngoài. Do đó ngay cả dân trí cao và sự thống nhất sức đề kháng của toàn dân dù có (nhưng đừng quên là chưa có) vẫn cần sự trợ giúp của đồng minh. Mà nếu tìm đồng minh nơi các nước tự do thì cần tìm hiểu sự suy nghĩ của họ, và mảng quan trọng là tìm hiểu tại sao Thiền sư Nhất Hạnh lại không là một tu sĩ Phật giáo nổi tiếng như Đức Đa Lai La Ma, mà lại được tôn sùng như một nhà lãnh đạo tư tưởng "Bất bạo động"?

Trong cuốn "Hoa Sen trong biển lửa"(5) Thiền sư Nhất Hạnh nêu rõ ý muốn của một người con dân Việt nam sáng suốt "Phải tìm được một giải pháp khác, ngoài giải pháp tiếp tục chiến tranh hay đầu hàng Cộng sản" . Do đó khi ông rời đất nước đi tìm đồng minh, ông đã qua những nước tự do: Mỹ và Âu Châu. Là một tu sĩ và một nhà văn hóa, đồng minh của ông hiển nhiên trước hết là những nhà tôn giáo: Mục sư Martin Luther King Jr, Đức giáo hoàng Paul VI, linh mục dòng Tên Daniel Berrigan, linh mục dòng Trappist Thomas Merton…

Nhưng sức mạnh tôn giáo chỉ có ảnh hưởng đủ để đánh động lương tâm thế giới, áp lực đòi hỏi ngưng chiến. Không có một sức mạnh quần chúng có tổ chức từ dân tộc (đang có xung đột) nên các nhà lãnh đạo các phe tham chiến đã sử dụng ngay sự ngưng chiến cho những tham vọng của mình. Từ đó, nhà tranh đấu bất bạo động Thích Nhất Hạnh chưa bao giờ có dịp trở về sống trong lòng dân tộc mình, để phát triển một chiến lược xây dựng, vun trồng (một xã hội lành mạnh) thích hợp với tình trạng và khả năng của con người Việt Nam hiện tại.

Người được thế giới tôn sùng ngày hôm nay là một Thiền sư Nhất Hạnh sống tại môi trường Tây phương đã có tự do dân chủ tương đối, nên những đóng góp của ông ít mang tính chất hướng dẫn "bất tuân dân sự" mà hầu như chỉ chú trọng vào phần chuyển hóa cá nhân, chuyển hóa và xây dựng những mối tương quan trong xã hội và toàn cầu. Nhìn bằng con mắt tương tức của đạo Phật, có thể thấy đây là sự vun trồng tinh thần trách nhiệm của con người đối với bản thân mình, với gia đình, với môi trường sống của mình và toàn cầu (6). Phải mang tinh thần trách nhiệm này, người dân những nước giàu có, đầy đủ tự do dân chủ, mới sẵn sàng dấn thân như những đồng minh thực sự ủng hộ và giúp đỡ không vụ lợi người dân những nước chưa có tự do dân chủ.

Mỗi cuộc tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ có một sắc thái riêng.

Trở lại lời khuyên của GS Sharp, thành công tùy thuộc ở sự nghiêm túc ước lượng khả năng của mình, những yếu điểm của đối phương, trau dồi một kiến thức sâu rộng về những thành công trong lịch sử để hoạch định một chiến lược vững vàng.
Do đó mỗi cuộc tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ của mỗi dân tộc phải có một sắc thái đặc thù . Nhưng nền tảng của tất cả là sức mạnh của đám đông có hướng dẫn (thí dụ như bằng những quy luật đạo đức như theo Ghandi)  một điều luôn phải nhớ khi bắt tay vào việc, với phương châm: Tập trung vào những gì có thể làm ngay lúc này và nơi này.
______________________________________________________________________T.Q.
Chú thích:
(1) Bài viết dựa trên những tư tưởng đã được kiểm chứng bằng hành động của
      -Mahatma Ghandi (Mohandas Karamchand Gandhi) người nêu ra thuyết "Chấp trì chân lí"
( satyāgraha/ insistence on truth ) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động tại Ấn Độ cũng như trên thế giới cho đến ngày nay, như phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi mục sư Martin Luther King, Jr.
      -Thiền sư Thích Nhất Hạnh, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho môi sinh và hòa bình. Ông là người đưa ra khái niệm và xiển dương  "Phật giáo dấn thân"(Engaged Buddhism), được mục sư Martin Luther King Jr. đề cử nhận giải Nobel Hoà Bình 1967, và được Hội đồng Công giáo Liên đới chủng tộc Davenport /Iowa (Davenport Catholic Interracial Council) trao giải thưởng "Hoà bình dưới thế"( Pacem in Terris Award)2015.
      -Gene Sharp, giáo sư khoa học chính trị Mỹ. Ông là người sáng lập tổ chức Albert Einstein, là tác giả của tư tưởng "Cách mạng bất bạo động" nổi tiếng làm thay đổi thế giới hiện đại và được công nhận là người có ảnh hưởng rất lớn trên cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập và những "cuộc cách mạng màu" tại Đông Âu.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (bản dịch Tiếng Việt đầu tiên)

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (TNQTNQ) là văn kiện đầu tiên và duy nhất tổng hợp các
nhân quyền trên thế giới. TNQTNQ được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày
10.12.1948 cho nên các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có nghĩa vụ tôn trọng và bảo
vệ các nhân quyền này. TNQTNQ được dịch ra trên 300 thứ tiếng và như thế là văn bản được
các quốc gia trên thế giới chấp nhận rộng rãi nhất. 

TNQTNQ gồm phần dẫn nhập và 30 điều khoản qui định về nhân quyền (số thứ tự được dùng
sau đây cũng là số của điều khoản liên hệ trong TNQTNQ). Phần diễn giải được lấy từ tài liệu
„Simplified version of UDHR“ 

http://www.ohchr.org/Documents/Publications/ABCannexesen.pdf .

Những nguyên tắc căn bản
1.  Nhân Phẩm và Nhân Quyền Tự Thân

Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân
quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối
xử với nhau trong tinh thần anh em. 
Diễn giải Điều 1 TNQTNQ:  Từ khi sinh ra trẻ em đã tự do và mỗi em cần phải
được đối xử giống nhau. Các em đều có lý trí và lương tâm và cần đối xử tử tế
với nhau.  

2.  Nhân Quyền là Phổ Quát

(1) Tất cả mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được liệt kê
trong Tuyên Ngôn này mà không phải chịu bất cứ một sự phân biệt nào, chẳng
hạn như về chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính
trị hay quan điểm nào khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi
hay địa vị gì khác. 
(2) Cũng không được có sự phân biệt đối xử đối với con người dựa trên vị thế
về chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hoặc của lãnh thổ mà họ đó
thuộc về đó, cho dù quốc gia hay lãnh thổ này đã được độc lập hay còn bị đặt
dưới sự bảo hộ, không được tự quản hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ
quyền. 
Diễn giải Điều 2 TNQTNQ:  Mọi người có thể đòi hỏi những quyền sau đây
cho dù họ 
  khác nhau về màu da, 
  khác nhau về phái tính, 
  nói các ngôn ngữ khác nhau,  
  suy nghĩ khác nhau,
  tin vào các tôn giáo khác nhau,, 
  có nhiều hay ít của cải,
  thuộc về các tầng lớp xã hội khác nhau,
  đến từ các quốc gia khác nhau.
Ngoài ra bạn cũng có những quyền này dù xứ của bạn đã hay chưa được
độc lập.


Các quyền tự do hoặc quyền dân sự  về THÂN THỂ
3.  Quyền Sống, Quyền Có Tự Do và Được An Toàn 
TNQTNQ 2

 Tất cả mọi người đều có quyền được sống, quyền có tự do và an toàn cá nhân.
Diễn giải Điều 3 TNQTNQBạn có quyền được sống, và được sống trong tự
do và an toàn.

4.  Quyền Không Bị Làm Nô Lệ 

Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay tôi tớ. Mọi hình thức giữ và buôn bán nô
lệ đều bị nghiêm cấm. 
Diễn giải Điều 4 TNQTNQ:  Không ai có quyền đối xử với bạn như là nô lệ
của họ và bạn cũng không nên bắt ai làm nô lệ cho bạn.

5.  Quyền Không Bị Tra Tấn
Không ai có thể bị tra tấn hoặc bị đối xử hay bị bắt chịu hình phạt một cách dã
man, vô nhân đạo hay nhục nhã.
Diễn giải Điều 5 TNQTNQ:  Không ai có quyền tra tấn bạn.

       …về PHÁP LÝ
6.  Quyền Có Tư Cách Pháp Nhân Trước Pháp Luật 

Mỗi người có quyền đòi hỏi được công nhận tư cách pháp nhân ở bất cứ nơi
nào.
Diễn giải Điều 6 TNQTNQ:  Bạn phải được luật pháp bảo vệ giống nhau ở mọi
nơi và giống như mọi người khác.

7.  Quyền Được Bình Đẳng Trước Pháp Luật 

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được pháp luật bảo
vệ như nhau mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người
đều có quyền đòi hỏi được pháp luật bảo vệ như nhau để chống lại mọi hành vi
phân biệt đối xử đi ngược với Tuyên ngôn này cũng như để chống lại mọi hành
vi xúi giục dẫn đến một sự phân biệt đối xử như vậy.
Diễn giải Điều 7 TNQTNQ:  Luật pháp giống nhau cho mọi người và được áp
dụng giống nhau cho mọi người.

8.  Quyền Được Toà Án Bảo Vệ  

Bất cứ ai cũng có quyền yêu cầu các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ
một cách hữu hiệu trước những hành vi vi phạm các quyền căn bản của mình
đã được hiến pháp hoặc luật pháp thừa nhận.
Diễn giải Điều 8 TNQTNQ:  Bạn phải có thể xin được tòa án bảo vệ cho bạn
nếu những quyền mà bạn có trong quốc gia của bạn không được tôn trọng.

9.  Quyền Không Bị Giam Giữ Trái Phép 

Không một ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay trục xuất khỏi nước một cách
độc đoán. 
Diễn giải Điều 9 TNQTNQ:  Không ai có quyền bỏ tù bạn, giam giữ bạn hoặc
đưa bạn ra khỏi quốc gia của bạn một cách không đúng đắn hoặc không có lý
do đúng đắn.

10. Quyền Được Xét Xử Công Bằng  
TNQTNQ 3

Mỗi người đều có quyền như nhau trong việc đòi hỏi một toà án độc lập và vô
tư mở phiên xử công khai và công bằng về quyền, trách nhiệm của họ cũng
như về bất cứ sự buộc tội hình sự nào đối với họ.
Diễn giải Điều 10 TNQTNQ: Nếu bạn bị đem ra xử án thì phiên tòa này phải
công khai. Những người xử bạn không thể bị ảnh hưởng tác động của người
khác.
  
11. Quyền Được Suy Đoán Vô tội và Bất Hồi Tố

(1) Mỗi người, khi bị cáo buộc về hành vi phạm tội hình sự, có quyền đòi hỏi
được xem là vô tội cho đến khi họ bị một toà án mở phiên xử công khai, trong
đó họ có đủ mọi điều kiện để biện hộ, kết án theo đúng luật pháp.
(2) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay
không làm, nếu vào thời điểm xảy ra những điều này luật pháp quốc gia hay
luật pháp quốc tế đã không xem những điều ấy là tội hình sự. Không ai có thể
bị tuyên một án phạt nặng hơn hình phạt đã được luật pháp quy định vào thời
gian phạm pháp.
Diễn giải Điều 11 TNQTNQ:  Bạn phải được xem là không có tội cho đến khi
người ta chứng minh được rằng bạn có tội. Nếu bị cáo buộc một tội gì thì bạn
luôn luôn phải được quyền tự bào chữa. Không ai có quyền tuyên án và trừng
phạt bạn vì một việc mà bạn đã không làm.

       …về  AN CƯ
12. Quyền Được Bảo Vệ Đời Sống Riêng Tư (Gia Đình, Nhà Riêng, Thư Tín,
Danh Dự, Tiếng Tăm) 

Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời sống riêng, gia đình,
nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi
người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm hoặc xúc
phạm như vậy.
Diễn giải Điều 12 TNQTNQ: Bạn có quyền đòi hỏi được bảo vệ nếu có ai tìm
cách xúc phạm đến danh dự của bạn, vào nhà bạn, mở thư của bạn, hay gây
phiền toái cho bạn và gia đình bạn mà không có lý do đúng đắn.

13. Quyền Tự Do Đi Lại Và Cư Trú 

(1) Tất cả mọi người có quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi biên giới
của mỗi quốc gia. 
(2) Tất cả mọi người đều có quyền rời khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình,
và quyền trở về nước mình.
Diễn giải Điều 13 TNQTNQ:  Bạn được quyền đi và đến bất cứ nơi nào trong
xứ của bạn. Bạn có quyền rời khỏi nước của bạn để đi đến một quốc gia khác;
và bạn phải có quyền trở lại nước của bạn nếu bạn muốn.

14. Quyền Tị Nạn  

(1) Mỗi người có quyền đi lánh nạn và được cho lánh nạn ở những quốc gia
khác khi bị truy bức. 
(2) Quyền này không được xét đến, nếu đương sự thật sự bị truy nã vì các hành
vi phạm tội không mang tính chính trị, hay do những hành vi trái với những
mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. 
TNQTNQ 4
 Diễn giải Điều 14 TNQTNQ:  Nếu ai đánh bạn thì bạn có quyền đi đến một
quốc gia khác và xin quốc gia này bảo vệ cho bạn. Bạn sẽ mất quyền này nếu
bạn giết người hoặc nếu bạn không tôn trọng nhân quyền của người khác.

15. Quyền Có Quốc Tịch 

(1) Tất cả mọi người đều có quyền có một quốc tịch. 
(2) Không một ai có thể bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền được thay
đổi quốc tịch một cách độc đoán.
Diễn giải Điều 15 TNQTNQ:  Bạn có quyền được thuộc về một quốc gia và
không ai có thể ngăn cản bạn thuộc về một quốc gia khác mà bạn muốn nếu
không có lý do đúng đắn.

16. Quyền Tự do Kết Hôn và Lập Gia Đình 

(1) Đàn ông và đàn bà ở tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình,
mà không phải chịu hạn chế vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có
quyền bình đẳng khi kết hôn, trong hôn nhân và lúc chầm dứt hôn nhân. 
(2) Việc kết hôn chỉ có thể tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự do của
hai người muốn kết hôn. 
(3) Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và
cần được xã hội và nhà nước bảo vệ.
Diễn giải Điều 16 TNQTNQ:  Khi được luật pháp công nhận trưởng thành, bạn
có quyền kết hôn và lập gia đình. Màu da, quốc tịch hay tôn giáo không phải là
lý do ngăn cản bạn làm điều này. Đàn ông và đàn bà có những quyền như nhau
khi kết hôn, trong hôn nhân và khi ly thân hay ly hôn.
Không ai có quyền bắt bạn kết hôn. Chính quyền nước bạn cần bảo vệ gia đình
bạn và các thành viên gia đình bạn.

17. Quyền Sở Hữu :

(1) Tất cả mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hay chung
với những người khác. 
(2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Diễn giải Điều 17 TNQTNQ: Bạn có quyền có tài sản riêng và không ai có
quyền lấy tài sản của bạn mà không có lý do đúng đắn. 

       …về TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO, PHÁT BIỂU, HỘI HỌP 
18. Quyền Tự Do Tư Tưởng, Lương Tâm và Tôn Giáo :

Tất cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn
giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay thế giới quan
của mình cũng như quyền tự do biểu thị tôn giáo hay thế giới quan của mình
bằng cách giảng dạy, thực hành, thờ phụng và tuân thủ giáo điều  cho riêng cá
nhân mình hay chung với những người khác, ở nơi công cộng hay chốn riêng
tư.
Diễn giải Điều 18 TNQTNQ:  Bạn có quyền tự do tin vào tôn giáo của bạn,
thay đổi tôn giáo, và thực hành tôn giáo một mình hay cùng với những người
khác.

19. Quyền Tự Do Phát Biểu Quan Điểm  
TNQTNQ 5

Tất cả mọi người đều có quyền tự do có quan điểm và quyền tự do bày tỏ quan
điểm. Quyền này bao gồm tự do giữ và bày tỏ quan điểm mà không bị ai quấy
rầy và tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá thông tin và ý kiến qua mọi
phương tiện truyền thông bất kể biên giới quốc gia.
Diễn giải Điều 19 TNQTNQ:  Bạn có quyền nghĩ bất cứ điều gì bạn muốn, nói
bất cứ  điều gì bạn thích và không ai được phép cấm bạn làm những điều này.
Bạn phải được quyền chia xẻ suy nghĩ của bạn với những người khác ở bất cứ
quốc gia nào.

20. Quyền Tự Do Hội Họp và Tự Do Lập Hội:

(1) Tất cả mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. 
(2) Không một ai có thể bị bắt buộc phải gia nhập vào một hội đoàn.
Diễn giải Điều 20 TNQTNQ: Bạn có quyền tổ chức hoặc tham dự các buổi họp
một cách ôn hòa. Không ai được phép bắt bạn phải gia nhập một nhóm.

       …về CHÍNH TRỊ

21. Quyền Tham Gia vào việc Điều Hành Đất Nước Dân Chủ:

(1) Tất cả mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành đất nước của
mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do. 
(2) Tất cả mọi người đều có quyền nhận làm những chức vụ công cộng trong
quốc gia một cách bình đẳng.
(3) Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn
này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thực sự và định kỳ, theo nguyên
tắc đầu phiếu phổ thông và bình đẳng, bằng phiếu kín, hay các thể thức bầu cử
tự do tương đương như vậy.
Diễn giải Điều 21 TNQTNQ:  Bạn có quyền tham dự vào việc điều hành xứ sở
của bạn bằng cách tham gia vào chính phủ hoặc bằng cách chọn những chính
trị gia có cùng chính kiến như bạn.
Các chính phủ phải được bầu lên một cách thường xuyên và cuộc bầu cử phải
kín. Bạn phải có quyền bỏ phiếu và mọi lá phiếu phải bình đẳng với nhau. Bạn
phải có quyền nhận chức vụ công cộng giống như mọi người khác.

Các quyền trong lãnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá 
22. Quyền An Sinh Xã Hội:

Với tư cách là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền được hưởng an
sinh xã hội cũng như được hưởng các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa là
những điều không thể thiếu được cho nhân phẩm và việc tự do phát huy nhân
cách của mình; Những quyền này sẽ  được thực hiện bằng những nỗ lực quốc
gia và hợp tác quốc tế cũng như tuỳ theo cách thức tổ chức và tài nguyên của
mỗi quốc gia.
Diễn giải Điều 22 TNQTNQ: Xã hội mà bạn đang sống phải giúp bạn phát
triển và tận dụng tối đa tất cả các phúc lợi về văn hóa, việc làm và an sinh xã
hội dành cho bạn và cho tất cả đàn ông và đàn bà trong xứ của bạn.
23. Quyền Có Việc Làm và Được Trả Lương Xứng Đáng:

(1) Tất cả mọi người có quyền có việc làm, quyền tự do chọn việc làm, quyền
được hưởng các điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, và quyền được bảo
vệ chống thất nghiệp.   
TNQTNQ 6

(2) Tất cả mọi người đều có quyền đòi hỏi được trả lương như nhau cho công
việc giống nhau mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào.  
(3) Tất cả mọi người đi làm đều có quyền được trả thù lao một cách công bằng
và tương xứng để có thể bảo đảm một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm cho
bản thân và gia đình mình; Nếu cần, tiền lương này sẽ được bù đắp thêm bằng
các phương tiện an sinh xã hội khác. 
(4) Tất cả mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn
để bảo vệ quyền lợi của mình.
Diễn giải Điều 23 TNQTNQ: Bạn có quyền được làm việc, được tự do chọn
công việc, và được nhận đồng lương đủ để nuôi bạn và gia đình bạn. Nếu
người đàn ông và đàn bà cùng làm một công việc thì họ phải được trả lương
giống nhau. Tất cả mọi người đi làm đều có quyền được hợp quần với nhau để
bảo vệ quyền lợi của họ.

24. Quyền Nghỉ Ngơi và Giải Trí:

Tất cả mọi người đều có quyền được hưởng sự nghỉ ngơi và có thời gian rảnh
rỗi, trong đó có việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc cũng như có các ngày nghỉ
định kỳ có trả lương.
Diễn giải Điều 24 TNQTNQ:  Mỗi ngày làm việc không được phép quá dài vì
mỗi người có quyền được nghỉ ngơi và phải có thể lấy ngày nghỉ có lương một
cách đều đặn.

25. Quyền Có Đời Sống Thoải Mái:

(1) Tất cả mọi người có quyền được hưởng một mức sống khả quan đủ bảo
đảm về sức khỏe và sự an vui cho bản thân và gia đình, trong đó có cả các vấn
đề liên quan thực phẩm, quần áo, chỗ ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội
cần thiết. Tất cả mọi người có quyền được hưởng an sinh xã hội khi bị lâm vào
tình trạng thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, goá bụa, tuổi già hay mất phương tiện
mưu sinh do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.
(2) Các bà mẹ và trẻ em có quyền đòi hỏi được chăm sóc và trợ giúp đặc biệt.
Tất cả mọi trẻ em, dù là con chính thức hay ngoại hôn, đều được xã hội bảo vệ
một cách bình đẳng.
Diễn giải Điều 25 TNQTNQ: Bạn có quyền được có được bất cứ những gì bạn
cần có để bạn và gia đình bạn: không bị đau ốm, không bị đói, có quần áo và
nhà ở; để được trợ giúp nếu bạn không làm việc được, nếu bạn bị ốm đau, nếu
bạn già yếu, nếu vợ hoặc chồng bạn bị chết, hay khi bạn không thể tự kiếm
sống bởi bất cứ lý do nào ngoài ý muốn của bạn.
Người mẹ sắp sinh con và con của bà cần phải được trợ giúp đặc biệt. Tất cả
trẻ em đều có những quyền giống nhau cho dù mẹ chúng có hay không có
chồng.

26. Quyền Được Hưởng Sự Giáo Dục 

(1) Tất cả mọi người đều có quyền được hưởng sự giáo dục. Giáo dục phải
được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học. Giáo dục cấp tiểu học có tính cưỡng
bách. Giáo dục kỹ thuật và giáo dục chuyên nghiệp phải được mở rộng cho
mọi người và giáo dục cao cấp phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người
dựa trên tiêu chuẩn tài năng. 
(2) Giáo dục phải được điều hướng làm sao để có thể  phát triển đầy đủ nhân
cách, và để tăng cường sự tôn trọng các nhân quyền và các tự do căn bản. 
TNQTNQ 7

Giáo dục phải đề cao sự thông cảm, sự bao dung, và sự thân thiện giữa mọi
quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ cho các hoạt động gìn
giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
(3) Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục con cái mình.
Diễn giải Điều 26 TNQTNQ:  Bạn có quyền được đi học và mọi người phải đi
học. Việc học các lớp tiểu học phải miễn phí. Bạn cần phải được học một cái
nghề hoặc tiếp tục học lên cao khi bạn muốn. Ở trường bạn phải được phát
triển mọi tài năng và bạn phải được giáo dục để thông cảm những người khác
dù họ có thuộc về bất cứ chủng tộc, có bất cứ màu da hay quốc tịch nào khác.
Cha mẹ bạn có quyền chọn nội dung và cách giáo dục bạn.

27. Quyền Được Tham Gia Vào Đời Sống Văn Hoá Của Cộng Đồng

(1) Tất cả mọi người có quyền được tự do tham gia vào sinh hoạt văn hóa của
cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và được hưởng các tiến bộ cũng như
lợi ích của khoa học. 
(2) Tất cả mọi người có quyền nhận được sự bảo vệ về tinh thần cũng như vật
chất đối với tác quyền trên các tác phẩm khoa học, văn chương hay nghệ
thuật.
 Diễn giải Điều 27 TNQTNQ: Bạn có quyền được hưởng lợi từ nghệ thuật và
khoa học của cộng đồng và từ tất cả những điều tốt lành của chúng. Công việc
của nghệ sĩ, nhà văn hoặc khoa học gia phải được bảo vệ, và bạn phải có thể
sống bằng công việc này.
Các quy định chung
28. Quyền Được Hưởng Trật Tự Xã hội và Trật Tự Quốc Tế theo TNNQQT

Tất cả mọi người đều có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc
tế, trong đó các quyền và các tự do được nêu trong Tuyên Ngôn này được thực
hiện đầy đủ.
Diễn giải Điều 28 TNQTNQ:  Để bảo đảm rằng các quyền của bạn được tôn
trọng, người ta cần một „trật tự“ để có thể bảo vệ chúng. Loại „trật tự“ này có
thể mang tính địa phương hay quốc tế.

29. Các Giới Hạn của Nhân Quyền Trong Xã hội Dân Chủ

(1) Tất cả mọi người đều có những bổn phận đối với cái cộng đồng mà chỉ
trong đó họ mới có thể phát triển một cách toàn vẹn và tự do nhân cách của
mình. 
(2) Khi hành xử những quyền và tự do, tất cả mọi người chỉ phải chịu những
giới hạn nhất định do luật pháp đặt ra để cho những quyền và tự do của người
khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, cũng như để cho những đòi hỏi chính
đáng về đạo lý, trật tự công cộng, và sự an lạc chung trong một xã hội dân chủ
được thỏa mãn. 
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, việc thực hiện những quyền và tự do này
cũng không đi ngược với những mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Diễn giải Điều 29 TNQTNQ: Bạn cần phải có bổn phận đối với cộng đồng mà
trong đó nhân cách của bạn có thể được phát triển đầy đủ. Pháp luật phải bảo
vệ cho nhân quyền. Luât pháp phải tạo điều kiện để mỗi người phải tôn trọng
người khác và được người khác tôn trọng mình.
30. Nghiêm Cấm Triệt Tiêu Các Nhân Quyền và Tự Do 
TNQTNQ 8

Không một điều nào trong Tuyên Ngôn này có thể được diễn giải để cho phép
một quốc gia, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm
hay hành động nhằm tiêu hủy bất cứ quyền và tự do nào được liệt kê trong
Tuyên Ngôn này.
Diễn giải Điều 30 TNQTNQ:  Không có bất cứ xã hội hoặc con người nào ở
bất cứ phần nào trên thế giới được phép phá hoại các quyền mà bạn vừa đọc
qua.
 Vũ Quốc Dụng dịch
====================================
Bài học Nhân Quyền từ Cộng hoà Liên Bang Đức.

Thục Quyên

Đặc Ủy Chính Phủ về chính sách nhân quyền và viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, ông Christoph Strässer, đã sang thăm và làm việc tại Hà Nội và Saì Gòn từ ngày 3 đến 9.06.2015  để tìm hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam theo đúng lịch trình Toà Đại Sứ Đức đã cho biết:


Christoph Strässer 
© spdfraktion.de (Susie Knoll / Florian Jänicke)


Đặc Ủy Chính Phủ về  Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo  là một chức vụ thuộc Bộ Ngoại Giao có trọng trách thi hành điều 1 trong Bộ Luật Cơ Bản (Grundgesetzt) của Cộng Hoà Liên Bang Đức:

Nhân phẩm là bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm là nghĩa vụ của mọi cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân Đức nhận thức rằng, các quyền con người không thể xâm phạm được và không thể chuyển nhượng được là cơ sở của mọi cộng đồng con người, của hòa bình và công lý trên thế giới

Ông Christoph Strässer  do đó qua Việt Nam để cộng tác với Đại Sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự quán Đức tại Sài Gòn trong nhiệm vụ liên hệ và đàm phán với Chính phủ Việt Nam, cải thiện quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa.


(© dpa)

Trong quan hệ song phương với những quốc gia khác , Bộ Ngọai Giao Đức đã viết rõ :


............Giúp bảo vệ nhân quyền (tại các nước chúng ta quan hệ) chính là lo cho lợi ích của nền chính trị Đức: vì chúng ta chỉ có thể có bảo đảm kéo dài quan hệ hòa bình với những quốc gia có ổn định, mà sự ổn định lâu dài (của một quốc gia) không thể đạt được nếu quyền con người cơ bản không được tôn trọng.

 ...........Ihnen zur Durchsetzung zu verhelfen, ist im ureigensten Interesse deutscher Politik: denn nur mit stabilen Staaten können wir dauerhaft friedliche Beziehungen gewährleisten, und langfristig kann Stabilität ohne den Respekt vor grundlegenden Menschenrechten nicht erreicht werden.

Trong chương trình làm việc tại Việt Nam, bên cạnh những buổi làm việc chính thức với đại diện các Bộ ban ngành và Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội, ông Christoph Strässer đã có những buổi gặp gỡ với đại diện các tổ chức xã hội dân sự như TS Nguyễn Quang A, blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Anh Chí tức Nguyễn Chí Tuyến  ...
Theo tin đăng trong Facebook của ông Strässer,


ông đã vào tận nhà tù thăm và trao đổi với LS Lê quốc Quân.

Tại Sài Gòn, ông đã thăm một xưởng may và đặt trọng tâm tiếp xúc với các vấn đề liên quan đến tự do tín ngưỡng.

Trong một cuộc điện đàm, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển cho biết Nhóm Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo miền Tây ( PGHHmT) gồm những cựu tù nhân lương tâm Mai thị Dung, Võ văn Bửu, chính bản thân ông và vợ là bà Bùi thị Kim Phượng đã thành công vượt mọi bủa vây công an để có thể đáp lời mời của toà Lãnh sự Đức đến gặp ông Strässer .

Buổi họp đã kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ và những tín đồ PGHHmT đã trả lời chi tiết những câu hỏi của ông Strässer và các nhân viên ngọai giao Đức hiện diện. Quan trọng hơn cả là những tín đồ PGHHmT đồng thời cũng là những cựu tù nhân lương tâm nên đã có thể trình bày rõ ràng về khía cạnh vi phạm tự do tôn giáo cũng như vi phạm dân quyền của nhà nước Việt Nam. Họ đã đưa tài liệu, hình ảnh, bằng chứng, bổ sung cho báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam của ông Báo cáo viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng  GS. Heiner Bielefeldt, trong kỳ họp thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 30/01/2015.


Thí dụ bên cạnh những tin tức hoàn hảo từ những giáo hội do nhà nước Việt Nam thành lập cung cấp, ông Báo cáo viên cho biết còn tiếp xúc và nhận tin tức từ những cộng đồng tôn giáo độc lập bị kết án là bất hợp pháp :

điều 64.    Báo cáo viên Đặc biệt đã nhận được những cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Những vi phạm đó thường do chính quyền địa phương ở cấp huyện, xã và cấp tỉnh và các quan chức an ninh công cộng gây ra, bao gồm cả những người thuộc đơn vị 41 / PA 38, người được giao nhiệm vụ giám sát các vấn đề xã hội và "phát hiện người vi phạm tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng" . Một số các cuộc tấn công đặc biệt có bản chất bạo lực và liên tiếp chống lại những người vô tội và không có vũ khí, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

điều 66.     Các cộng đồng độc lập của Phật giáo Hòa Hảo, những người đã tham gia vào các hình thức phản đối ôn hòa, như tuyệt thực, đã bị trừng phạt nghiêm khắc, bao gồm những án tù dài hạn được lặp lại[1]. Theo tường thuật, nhân viên an ninh và côn đồ được thuê đã không ngần ngại sử dụng vũ lực quá mức trong những vụ bắt giữ hoặc các cuộc tấn công các cộng đồng vì họ tổ chức các cuộc tụ họp để cầu nguyện tại những "giáo đường bất hợp pháp" đã được xây dựng cho mục đích tôn giáo của các giáo đoàn.

điều 73.      Báo cáo viên Đặc biệt đã nghe nhiều báo cáo về các vụ bắt giữ  hoặc giam giữ ở nhà tùy tiện và bắt giữ định kỳ, trong đó có một số án tù dài không tương xứng với các cá nhân có nguồn gốc tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau vì sự vận động và các hoạt động cho quyền tự do tôn giáo của họ. Thông thường, họ bị buộc tội theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự với "lợi dụng dân chủ", "tham gia phong trào ly khai" hay "xuyên tạc tình hình và chỉ trích Chính phủ", chỉ đơn giản là để thực hiện các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do quan điểm và biểu đạt và tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. Báo cáo viên Đặc biệt đã gặp linh mục Nguyễn Văn Lý tại nhà tù Hà Nam, người mà ông không nghi ngờ gì  công nhận là một tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị.[2] Thất vọng thay, Cha Lý có thể là một trong rất nhiều tù nhân hoặc tù nhân lương tâm đang tồn tại ở Việt Nam.

Ngoài ra, các tín đồ PGHHmT còn mô tả và đưa hình ảnh, bằng chứng, cho thấy không những bị khủng bố trong thời gian ở tù khi quyết liệt từ chối ký giấy nhận tội, như ốm đau không được chữa trị, giam giữ xa nơi gia đình cư ngụ để bị cô lập và không nhận được thuốc men cũng như thực phẩm bổ xung cho những thiếu thốn đói kém trong tù. Sau khi mãn hạn tù vẫn bị theo dõi. Bạn bè hàng xóm bị công an đe dọa không được giao thiệp, làm ăn. Thậm chí gia đình của người cựu tù nhân cũng bị khủng bố, đe dọa, để không thể là nơi nương tựa cho họ. Nếu họ còn có thể sống sót là nhờ sự đoàn kết truyền thống của gia đình và láng giềng cũng như tinh thần bất khuất của các bạn đạo.

Điểm lưu tâm nhất của các tín đồ PGHHmT là trao cho ông Đặc Ủy Chính Phủ về chính sách nhân quyền và viện trợ nhân đạo, hồ sơ của những tín đồ PGHH còn đang bị giam giữ và hồ sơ bà Bùi thị Minh Hằng bị bắt trên đường đi thăm gia đình ông Nguyễn bắc Truyển đang bị khủng bố (11/02/2014). Ông Truyển rất lo lắng vì bà Hằng đang tuyệt thực và bị cách ly, gia đình không được thăm viếng, tiếp tế.

Ngoài ra nhóm tín đồ PGHHmT cũng trao Bản Lập trường của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập đối với dự thảo 4, luật tín ngưỡng tôn giáo,

(Bản Lập trường và những hồ sơ tù nhân được đăng trong


và gửi lời cảm ơn đến những vị tiền nhiệm của ông Strässer, những vị dân biểu, chính trị gia Đức đã cùng với những đồng nghiệp Âu châu, Mỹ và Úc, tích cực gắn liền mọi liên quan kinh tế cùng chính phủ Việt nam với tình trạng nhân quyền của người dân.

Những tín đồ PGHHmT cũng đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Mạng lưới nhân quyền ĐứcVETO! Human Rights Defenders' Network, những công dân Đức gốc Việt vẫn ngày đêm ủng hộ cuộc tranh đấu bất bạo động cho Nhân Quyền, và các bạn đạo thuộc PGHH cũng như các tôn giáo bạn tại Đức vẫn bền bỉ đòi hỏi tự do tôn giáo cho Việt Nam.


ThQ


====================o0o====================
An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2015

Thông cáo báo chí

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2015, tù nhân chính trị Mai Thị Dung đã được trả tự do vô điều kiện, gần 16 tháng trước khi mãn án tù. Bà Mai Thị Dung, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), đã bị kết án 11 năm tù với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Công an đã đưa bà Mai Thị Dung từ trại giam Thanh Xuân (Hà Nội)  về đến gia đình tại tỉnh An Giang vào lúc 18:30 ngày 17 tháng 4 năm 2015. Tình trạng sức khỏe bà Mai Thị Dung hiện rất yếu.
Bà Mai Thị Dung được dìu vào nhà vì sức khỏe rất yếu.


Bà Mai Thị Dung, 46 tuổi, là tín đồ PGHH sinh sống  tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang). Từ năm 1999, bà cùng chồng là ông Võ Văn Bửu đã tích cực đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các tín đồ đạo PGHH tại miền Tây – Nam Việt Nam. Vào ngày 5/8/2005, vợ chồng bà Dung và 6 đồng đạo khác đã bị công an tấn công và bắt giam vì đã tham gia vào một vụ tọa kháng và tuyệt thực tại gia xảy ra 2 tháng trước đó để phản đối chính quyền đàn áp tín đồ PGHH. Một số nạn nhân đã tự thiêu để phản đối hành vi bắt giữ tùy tiện này với hậu quả là ông Trần Văn Út (Út Hòa Lạc) bị thiệt mạng và ông Võ Văn Bửu bị phỏng nặng. Trong số 7 người bị đưa ra tòa, ông Võ Văn Bửu bị kết án 7 năm tù giam và bà Mai Thị Dung bị kết án hai lần, tổng cộng 11 năm tù giam với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của bộ luật Hình sự. Người thứ 3 bị kết án nặng là bà Dương Thị Tròn (68 tuổi) với 9 năm tù giam và hiện nay còn đang bị giam giữ tại trại giam Xuân Lộc.

Bà Mai Thị Dung (ngồi) cùng với chồng (ông Võ Văn Bửu), hai con là Võ Văn Bảo và Võ Thị Tuyết Linh.


Trong thời gian bị giam giữ tại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) bà Dung đã bị đối xử dã man với mục đích ép bà phải ký giấy nhận tội, thí dụ bỏ mặc bà đau đớn mà không khám và chữa trị đúng mức những chứng bệnh hiểm nghèo của bà.  Thêm vào đó, ngày 2/10/2013, công an đã chuyển bà Dung đến trại giam Thanh Xuân, Hà Nội (cách gia đình bà gần 2.000 km) trong hoàn cảnh bà Dung đang mang trọng bệnh, sức khỏe suy kiệt. Trên suốt đường đi bà Dung bị còng tay mặc dù nhiều lần bị ngất xỉu. Ở trại giam Thanh Xuân, bà Dung đã phải nhiều lần tuyệt thực mới được trại giam cho bà đi khám và điều trị bệnh tại bệnh viện chuyên khoa. Hiện nay, sức khỏe của bà sa sút trầm trọng với các chứng bệnh như  suy tim, suy nhược thần kinh, sỏi túi mật…

Mặc dù còn rất mệt sau một chuyến đi dài, bà Mai Thị Dung và gia đình xin gởi lời trân trọng cám ơn đến những cá nhân và tổ chức đã đồng hành cùng với gia đình bà trong việc vận động nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho bà:

·         Người bảo trợ: ông Frank Heinrich, dân biểu Quốc hội CHLB Đức;

·         Các phái bộ ngoại giao tại Việt Nam, đặc biêt là Đại sứ quán Đức, Hoa Kỳ, Úc-Đại-Lợi, Gia-Nã-Đại và  Phái bộ Liên minh Âu Châu;

·         Ông Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc;

·         Các Tổ chức Nhân quyền quốc tế, đặc biệt là tổ chức VETO! Mạng lưới những Người Bảo vệ Nhân quyền;

·         Nhiều tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt là Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam và Hội Bầu bí Tương thân;

·         Quý đồng đạo PGHH và các tín hữu Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài.

Trân trọng kính chào.

Thay mặt gia đình và Nhóm Một số tín đồ PGHH tại miền Tây.

Cư sỹ Võ Văn Bửu.

***********************o0o**********************
Báo cáo viên đặc biệt LHQ – ông Heiner Bielefeldt báo cáo về tình hình Tôn giáo và Tín ngưỡng tại Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Vào ngày 11/3/2014, ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên đặc biệt LHQ về tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đã có bài phát biểu về tình hình Tôn giáo tại Việt Nam trong đó nêu lên tình trạng vi phạm quyền tự do Tôn giáo, tín ngưỡng của chính quyền Việt Nam đối với các tín đồ Tôn giáo độc lập (không đăng ký) tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, Thụy sỹ.

Tháng  7/2014, ông Heiner Bielefeldt đã có chuyến công du đến Việt Nam. Ông tiếp xúc với các chức sắc tổ chức Tôn giáo do nhà nước Việt Nam kiểm soát, các tổ chức nhà nước quản lý về Tôn giáo và Tín ngưỡng và các tín đồ Tôn giáo độc lập.

Ngày 28/7/2014, trên đường đến thăm các tín đồ PGHH độc lập tại chùa Quang Minh (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và Giáo hội PGHH trung ương (do nhà nước thành lập), phía chính quyền địa phương đã có những hành động vi phạm đến sự an toàn và bảo mật của chuyến đi. Mặc dù ông Heiner Bielefeldt đã thông báo đến các viên chức công an và bộ Ngoại giao đi cùng, nhưng tình hình không được cải thiện, do đó ông Heiner Bielefeldt đã ngưng chương trình toàn bộ việc thanh sát và trở về Sài Gòn.

Dưới đây là video bài phát biểu của ông Heiner Bielefeldt tại Hội đồng Nhân quyền LHQ có phụ đề tiếng Việt.


Cuối tháng 1/2015, ông Heiner Bielefeldt cũng đã công bố toàn Báo cáo về tình trạng Tôn giáo, Tín ngưỡng tại Việt Nam qua chuyến viếng thăm của ông đến Việt Nam từ ngày đến 21/7/2014 ngày 31/7/2014 và những báo cáo về các vụ vi phạm quyền tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng từ phía nhà cầm quyền cộng sảnViệt Nam mà ông Báo cáo viên nhận được trong năm 2014. Báo cáo đã được đăng bằng 02 ngôn ngữ Việt – Anh.


Trong khoảng thời gian từ tháng  4 đến tháng 11/2014, ông Heiner Bielefeldt cũng đã can thiệp trực tiếp cho nhiều trường hợp bị đàn áp, bị cầm tù có liên quan đến Tôn giáo và Tín ngưỡng như trường hợp của tín đồ PGHH độc lập bà Mai Thị Dung, ông Nguyễn Bắc Truyển; chùa Liên Trì; người H’mong theo đức tin Dương Văn Minh; Hội thánh Tin lành Mennonite; vụ án của bà BùiThị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh…

Đại diện của nhà nước Việt Nam có mặt tại Hội đồng Nhân quyền LHQ vào ngày 11/3/2014 cũng đã chống chế phản bác bản báo cáo của ông Heiner Bielefeldt.


Thanh Mai.

*****************************************************

TNS Ed Markey yêu cầu can thiệp cho các tù nhân lương tâm Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thúy Quýnh, Nguyễn Văn Minh.

Ngày 15 tháng 9, năm 2014

Ông John Kerry
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street N.W.
Washington, DC 20520

Kính gửi Bộ Trưởng Kerry:

Tôi viết thư đến Bộ Trưởng liên quan đến việc 3 cá nhân đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ và bị kết tội gây rối trật tự công cộng.  Ba vị - Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh - bị truy tố không phải vì họ đã vi phạm luật pháp Việt Nam, mà là do chính quyền Việt Nam muốn trừng phạt họ vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình bày tỏ chính kiến.  Tôi muốn yêu cầu ông Bộ Trưởng dùng bất cứ biện pháp nào có thể để thúc đẩy chính quyền Việt Nam trả tự do cho 3 vị này.

Theo các tin tức cho biết, 3 người đang bị truy tố có liên quan đến việc họ tổ chức viếng thăm một cựu tù nhân chính trị, ông Nguyễn Bắc Truyền.  Đặc biệt, cả 3 người đều cùng đi chung trong một nhóm đi xe gắn máy từ thành phố Sàigòn đến tỉnh Đồng Tháp.  Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 3 người này trong lúc họ đang đi chung với nhóm và bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng”.  Vào cuối tháng 8 vừa qua, một tòa án tại Việt Nam đã kết án 3 người với các bản án từ 2 đến 3 năm tù giam cho mỗi người.

Sự đối xử của chính quyền Việt Nam đối với 3 người này thật đáng trách.  Trong khi có rất nhiều tin tức cho thấy thành viên trong nhóm người đi xe máy đã bị công an tấn công, tôi chưa hề thấy có báo cáo nào nói về chuyện 3 cá nhân này hoặc những thành viên khác trong nhóm đã có hành vi bạo động hoặc phá hoại tài sản.  Trên thực tế, chính quyền Việt Nam cố ý trừng phạt thể chất 3 vị này vì quan điểm chính trị của họ và rồi, như sát muối thêm vào vết thương, đã nại cớ để truy tố 3 người cũng chỉ vì chính kiến của họ.

Cách đối xử nham hiểm này của một chính quyền đối với người dân của họ chính là những điều mà chính quyền Hoa Kỳ đã luôn lên tiếng phản đối.  Trong rất nhiều năm qua, người Mỹ luôn tự hào là không những đã tôn trọng quyền tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ, mà còn cương quyết tranh đấu cho người dân khắp nơi trên thế giới để họ được quyền nói lên suy nghĩ của mình mà không phải sợ bị chính quyền trả thù.  Về mặt này, tôi cảm thấy khích lệ khi Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc bởi quyết định của chính phủ Việt Nam đã kết tội và tuyên án” 3 nhà hoạt động này.”

Việc kết án này đi ngược với quyền tự do ngôn luận và những cam kết của chính quyền Việt Nam đối với Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện đối với 3 vị này, cũng như đối với tất cả các tù nhân lương tâm, và để cho tất cả người dân Việt Nam có quyền bày tỏ chính kiến của mình.

Tôi chia sẻ mối quan tâm của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.  Chính quyền Việt Nam đã từng cam kết tôn trọng những quyền con người căn bản của chính người dân mình, bao gồm quyền tự do ngôn luận.  Trường hợp chính quyền Việt Nam tìm một lý cớ để trừng phạt người dân vì họ tham gia vào các cuộc biểu tình để bày tỏ chính kiến là vi phạm những điều khoản trong luật quốc tế.  Do đó, tôi yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thực hiện mọi điều có thể nhằm thúc đẩy chính quyền Việt Nam trả tự do cho 3 nhà hoạt động này.

Xin cám ơn sự quan tâm của ông trong vấn đề này.  Xin liên lạc với nhân viên văn phòng tôi nếu có thắc mắc.


                                                            Trân trọng,

                                                            Edward J. Markey
                                                            Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ

==============================


Chuyện về người Phật Giáo Hòa Hảo


An Giang – Nói về bách hại tôn giáo hay tù nhân tôn giáo thì Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) bị nghiêm trọng nhất ở Việt Nam. Nhiều người đã phải hi sinh mạng sống bằng cách tự thiêu, bị bắt tù, bị đốt nhà, bị đánh đập, bị bao vây, và hàng chục năm bị cắt điện, nước…
Một nhà ba tín đồ PGHH đi tù
Để hiểu thêm về cuộc sống của các Tín Đồ PGHH chúng tôi đã tìm đến nhà ông Bùi Văn Trung tại huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Theo lời kể của cô Bùi Thị Diễm Thúy (là con gái của ông Trung) gia đình cô hiện có ba người đang bị tù vì hành đạo không theo khuôn khổ của Ban Đại Diện PGHH do Nhà Nước lập ra, người thứ nhất là Cha cô, ông Bùi Văn Trung, đang bị kết án bốn năm, người thứ hai là em trai, anh Bùi Văn Thâm, bị kết án 30 tháng tù, người thứ ba là chồng cô, Nguyễn Văn Minh, cả ba đều chưa mãn hạn.
Được biết anh Minh vừa mới bị bắt ngày 11. 02. 2014 khi anh cùng một số người đang trên đường đến thăm nhà một đồng đạo là anh Nguyễn Bắc Truyển, tại tỉnh Đồng Tháp vừa bị Công An (CA) bắt và phá nhà, hiện anh đang bị tạm giam tại trại giam An Bình, tỉnh Đồng Tháp cùng với hai người bạn cùng đi hôm ấy.
Chị Thúy cho biết thêm, gia đình chỉ kiếm sống bằng nghề làm thuê, ba người bị bắt đều là lao động chính trong gia đình, từ hơn bốn năm nay, gia đình chị bị cắt điện mà không có một lý do, nhà bị hư đi mua vật liệu về sửa thì cửa hàng nói CA không cho bán, tất cả các công việc làm ăn của gia đình đều bị CA gây khó khăn.
Theo đạo PGHH bị cộng sản đốt nhà?
Trường hợp thứ 2 là gia đình anh Nguyễn Vũ Tâm tại ấp khánh Mỹ, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, Anh Tâm có một vợ và hai cô con gái.
Theo lời kể của anh Tâm thì cả gia đình anh phát tâm theo đạo từ năm 2012, gia đình anh tham gia nhiều vào các buổi sinh hoạt, các cuộc cầu nguyện trong đạo tổ chức.
Kể từ đó gia đình anh nhiều lần bị CA hăm dọa, họ nói nếu vợ chồng anh còn đi với mấy ông đạo PGHH nửa thì có ngày không còn nhà mà ở, vài ngày sau khi vợ chồng anh đang đi đám giỗ tại nhà một đồng đạo thì nhận được tin, nhà anh bị cháy hoàn toàn, từ đó gia đình anh phải đi ở nhờ nhà người quen.
Anh Tâm nói với chúng tôi bằng một giọng khẳng định “nhà vợ chồng tôi nhất định là do Cộng Sản đốt, vì họ đã hăm dọa rất nhiều lần”.
Tiếp tục theo đạo, công an không bảo đảm mạng sống
Trường hợp tiếp theo là anh Trần Thanh Giang ở thị trấn Chợ Mới, Huyện Chợi Mới, tỉnh An Giang.
Anh Giang cho biết, vì tu theo tôn chỉ của PGHH và không làm theo khuông khổ, chủ trương của Nhà Nước nên gia đình anh bị làm khó trong việc làm ăn, riêng bản thân anh đã bị CA đánh rất nhiều lần.
Thời gian gần đây nhất là vào ngày 18.05.2014 âm lịch (al) là ngày khai sáng đạo PGHH, trước đó vài ngày, có khoảng 30 CA thuộc nhiều cấp khác khác nhau, đến và yêu cầu anh không được làm lễ và không được đi ra khỏi nhà trong những ngày lễ của Đạo, nếu không nghe lời thì họ không đảm bảo mạng sống.
Tiếp theo đó, anh bị CA bao vây không cho ra khỏi nhà, ngay cả đi mua đồ ăn, kể cả đi vệ sinh (gia đình anh không có nhà vệ sinh nên phải đi nhờ nhà người anh ở gần đó) cũng bị ngăn cấm. Không còn sức để chịu đựng, anh Giang đành phải lợi dụng đêm khuya trốn ra khỏi nhà, vì sợ bị đánh, nên hiện nay anh Giang phải ở nhờ một ngôi chùa của PGHH không  dám về nhà.

140812004Chùa Quang Minh Tự
Tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có một ngôi chùa Quang Minh Tự, thầy trụ trì Võ Văn Thanh Liêm sinh năm 1940, Thầy Liêm được người trong vùng đặt cho cái tên là ‘Người Tù Xuyên Thời Gian’ vì kể từ ngày 30.04.1975 đến nay ông đã đi tù hơn 30 lần, và lần mãn hạn tù gần đây nhất là vào ngày 05.02.2012, sau khi trả xong án tù 6 năm 6 tháng tại nhà tù Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai, lần tù thứ 34, vì đòi quyền tự do tôn giáo.
Thầy cho biết, chùa của thầy không theo Ban đại diện do Nhà Nước thành lập nên tất cả các buổi lễ, và cầu nguyện đều bị ngăn cản, chùa đã bị cắt điện hơn 10 năm nay cũng không có một lý do. Thầy cũng nói thêm, hiện nay chùa đã xuống cấp nhưng không thể sữa chữa vì bị chính quyền ngăn cản. Họ còn cấm các chỗ bán vật liệu xây dựng không được bán cho chùa.
140812005
Tín đồ PGHH tự thiêu và tù tội

Theo thống kê của Hội Aí Hữu Tù Nhân chính trị và Tôn Giáo, chỉ tính riêng thời điểm từ năm 2000 đến nay, đã có khoảng 30 Tín Đồ PGHH bị đi tù, vì họ không theo Ban đại diện PGHH của nhà nước đặt ra, ngoài những người đi tù thì có đến ba Tín  Đồ đã tự thiêu để phản đối việc đàn áp tôn giáo của cộng sản Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng của một số tù nhân PGHH hiện đang bị giam giữ, chúng tôi đến với gia đình bà Mai Thị Dung, tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bà Dung hiện đang chấp hành án 11 năm, vợ ông Võ Văn Bửu. Ông Bửu cũng là một cựu tù vừa mãn hạn 7 năm.
Ông Bửu cho biết, vợ chồng ông bị bắt ngày 05.08.2005 trong một vụ biểu tình chống chính quyền đàn áp PGHH. Bà Dung bị quy án 11 năm tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Bà Dung hiện đang bị giam tại trại giam Thanh Xuân (Hà Nội), cách xa nhà 2.000km về phía Bắc.
Bà Dung hiện đang bị các bệnh sỏi túi mật, suy tim, và suy nhược thần kinh, nhưng không được trại giam khám và chữa bệnh, mỗi lần ra thăm gặp thân nhân, bà Dung phải có người dìu ra.
Ông Bửu cho biết vừa ra thăm vợ ngày 01.08.2014. Sức khỏe của bà Dung rất kém. Ông Bửu bức xúc nhất là khi bà Dung gửi ra một mẫu giấy kể về triệu chứng bệnh, để khi về ông mua thuốc gửi vào cho bà, thì bị cán bộ trại giam giật lại và tịch thu không cho bà gửi ra.
140812006
Một trường hợp nữa là bà Dương Thị Tròn, cư ngụ tại ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, là Trưởng Ban Phụ Nữ Giáo Hội PGHH, bị bắt ngày 02.10.2006, bị kất án 9 năm vì đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo. Hiện bà Tròn đang bị giam tại trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Chồng bà là ông Nguyễn Văn Thơ cũng vừa ra tù với bản án 6 năm vì đấu tranh cho tôn giáo. Ông Thơ cho biết hiện nay vợ ông cũng mang rất nhiều chứng bệnh do sự khắc nghiệt của nhà tù. Bà Tròn cũng không được chăm sóc y tế theo đúng quy định pháp luật.

PGHH do Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ sáng lập ngày 18.05 năm Kỷ Mão,(1939) tại làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, vào thời điểm ấy đã có khoảng ba triệu tín đồ quy y theo đạo. Hiện nay có khoảng bảy triệu tín đồ, nhiều nhất ở Miền Tây Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản đã giải tán Trung ương hội và toàn bộ hệ thống trị sự, cùng tịch thu các cơ sở, bắt những người lãnh đạo của PGHH đi tù. Kế đó, nhà cầm quyền lập ra PGHH thuộc nhà nước để tỏ ra cho bên ngoài biết PGHH không hề bị tiêu diệt, và để chia rẻ nội bộ các tín đồ PGHH cho đến nay vẫn còn.
Võ Văn Bảo
Học viên Truyền thông khóa Sài Gòn – 2014

  1. =========================================

Thông báo số 6
Cập nhật diễn biến liên quan đến vụ bắt giam
Bà Bùi Thị Minh Hẳng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh
(từ ngày 8/7/2014 - 6/8/2014)

Liên quan đến việc đoàn 21 đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) và các nhà đấu tranh nhân quyền bị bắt giữ ngày 11/2/2014 trên đường đến thăm gia đình PGHH Bùi Thị Kim Phượng/Nguyễn Bắc Truyển chúng tôi xin cập nhật những diễn tiến mi nht như sau:
1         V án đã chuyn qua tòa án tnh Đồng Tháp th lý và đã có quyết định x án.
2         Các luât s bào cha cho 03 người b truy t.
3         Mt nhóm tín đồ PGHH min Tây (Nam Vit Nam) găp đại din các Đại s quán ti Hà Ni.
4         Đại din mt nhóm tín đồ PGHH min Tây (Nam Vit Nam) đã gi báo cáo v v đàn áp tôn giáo cho Báo cáo viên LHQ v t do Tôn giáo - ông Heiner Bielefeldt.
5         Bùi Văn Trung, con trai bà Bùi Th Minh Hng đã đến Hoa K trong chuyến đi vn động cho bà và hai người b bt.
 Chi tiết:
 1/ V án đã chuyn qua tòa án tnh Đồng Tháp th lý và đã có quyết định x án.

Theo tin t gia đình bà Bùi Th Dim Thúy, v án gây ri trt t công cng theo điu 245 ca b lut Hình s s x vào ngày 26/8/2014 ti tòa án tnh Đồng Tháp s 1 Lê Quý Đôn, phường 1, thành ph Cao Lãnh, tnh Đồng Tháp.

Trong v án, 03 người b truy t là bà Bùi Th MInh Hng, bà Nguyn Th Thúy Qunh và ông Nguyn Văn Minh. Ngoài ra, còn có 18 nhân chng (mt nhân chng đã mt vào đầu tháng 7/2014) cùng là nhng nn nhân b công an huyn Lp Vò, công an tnh Đồng Tháp vi hàng trăm công an đã phc kích và đánh đập dã man vào ngày 11/2/2014 ti xã M An Hưng B (huyn Lp Vò, tnh Đồng Tháp). Nhiu người trong s h còn b ly tài sn như tin, đin thoi...mà không có bt k biên bn thu gi tài sn nào được lp.

Sau đó, công an huyn Lp Vò đã dàn dng thành mt v án gây ri trt t công cng, chng người thi hành công vụ” bt giam 3 nn nhân và khi t v án. Sau 5 tháng điu tra, cơ quan cnh sát điu tra (công an huyn Lp Vò) không th kết thúc v án đành phi chuyn cho cơ quan cnh sát điu tra tnh Đồng Tháp để hoàn tt kết lun điu tra.

Tuy nhiên, cho đến ngày 15/7/2014, Vin kim sát tnh Đồng Tháp mi thông báo cho các lut sư là đã có bn cáo trng mà trước đó cơ quan cnh sát điu tra tnh Đồng Tháp không gi bn kết lun điu tra cho các lut sư theo đúng quy định ca b lut t tng hình s.

2/ Các luât s bào cha cho 03 người b truy t.

Ngày 5/8/2014, lut sư Nguyn Văn Miếng đã đến làm th tc ti tòa án tình Đồng Tháp và tri tm giam An Bình đề ngh cp giy chng nhn lut sư bào cha cho bà Nguyn Th Thúy Qunh và ông Nguyn Văn Minh.

Lut sư Miếng cũng cũng đã nhn được thư mi lut sư bào cha t bà Thúy Qunh và ông Minh ti tri tm giam An Bình. Ngoài ra, bà Bùi Th Minh Hng s có 3 lut sư bào cha là lut sư Trn Thu Nam (văn phòng lut sư Tín Vit - Hà Ni), lut sư Hà Huy Sơn (Hà Ni) và lut sư Đoàn Thái Duyên Hi (TP HCM).

3/ Mt nhóm tín đồ PGHH min Tây (Nam Vit Nam) găp đại din các Đại s quán ti Hà Ni.

Ngày 17/8/2014, mt nhóm các tín đồ Pht giáo Hòa Ho (PGHH) min Tây đã gp đại din các Đại s quán Hoa K, Úc - Đại - Li, Na- Uy và Anh quc ti Hà Ni.

Trong bui gp đại din các Đại s quán, ngoài vic nêu lên nhà cm quyn đàn áp quyn t do Tôn giáo ca các tín đồ PGHH ti min Tây nói chung, các tín đồ PGHH đã gi báo cáo cho các đại s quán v v án gây ri trt t công cngcó liên quan đến bà Bùi Th Minh Hng, bà Nguyn Th Thúy Qunh và ông Nguyn Văn Minh.

Mt tín đồ PGHH là bà Bùi Th Kim Cam, cùng tham gia đoàn gp các đại s quán sau khi tr v nhà ti xã Long Hưng B, huyn Lp Vò, tnh Đồng Tháp đã b đại úy công an huyn Lp[Vò là Hunh Văn Thun đến nhà sách nhiu, đe da. Vài ngày sau, công an xã Long Hưng B đưa giy mi bà Cam lên đồn công an làm vic vi đại úy Hunh Văn Thun vì liên quan đến ông Nguyn Bc Truyn. Bà Bùi Th Kim Cam đã không nhn giy mi và yêu cu công an trc tiếp làm vic vi ông Nguyn Bc Truyn (em r) đang Sài Gòn.

4/ Đại din mt nhóm tín đồ PGHH min Tây (Nam Vit Nam) đã gi báo cáo v v đàn áp tôn giáo cho Báo cáo viên LHQ v t do Tôn giáo - ông Heiner Bielefeldt.

Trong chuyến thăm An Giang ca ông Heiner Bielefeltd - Báo cáo viên LHQ v t do Tôn giáo, mc dù gp tr ngi t phía chính quyn Vit Nam dn đến ông Heiner hy b chuyến thanh sát, các tín đồ PGHH cũng đã kp gi cho ông Heiner Bielefeldt các báo cáo vi phm quyn t do Tôn giáo, trong đó có báo cáo v vic 21 tín đồ PGHH và các nhà hot động b công an đánh và công an khi t 03 người vi ti danh gây ri trt t công cng.

5/ Bùi Văn Trung, con trai bà Bùi Th Minh Hng đã đến Hoa K trong chuyến đi vn động cho bà và hai người b bt.
Ngày 5/8/2014, Trn Bùi Trung, con trai bà Bùi Th Minh Hng đã đến Hoa K bt đầu chuyến vn động cho 03 người b bt là bà Bùi Th Minh Hng, bà Nguyn Th Thúy Qunh và ông Nguyn Văn Minh.

D kiến, Trn Bùi Trung s gp các dân biu ti Quc hi Hoa K và cng đồng người Vit ti Hoa K.

Tu s Võ Văn Thanh Liêm
Tr trì chùa Quang Minh PGHH, huyn Ch Mi, tnh An Giang.

  
                         ============================================

Đằng sau chuyến đi Việt Nam của báo cáo viên LHQ về tôn giáo


Trong cuộc họp báo ngày 31/07/2014, tại Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Việt Nam, báo cáo viên (BCV) đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeldt, than phiền rằng một số cá nhân mà ông "muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại". Ngoài ra việc di chuyển của ông "cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an”, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng".

Ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc điều hành tổ chức VETO - Human Rights Defenders‘ Network - Phân ban Đức, có trụ sở tại Bad Nauheim, Đức, cho biết thêm một số thông tin:

- Theo lịch trình thỏa thuận với chính phủ Việt Nam, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc sẽ đi thăm các tỉnh và thành phố Hà Nội, Tuyên Quang, Sài Gòn, Vĩnh Long, An Giang, Pleiku và Kontum từ ngày 21 đến 31/7/2014.

Chúng tôi được báo rằng tình hình tại các nơi đó trong những ngày này rất căng thẳng, nghĩa là công an và an ninh mặc thường phục đã được gia tăng và có thái độ hăm dọa những người bị cho là có thể tiếp xúc với ông BCV.

Thí dụ ngay hôm đầu tiên ở Hà Nội ông BCV đã phải thay đổi chỗ họp với các nhân chứng vì địa điểm dự định ban đầu không còn an toàn. Các nhân chứng cho biết công an đã tăng cường nhân sự bao vây địa điểm này và có thái độ đe dọa họ. Đến hôm ông đi Tuyên Quang, tuy có bị theo dõi ngầm nhưng không bị cản trở. Tuy nhiên khi vào họp với các nhân chứng người H’Mông theo đạo Dương Văn Mình ở xã Hùng Lợi, tỉnh Tuyên Quang thì hành vi đe dọa đã thành rõ rệt. Hai cán bộ nhà nước đã ngang nhiên vào nhà dân để theo dõi cuộc trao đổi khiến cho các nhân chứng trở nên e dè. Ông BCV đã phải mời 2 cán bộ này ra nhưng họ cứ cãi bướng làm mất thời giờ của ông. Cuối cùng họ cũng phải đi ra nhưng sau đó lại đứng ngoài để ghi âm. Cuối buổi các tín đồ lại khám phá ra thêm hai người khác lẻn vào nhà lúc nào không biết và ngồi nghe. Họ là dân được các nhân viên chính quyền yêu cầu đến nghe để về báo cáo.

Như vậy ngay từ những ngày đầu đã có những bằng chứng không thể chối cãi về việc vi phạm những thỏa thuận với BCV LHQ. Ông Bielefeldt là một người rất nguyên tắc nên khó có thể chấp nhận những vi phạm như vậy.

- Vì sao báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc hủy dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum ? :

Buổi gặp gỡ các đại diện tôn giáo tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài gòn cũng xảy ra trong tình trạng căng thẳng, nghĩa là có công an bao vây ở bên ngoài nhiều hơn bình thường và đôi khi còn bước vào phạm vi nhà thờ, nhưng không có gì đáng tiếc xảy ra. Một số nhà bất đồng chính kiến ở Sài Gòn cho biết công an đã cấm họ hoặc cản trở họ đi ra khỏi nhà mặc dù họ không là những người hoạt động tôn giáo.

Cuộc gặp gỡ ở Vĩnh Long tương đối xuông xẻ, có lẽ nhờ sự kiên quyết của các chức sắc Cao Đài, mặc dù trong những ngày trước đó họ bị công an theo dõi rất căng thẳng. Tuy nhiên khi vào địa phận An Giang thì tình hình đột ngột biến chuyển và dẫn đến quyết định hủy bỏ chuyến đi của ông BCV. Tại An Giang, công an đã bao vây hai địa điểm Phật giáo Hòa hào (PGHH) độc lập mà ông BCV dự định tới là Quang Minh Tự của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm và Đạo tràng Út Trung. Ngày hôm trước, cho đến khuya, công an đã cho ném đá, trứng vịt thối và xác mắm thối vào nhà Đạo tràng Út Trung, cũng như cho côn đồ kéo đến chửi rủa và khiêu khích.

Ném trứng và mắm vào nhà những người PGHH ăn chay trường ít nhất là bằng chứng của sự thiếu tôn trọng, bất bao dung tôn giáo. Cần biết rằng gia đình này có cha là Bùi Văn Trung, con là Bùi văn Thâm và rể là Nguyễn văn Minh đang ở trong tù. Trong ngày đó công an cũng đã tịch thu chiếc xe gắn máy của anh Nguyễn Hoàng Nam khi anh ta đang trên đường đi đến dự buổi niệm Phật ở Đạo tràng Út Trung. Khi ra về anh Nam đã bị công an vây đánh đổ máu đầu vào trói gô đem đi bỏ ở một quãng xa.

Sự kiện quyết định xảy ra vào buổi sáng ngày 28/7. Lúc đó ông BCV đang ngồi họp với các cộng sự viên thì khám phá một người nữ đến ngồi gần và thu âm lén. Ông đã cho gọi nhân viên của bộ ngoại giao và bộ công an đến để phản đối và sau đó quyết định hủy bỏ chương trình còn lại. Hành vi nghe lén nói trên chỉ là giọt nước làm tràn ly. Tối hôm trước đó ông BCV đã đi ra ngoài khách sạn để điểm mặt những nhân viên an ninh đang bao vây khách sạn.

Cần nói thêm là trên đường từ An Giang về lại Sài Gòn ông BCV lại được chứng kiện thêm một hiện trường nữa khi ông đi ngang qua nhà anh Nguyễn Bắc Truyển và chi Bùi Thị Kim Phượng ở huyện Lập Vò, tỉnh Đồng Tháp. Hôm đó công an đã dùng các xe tải lớn để chặn hai đầu của một đoạn đường quốc lộ dài khoảng 2 km dẫn vào nhà anh chị này. Truyển và Phượng là hai nạn nhân của vụ tấn công, bắt người, phá nhà và xúc phạm tôn giáo PGHH vào ngày 9/2/2014 khiến cho họ bây giờ phải bỏ nhà đi lên sống tại Sài gòn.

- Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố chính phủ Việt Nam đã "đáp ứng tất cả các yêu cầu của báo cáo viên", điều này có đúng không?

Vấn đề là chính phủ Việt Nam đã đáp ứng thế nào chứ không phải chỉ là có hay không. Ở đây tôi phân biệt trách nhiệm của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Có thể chính quyền trung ương có thiện chí nhưng rõ ràng các chính quyền địa phương thì không. Việc cử người đi theo hộ tống là cần thiết và các quốc gia khác cũng làm như vậy.

Nhưng hộ tống và giúp đỡ giải quyết các trở ngại trong chuyến thăm viếng rất khác với việc can thiệp thô bạo vào công việc của BCV. Theo cam kết BCV phải được gặp bất cứ người nào, cho dù người đó đang bị giam cầm, và phải được gặp riêng họ mà không chịu bất sự giám sát nào. Đây là điều mà Việt Nam không giải quyết được. Thà không gặp chứ ông BCV không chấp nhận nói chuyện với bất cứ tù nhân nào khi có quản giáo ngồi kề bên. Sự có mặt của quản giáo hay bất cứ người nào khác sẽ không giúp cho ông tìm hiểu đúng sự thật. Đó là một nguyên tắc bất di bất dịch của các BCV Liên Hiệp Quốc. Đã mời BCV thì Việt Nam phải biết chuyện này.
Việc để xảy ra những cản trở - với chứng cứ rõ ràng nên không thể xem là chuyện hiểu lầm – là sự xúc phạm đối với vị trí của BCV Liên Hiệp Quốc. Dù là lỗi của ai, trung ương hay địa phương, nhưng trách nhiệm vẫn là của nhà nước. Rất tếc các báo chí ở Việt Nam đã cắt xén phát biểu của BCV Liên Hiệp Quốc trong buổi họp báo ngày 31/7/2014 vừa qua để chỉ nêu lên một mặt của vấn đề là những lời khen, lời cá ơn lịch sự tối thiểu.
- Nhận xét về thành quả của chuyến đi này của báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc
Trong những năm qua đã có 6 BCV Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam nhưng ông Bielefeldt là BCV đầu tiên về quyền dân sự và chính trị đến Việt Nam trong 16 năm qua. Đây là một điểm mới đáng khích lệ. Nhưng tôi cho rằng chính quyền Việt Nam chưa biết khai dụng mặt tích cực của chuyến viếng thăm.
Là những học giả, những chuyên gia độc lập các BCV luôn bảo vệ tính khách quan và vô tư của mình. Do đó những khuyến cáo của họ cần được trân trọng vì chúng sẽ giúp cải thiện tình hình nhân quyền. Bản báo cáo sơ khởi của ông Bielefeldt đã hé lộ một vài vấn đề cơ bản cần phải sửa đổi liên quan đến quan niệm về quyền tự do tôn giáo và các thức đối xử của nhà nước Việt Nam đối với những người có tôn giáo. Chúng ta chờ đợi bản báo cáo chính thức và đầy đủ của ông vào tháng Ba năm tới.
Điều cần nói thứ hai là ông BCV Liên Hiệp Quốc đã được chứng kiến để có thể cảm nhận một cách đầy đủ về một chính sách đàn áp tôn giáo một cách tinh vi và toàn diện. Chính quyền đã không biết ông sẽ gặp ai tại địa điểm nào nên đã cho bao vây trên địa bàn của toàn tỉnh hay thành phố. Nếu không đi và sống tại chỗ thì làm sao BCV Bielefeldt có thể hình dung được tình trạng này khi đọc các báo cáo. Đó là lợi thế của một chuyến đi thực địa.
Nhận xét cuối cùng là cách làm việc rất hữu hiệu của nhiều tôn giáo tại Việt Nam trong việc cộng tác với BCV. Theo tôi đây là một sự hợp tác trong tương kính và tin cậy. Không có hai yếu tố này tin tức về chuyến đi không thể giữ kín để bảo đảm kết quả và sẽ khó có sự thông cảm cho việc BCV phải cắt bỏ một phần chương trình. Là những người trong cuộc họ sẽ giúp chúng ta giải mã bản báo cáo sơ khởi của ông Bielefeldt. Qua tiếp xúc này Liên Hiệp Quốc không còn là xa vời và xa lạ mà là một cơ chế để họ tiếp tục giữ liên lạc.

Nguồn tin RFI


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuyên bố báo chí về Chuyến thăm Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng,
Heiner Bielefeldt


Hà Nội, Việt Nam, 31/7/2014
Với tư cách là Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, 
tôi đã được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mời tiến hành một 
chuyến thăm quốc gia từ ngày 21 đến 31 tháng 7 năm 2014.
Trước hết, tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mời tôi đến đây và đã duy trì mối quan hệ hợp 
tác mang tính xây dựng với Thủ tục Đặc biệt mà tôi phụ trách. Báo cáo viên tiền nhiệm của 
tôi, ông Abdelfattah Amor đã quá cố, cũng đã đến thăm Việt Nam vào năm 1998. Từ năm 
2010 đến nay, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các Thủ tục Đặc biệt và đã mời sáu chuyên 
gia thực thi các thủ tục này, trong đó có tôi, tiến hành các chuyến thăm quốc gia. Việt Nam 
cũng là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam 
cũng đã rất tích cực trong việc chuẩn bị và hỗ trợ trong suốt chuyến thăm này. Bộ cũng tạo 
điều kiện để chúng tôi thăm một tù nhân.
Tôi cảm ơn tất cả các bên đã gặp và tham gia trao đổi với tôi trong chuyến thăm này, từ các 
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Chính phủ, các cộng đồng hay tổ chức tôn 
giáo (đã được công nhận hay chưa được công nhận), đến cộng đồng ngoại giao và các cơ 
quan Liên Hợp Quốc. Tôi cũng muốn cảm ơn Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 
(UNDP) tại Hà Nội đã hỗ trợ về hậu cần cho chuyến đi. Những cuộc thảo luận ở Hà Nội, 
Tuyên Quang, thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Long nhìn chung đều cởi mở, thẳng thắn và 
mang tính xây dựng.
Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián đoạn từ
ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi 
muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công 
an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị
công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của tôi 
cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được 
thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. 
Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu củabất kỳ chuyến thăm 
quốc gia nào.
Hôm nay, tôi trình bày với các bạn ở đây những phát hiện sơ bộ và một số nhận xét chính 
của tôi mà tôi muốn các bạn chú ý tới. Tuyên bố báo chí này không phải là báo cáo cuối 
cùng. Báo cáo chính thức sẽ được trình bày tại kỳ họp thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền vào 
tháng 3 năm 2015. Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, tôi sẽ tiếp tục hợp tác và làm việc trên 
cơ sở tham vấn với Chính phủ và tất cả các bên liên quan để có thêm các thông tin và làm 
sáng tỏ những điểm chưa rõ, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến những vùng tôi không thể
đến thăm.
I. Tóm lược tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Ban Tôn giáo Chính phủ cho tôi biết hiện có 37 tổ
chức tôn giáo được đăng ký trong cả nước. Theo con số thống kê của Chính phủ, tổng số tín 2
đồ của các tôn giáo được công nhận là khoảng 24 triệu người trong tổng dân số 90 triệu
người. Các cộng đồng tôn giáo được công nhận chính thức gồm 11 triệu Phật tử, 6,2 triệu 
tín đồ Công giáo, 1,4 triệu người theo đạo Tin lành, 4,4 triệu người theo đạo Cao Đài, 1,3 
triệu phật tử Hòa Hảo cùng với 75.000 người Hồi giáo, 7.000 người Baha’ís, 1.500 người Ấn 
Độ giáo và những người theo các tôn giáo khác. Chính thức có 26.387 cơ sở thờ tự gồm 
chùa, đền thờ, nhà thờ và các nơi thờ tự khác. Việt Nam tự hào đã tổ chức các hội nghị
quốc tế của các nhà lãnh đạo tôn giáo, cụ thể là một đại hội các chức sắc Phật giáo được tổ
chức vào Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc vào tháng 5/2014. Tôi cũng được cho biết là ở Việt 
Nam có 54 dân tộc. Đôi khi các nhóm dân tộc thiểu số cũng chính là các nhóm tôn giáo thiểu 
số.
Trong khi đa số người dân Việt Nam không thuộc một cộng đồng tôn giáo được chính thức 
công nhận, họ cũng vẫn thỉnh thoảng hoặc thường xuyên thực hiện những nghi lễ truyền 
thống – mà ở Việt Nam thường gọi là “tín ngưỡng”. Nhiều nghi lễ truyền thống biểu đạt sự
tôn kính tổ tiên. Ngoài ra, trong thực tế có những niềm tin và thực hành tôn giáo nằm ngoài 
các cộng đồng tôn giáo đã chính thức được công nhận. Khó có thể có một bức tranh rõ ràng 
và đầy đủ về vấn đề này, nếu không muốn nói là không thể. Một vài chuyên gia của Chính 
phủ đưa ra ước tính tương đối thấp về số người đang thực hành các tôn giáo bên ngoài các 
cộng đồng đã được công nhận. Nhưng đồng thời tôi cũng nghe được những phỏng đoán
rằng số người đang thực hành tôn giáo ngoài các cộng đồng đã được đăng ký – hoặc đang 
muốn đăng ký – có thể lên đến hàng triệu người. Bên cạnh những ước đoán khác nhau về
con số, tôi cũng nhận được những thông tin trái ngược nhau về các điều kiện để những 
người này có thể thụ hưởng quyền con người về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo hay 
tín ngưỡng.
Nhiều người chúng tôi tiếp xúc nhấn mạnh một thực tế rằng các điều kiện để thực hành tự
do tôn giáo ở Việt Nam nhìn chung đã được cải thiện so với tình hình sau năm 1975. Nhiều 
đại diện các cộng đồng tôn giáo cũng chia sẻ nhận xét này, và họ công nhận rằng, mặc dù 
còn có nhiều khó khăn nhưng hiện nay nhìn chung họ có nhiều không gian để thực hành tôn 
giáo hơn trong quá khứ. Mặt khác, điều kiện để các cá nhân hoặc các nhóm thực hành tôn 
giáo hay tín ngưỡng cũng khó đoán, và thường phụ thuộc vào thiện chí của các cơ quan 
Chính phủ, đặc biệt là chính quyền địa phương. Ngoài ra, thành viên của các nhóm thiểu số
về tôn giáo không được công nhận chính thức tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc thực 
hành tự do tôn giáo tín ngưỡng của mình, đặc biệt khi các thực hành tôn giáo hay nghi lễ
của họ bị cho là không phù hợp với “lợi ích chính đáng của số đông” – một cụm từ thường 
được nhắc đến trong một số cuộc thảo luận.
II. Các quy định pháp lý và việc thực hiện
a) Quy định pháp lý điều chỉnh thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng
Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước quốc 
tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, trong đó Điều 18 bảo vệ chung tự do tư tưởng, lương 
tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng.
Hiến pháp mới sửa đổi của Việt Nam1
quy định chương II “Quyền con người, Các quyền và 
nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Tại đó, Hiến pháp 2013 cũng nhắc đến tự do tôn giáo hay 
tín ngưỡng trong Điều 24. Các đại diện của Chính phủ đã nhắc lại nhiều lần và nhấn mạnh 

1
Bản Hiến pháp sửa đổi đã được Quốc Hội thông qua ngày 28/11/2013.3
rằng những người có quyền được quy định trong điều này bao gồm tất cả mọi người, trong 
khi quy định tương ứng tại Hiến pháp 1992 giới hạn ở các công dân Việt Nam. Điều này 
được trình bày như một dấu hiệu cho thấy thái độ nhìn chung là tích cực hơn đối với tự do 
tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều 24 quy định như sau:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 
Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo 
để vi phạm pháp luật.
Việt Nam chưa có một luật riêng điều chỉnh các vấn đề tôn giáo. Văn bản pháp lý liên quan 
nhất là Pháp lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2004. Nghị
định số 92 ngày 8/11/2012 quy định chi tiết các điều khoản trong Pháp lệnh. Trong Pháp 
lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng, Điều 38 khẳng định các quy định trong các điều ước quốc 
tế sẽ có hiệu lực trong trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của Pháp lệnh và các điều 
ước quốc tế.
2
Tôi được biết một dự án xây dựng luật về các vấn đề tôn giáo trên nền tảng Pháp lệnh hiện 
hành sẽ được đưa ra trong năm 2015, và dự kiến được thông qua năm 2016. Ngoài việc vị
thế pháp lý của một văn bản luật sẽ cao hơn so với một pháp lệnh, quá trình soạn thảo một 
luật mới toàn diện có thể là cơ hội để có những sửa đổi cụ thể với mục đích thúc đẩy quyền 
tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và việc thực thi quyền này trong thực tế. Khi thảo luận vấn đề
này với các chuyên gia của Chính phủ về vấn đề tôn giáo, đã có những nhận định rằng vấn 
đề đất đai sẽ được giải quyết tốt hơn, đồng thời người nước ngoài cũng sẽ có điều kiện dễ
dàng hơn để thực hành tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Những người khác cũng bày tỏ sự
sẵn sàng cân nhắc những thay đổi cụ thể để khắc phục những quy định hạn chế trong Pháp 
lệnh năm 2004.
b) Những hạn chế đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
Theo tiêu chuẩn quốc tế, việc thực hành quyền con người về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng 
không phải là không thể có một số hạn chế được đặt ra. Đồng thời, Điều 18 Công ước Quốc 
tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) liệt kê một số tiêu ch cần đạt được để những 
hạn chế đặt ra đó được coi là chính đáng. Việc tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các tiêu chí này 
là cốt yếu để đảm bảo rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trở thành sự thực.
Các điều khoản hạn chế được quy định trong các văn bản luật có liên quan của Việt Nam 
hiện nay rộng hơn nhiều so với các điều khoản hạn chế quy định trong ICCPR. Tuy nhiên 
quy định giới hạn quá rộng có thể làm nhòe ranh giới của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, vì 
thế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi quyền này trong thực tế. Điều còn thiếu 
trong các quy định pháp luật của Việt Nam về tôn giáo, trước hết là chưa nêu rõ rằng khía 
cạnh cá nhân trong niềm tin và nhận thức tôn giáo, đạo đức hay triết lý của một người –
thường được gọi là “forum internum” (tâm linh, hay thế giới nội tâm) – phải được tôn trọng 
vô điều kiện và không bao giờ được áp dụng bất kỳ giới hạn chính đáng hay can thiệp nào 
với bất kỳ lý do nào, ngay cả trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng hay tình trạng 

2
Xem điều 38 Pháp lệnh Tôn giáo và Tín ngưỡng: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ 
nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy 
định của điều ước đó.”4
khẩn cấp. Việc bảo vệ vô điều kiện đối với tâm linh cá nhân phản ánh quan niệm rằng cưỡng 
ép con người giả mạo một niềm tin không thực hoặc từ bỏ điều họ tin tưởng sâu sắc có thể
phá hủy lòng tự tôn của họ. Việc cấm bất kỳ sự can thiệp mang tính cưỡng ép nào đối với 
nội tâm trong niềm tin tôn giáo, đạo đức hay triết lý của một người vì thế cũng có vị trí quan 
trọng trong luật quốc tế tương đương với việc cấm nô lệ hay cấm tra tấn. Đây là những quy 
định tuyệt đối không có bất kỳ ngoại lệ nào. Trong khi đó, Điều 24 Hiến pháp 2013 nhắc đến 
tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói chung mà không quy định cụ thể việc bảo vệ khía cạnh 
tâm linh cá nhân trong tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Không như tâm linh bên trong con người, việc truyền bá tôn giáo hay tín ngưỡng trong phạm 
vi xã hội (“forum externum”, hay thế giới bên ngoài) không được bảo vệ vô điều kiện, theo 
luật quốc tế quy định. Vì vậy phải quy định cụ thể các điều kiện được phép áp dụng các hạn 
chế một cách rõ ràng và dự đoán được. Việc này cần được thực hiện trên cơ sở nhận thức 
rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ở cả khía cạnh cá nhân và cộng đồng, có vị thế quy định 
là một quyền con người phổ quát. Mối quan hệ giữa quyền tự do này và những hạn chế đối 
với quyền ấy, vì thế, cần được xem xét như một mối quan hệ giữa quy định và ngoại lệ. 
Theo đó, việc đưa ra các lập luận chứng minh không phải là nghĩa vụ của những người 
muốn thực hành quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của họ; mà là nghĩa vụ của những 
người cho rằng việc hạn chế là cần thiết. Trong trường hợp có nghi vấn, quy định sẽ được 
áp dụng, còn ngoại lệ luôn luôn yêu cầu phải có thêm lập luận chứng minh, cả ở mức độ
bằng chứng cụ thể và lập luận lý thuyết.
Khi trao đổi với các đại diện của Chính phủ, tôi thường nghe nhắc đến “pháp luật Việt Nam” 
nói chung. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đối với các biện pháp hạn chế quy định trong điều 
18 ICCPR, những hạn chế này phải cụ thể hơn và đáp ứng được các tiêu chí đặt ra. Ngoài 
việc phải được quy định về mặt pháp lý một cách rõ ràng, cụ thể và đoán trước được, những 
hạn chế phải là cần thiết để phục vụ một mục đích chính đáng – bảo vệ “an toàn của công 
chúng, trật tự công, sức khỏe, hay đạo đức hay các quyền và tự do căn bản của những 
người khác”.
3 Thêm nữa, các hạn chế phải tuân thủ chặt chẽ tính cân xứng, nghĩa là các 
hạn chế phải luôn luôn giữ ở mức can thiệp tối thiểu. Những tiêu chuẩn này và một số tiêu
chuẩn khác đã được quy định với mục đích bảo vệ các thành tố của tự do tôn giáo hay tín 
ngưỡng ngay cả trong những tình huống (có vẻ, hay thực sự) có xung đột với những quyền 
khác, hay với lợi ích chung quan trọng. 
Để so sánh, các văn bản pháp lý liên quan của Việt Nam đã cho các cơ quan chính quyền 
nhiều không gian để quy định, giới hạn, hạn chế hay cấm việc thực hành tự do tôn giáo hay 
tín ngưỡng. Điều 14 Hiến pháp 2013 liệt kê một số lý do để hạn chế các quyền con người và 
quyền công dân mà, tôi cho rằng, cũng áp dụng với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Khả năng 
hạn chế các quyền con người vì lợi ích của “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn 
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
4
đã khác so với các mục đích được liệt kê 
trong điều 18 ICCPR. Mặt khác, Pháp lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng cũng đưa ra các mục 
đích như “lòng yêu nước”, “thống nhất đất nước”, “đoàn kết nhân dân” và “truyền thống văn 
hóa tốt đẹp của dân tộc”. Thêm nữa, theo điều 8, khoản 2 của Pháp lệnh, “Không được lợi 
dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; 
kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách 
của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công 

3 Điều 18, khoản 3 ICCPR. 
4 Điều 14, khoản 2 Hiến pháp 2013.5
cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản 
trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các 
hành vi vi phạm pháp luật khác.”
Trong các cuộc thảo luận với các quan chức Chính phủ ở các cơ quan khác nhau, bao gồm 
đại diện cấp cao của cơ quan lập pháp, tôi thấy những hạn chế rất rộng này được nhắc đến 
nhiều lần. Viện dẫn “lợi ích xã hội” không rõ ràng cũng có thể, thậm chí, dẫn đến truy tố tội 
hình sự, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Khoản 1 của Điều này quy định: “Người nào lợi 
dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, 
lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp 
pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc 
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.“ Tôi thấy một điều đáng lo ngại trong điều khoản này là 
việc không có quy định cụ thể hành vi như thế nào sẽ bị coi là “lợi dụng” tự do tôn giáo hoặc 
các quyền tự do dân chủ khác. Các thành viên của Tòa án Nhân dân Tối cao không đưa ra 
hướng dẫn cụ thể nào để giải thích thuật ngữ “lợi dụng”. Cách thức quy định rộng và không 
rõ ràng trong Điều 258 đã đem lại cho các cơ quan chức năng liên quan khả năng tự ý định 
đoạt để ngăn người dân trong tất cả các loại hoạt động – kể cả thái độ ngầm của họ - nếu
những hoạt động này bằng cách nào đó bị coi là mâu thuẫn với lợi ích của Nhà nước. Từ 
nhiều trao đổi thảo luận tôi đã nghe, đây không phải là một vấn đề lý thuyết đơn thuần, và 
Điều 258 Bộ luật Hình sự đã được áp dụng thường xuyên, và được áp dụng để hạn chế 
quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng và các quyền con người khác. Khi đặt ra câu hỏi về tù nhân 
lương tâm, tôi được cho biết không có vụ việc nào về tù nhân lương tâm. Với quy định 
không rõ ràng và con số lớn các vụ việc bị buộc tội theo Điều 258 bộ Luật Hình sự, người ta 
tự hỏi làm thế nào cơ quan có thẩm quyền có thể loại trừ được khả năng này. 
c) Yêu cầu hành chính với thực hành tôn giáo
Pháp lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng bao gồm rất nhiều quy định mà các cộng đồng tôn 
giáo phải tuân thủ để có thể hoạt động. Các quy định này được hướng dẫn chi tiết hơn trong 
Nghị định 92. Ví dụ, các cộng đồng tôn giáo được yêu cầu phải đăng ký tư cách với Ban Tôn 
giáo Chính phủ; họ phải xin các giấy phép cụ thể để xây dựng hay kiến thiết nơi thờ tự; họ
phải trình với chính quyền địa phương một bản kế hoạch các hoạt động hàng năm; họ phải 
thông báo với chính quyền về việc bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo; họ phải được chính 
quyền địa phương liên quan cho phép mới có thể tiến hành các nghi lễ ở nơi công cộng, vv.. 
Các yêu cầu trong Pháp lệnh và Nghị định bao gồm những nghĩa vụ về thông tin và thông 
báo cũng như quy định phải được phê duyệt trước khi tiến hành một số hoạt động tôn giáo 
nhất định. Nghị định cũng quy định thời hạn mà chính quyền được yêu cầu phải trả lời các 
đơn được gửi đến. Nếu có một quyết định không thuận, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ 
lý do. 
Những phát hiện sơ bộ của tôi không nhằm mục đích đưa ra một đánh giá tổng thể những 
quy định hành chính rất cụ thể trong Pháp lệnh và Nghị định xem các quy định này có phản 
ánh phù hợp sự tôn trọng tự do tôn giáo tín ngưỡng không. Thay vào đó, tôi sẽ tập trung vào 
một vấn đề xuất hiện trong hầu hết tất cả các cuộc thảo luận của chúng tôi, đó là yêu cầu 
các cộng đồng tôn giáo phải có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 16 của Pháp 
lệnh, các tổ chức cần phải đáp ứng được một số tiêu chí để được công nhận trước pháp luật 
là một tổ chức tôn giáo. Cụ thể là, các điều kiện này nhằm đảm bảo tôn trọng “thuần phong,6
mỹ tục và lợi ích của dân tộc”.
5 Không đề cập đến các chi tiết về thủ tục và nội dung cụ thể, 
tôi muốn tập trung vào hai khía cạnh đặc biệt quan trọng.
Khía cạnh đầu tiên liên quan đến bản chất của việc đăng ký. Đây là một đề nghị, hay một 
yêu cầu chính thức? Khi thảo luận vấn đề này, tôi nhận được những câu trả lời khác nhau, 
và có vẻ như thiếu sự rõ ràng. Trong khi một số đại diện của Chính phủ tuyên bố không chút 
ngập ngừng rằng không có đăng ký với chính quyền thì các cộng đồng sẽ không được hoạt 
động, một số khác cho rằng một cộng đồng tôn giáo vẫn có thể tiến hành một số hoạt động 
tôn giáo căn bản như tụ họp để sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng. Ngay cả với cách diễn giải 
thứ hai mang tính tạo thuận lợi hơn, tôi kinh ngạc thấy phạm vi của tự do tôn giáo vẫn còn 
rất hạn chế và không rõ ràng. 
Trong bối cảnh này, thuật ngữ “công nhận” được sử dụng trong Pháp lệnh và cũng được đề
cập đến trong nhiều cuộc trao đổi, có thể cần được giải nghĩa ngắn gọn. Việc thực thi quyền 
con người đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, bởi cá nhân và/hoặc trong một cộng đồng 
với những người khác, không thể diễn ra phụ thuộc vào bất kỳ hành vi công nhận hay phê 
duyệt hành chính cụ thể nào. Là một quyền phổ quát, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng vốn có 
trong tất cả con người và vì thế có vị thế quy chuẩn cao hơn bất kỳ một hành vi hay thủ tục 
hành chính nào. Lời nói đầu của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu bắt đầu bằng “công 
nhận nhân phẩm vốn có và các quyền bình đẳng và không thể bị tước đoạt của tất cả các 
thành viên trong gia đình nhân loại”. Rõ ràng là “công nhận” ở đây có nghĩa cơ bản là bất kỳ
tương tác có nghĩa nào giữa con người với nhau đều phải tôn trọng nhân phẩm và các 
quyền con người. “Công nhận” trong nghĩa căn bản là tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền, 
vì thế, vượt trên bất kỳ sự “công nhận” nào về mặt hành vi hành chính cụ thể.
Như vậy, quyền của một cá nhân hay một nhóm đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của 
họ không bao giờ có thể “được tạo ra” bằng bất kỳ thủ tục hành chính nào. Đúng ra là ngược 
lại, việc đăng ký phải là phương tiện cho quyền con người này, mà bản thân quyền ấy phải 
được tôn trọng là có trước bất kỳ việc đăng ký nào. Trên cơ sở nhận thức chung ấy, việc 
đăng ký phải là một đề nghị của Nhà nước, không phải một yêu cầu bắt buộc về mặt pháp 
lý. Tình trạng của các cộng đồng tôn giáo không đăng ký, vì thế, gợi ý kết quả của một phép 
thử quan trọng đối với nhận thức về vị thế chuẩn của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói 
chung. 
Điểm thứ hai, tôi muốn đưa ra những quan ngại về việc có tồn tại một tư cách pháp nhân
nào khác đối với một số cộng đồng không được đăng ký như tổ chức tôn giáo. Với các tiêu 
chí khá cao như quy định trong Điều 16 của Pháp lệnh, việc các cộng đồng tôn giáo hoặc tín 
ngưỡng có một phương án lựa chọn đáng tin cậy để được nhận một hình thức tư cách pháp 

5 Điều 16 khoản 1 Pháp lệnh Tôn giáo và Tín ngưỡng quy định như sau:
1. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ 
tục, lợi ích của dân tộc;
b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái 
với quy định của pháp luật;
c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;
d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.7
nhân nào đó – nếu họ muốn – là rất quan trọng. Với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Nhà 
nước có trách nhiệm cung cấp khuôn khổ pháp lý và thể chế phù hợp để các cộng đồng tôn 
giáo và tín ngưỡng có thể hoạt động tự do, không phải chịu những gánh nặng không phù 
hợp và không có sự phân biệt đối xử. Điều này bao gồm phương án lựa chọn để các cộng 
đồng tôn giáo và tín ngưỡng có thể nhận được các tư cách pháp nhân khác mà họ có thể
cần để thực hiện các chức năng cộng đồng quan trọng khác như mua bất động sản, tuyển 
dụng nhân viên chuyên nghiệp, vận hành các tổ chức từ thiện, thiết lập các viện đào tạo 
chức sắc tôn giáo hay giáo dục thế hệ trẻ, vv.. Không có, và không thực sự tiếp cận được 
với vị trí tư cách pháp nhân phù hợp, tương lai phát triển của các cộng đồng tôn giáo và tín 
ngưỡng, đặc biệt là các nhóm nhỏ, có thể bị nguy hiểm nghiêm trọng. Tôi được biết rằng có 
khả năng cho các cộng đồng tôn giáo đăng ký như các hiệp hội, nhưng tôi không có điều 
kiện để tìm hiểu kỹ hơn phương án này trên thực tế đã được áp dụng đến mức độ nào. 
Trao đổi với nhiều đại diện khác nhau của Chính phủ về vấn đề đăng ký, tôi tin rằng đây là 
một vấn đề cần quan tâm, đòi hỏi các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác. Tôi khuyến 
nghị rằng những cải cách pháp lý mới cần (1) làm rõ rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, với 
vị thế là một quyền con người, cao hơn bất kỳ một hành vi phê duyệt hành chính nào và có 
thể được thực hành bởi các cá nhân và các nhóm người trước khi đăng ký và độc lập với
việc đăng ký; (2) đem lại cho các cộng đồng tôn giáo các phương án lựa chọn đáng tin cậy 
và dễ tiếp cận hơn để họ có được tư cách pháp nhân phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sự
phát triển tự do của một cơ cấu tổ chức phù hợp. Ban Tôn giáo Chính phủ cần đóng một vai 
trò cốt yếu trong việc hướng dẫn và đào tạo các cơ quan địa phương diễn giải các quy định 
theo các quyền con người phổ quát.
d) Vấn đề truy đòi khắc phục pháp lý
Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền khiếu nại với các cơ quan Nhà nước 
có thẩm quyền. Việc thực thi hiệu quả các quyền con người, bao gồm tự do tôn giáo hay tín 
ngưỡng, phụ thuộc nhiều vào sự tồn tại của một cơ chế truy đòi khắc phục pháp lý phù hợp. 
Mọi người phải có thể khắc phục, mà không bị yêu cầu đáp ứng những giới hạn hay gánh 
nặng bất hợp lý nào, bằng những công cụ pháp lý để có thể không thừa nhận một quyết 
định được cơ quan chức năng đưa ra nếu họ thấy các quyền có họ đã bị vi phạm, căn cứ
vào tất cả các nguyên tắc về đảm bảo một quá trình thích đáng và công bằng. Mục đích 
chính của biện pháp truy đòi khắc phục pháp lý không phải để xác định xem cá nhân nào 
trong hệ thống hành chính đã làm sai, mà để đảm bảo việc thực hiện một cách nhất quán 
các quyền con người cho tất cả mọi người.
Khi hỏi về các ví dụ liên quan đến các vụ việc trong đó người dân thành công trong việc 
không thừa nhận và khắc phục những cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng của 
họ như được quy định tại Điều 24 của Hiến pháp, tôi được biết chưa có trường hợp nào như 
vậy được biết đến ở Việt Nam. Kể cả thành viên của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng không 
biết một vụ việc nào. Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên – và càng ngạc nhiên hơn khi 
trong thực tế có nhiều mâu thuẫn về đất đai đã được thông tin đến tôi. Một số mâu thuẫn có 
vẻ có liên quan đến khía cạnh tự do tôn giáo, ví dụ như khi mảnh đất trước kia đã được 
dùng cho nghĩa địa tôn giáo hay các nhà thờ tự đã bị lấy đi để phục vụ phát triển kinh tế. 
Khi trao đổi về vấn đề biện pháp truy đòi khắc phục pháp lý, khả năng thường được nhắc 
đến là gửi đơn kháng nghị đến cấp hành chính cao hơn. Tuy nhiên phương án này không 8
thể được tính là tương đương với một cơ quan tư pháp độc lập có nhiệm vụ bảo đảm quyền 
con người của tất cả mọi người, bao gồm trường hợp xung đột giữa cá nhân hay nhóm 
người với cơ quan hành chính. Mặc dù tôi đã nghe nói có một số trường hợp kháng nghị lên 
cấp cao hơn, bao gồm cả Thủ tướng, đã giúp giảm nhẹ mâu thuẫn, nhưng trong nhiều 
trường hợp khác, người kháng nghị không thấy cơ quan hành chính có phản ứng gì. Với 
một số trường hợp khác, cấp hành chính cao hơn chỉ đơn thuần chuyển lại vụ việc cho cơ 
quan có thẩm quyền ở địa phương để xem xét lại, nghĩa là vụ việc có thể rơi vào quên lãng. 
Từ góc độ pháp quyền, tình trạng này còn xa mới được coi là thỏa mãn tinh thần thượng tôn 
pháp luật.
III. Quyền tự chủ của các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng
a) Thái độ tiêu cực đối với các cộng đồng tôn giáo chưa được công nhận 
Các đại diện của Chính phủ đã nhấn mạnh nhiều lần là tôn giáo có thể và cần đóng góp vào 
sự phát triển của đất nước, không chỉ bằng cách khuyến khích các giá trị xã hội, đạo đức và 
công dân. Sự trông đợi này được phản ánh vào Pháp lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng, trong 
đó tại Điều 2, câu thứ hai quy định: “Chức sắc nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên 
giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành 
pháp luật.”

Dựa trên giả định rằng hầu hết các giá trị tôn giáo và lợi ích của Nhà nước trùng nhau, 
nhiều tôn giáo đã trở thành thành viên của Mặt trận Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam 
lãnh đạo. Tổ chức tôn giáo lớn nhất trong Mặt trận Tổ quốc là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. 
Các cộng đồng tôn giáo được công nhận chính thức khác cũng góp một phần lớn vào Mặt 
trận Tổ quốc. 
Khi thảo luận vấn đề này với Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi được 
biết Giáo hội gồm chín hệ phái Phật giáo theo truyền thống Đại thừa (phổ biến ở Việt Nam), 
Tiểu thừa và các nhánh khác. Hợp tác trong tinh thần đoàn kết, nhiều hệ phái có thể duy trì 
những đặc tính và bản sắc riêng, bao gồm những di sản ngôn ngữ khác nhau. Điều này 
cũng được khẳng định trong những cuộc trao đổi tại hai ngôi chùa Khmer ở thành phố Hồ
Chí Minh nơi thực hành Phật giáo Tiểu thừa. Tuy nhiên, trong khi công nhận sự đa dạng 
ngay trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi lưu ý thấy thái độ phủ nhận các thực hành Phật 
giáo bên ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một vài chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam cho biết họ chưa bao giờ nghe thấy các nhóm Phật tử độc lập ở Việt Nam. Một số vị
khác ám chỉ đến “quan điểm riêng” của một số cá nhân bị dẫn dắt bởi các tham vọng có vấn 
đề về mặt đạo đức và không đáng được chú ý nghiêm túc. Việc gán những mối quan tâm 
“ích kỷ” vặt vãnh cho những người đang thực hành Phật giáo hay các tổ chức tôn giáo ngoài 
các kênh chính thống là một điều được lặp đi lặp lại trong các cuộc trao đổi. Điều này có vẻ
trùng hợp với việc “lợi ích của số đông” thường được nhắc đến, với giả định là lợi ích của số
đông sẽ được đặt lên trên quyền của những người thiểu số hay các cá nhân. 
Tôi muốn nhấn mạnh là trong bối cảnh này, tự do tôn giáo tín ngưỡng không chỉ đơn thuần 
là vấn đề thiểu số. Là một quyền con người, nó liên quan đến tất cả con người, bất kể họ có 
theo một tôn giáo chiếm số đông hay thuộc về một cộng đồng thiểu số, hay không thuộc về
một cộng đồng tôn giáo nào. Cần đặc biệt chú ý đến cách thức đối xử với những người thiểu 
số, vì cách thức đối xử với thiểu số thường cho thấy bầu không khí chung của một xã hội có 
khoan dung hay không. Khi các cộng đồng thiểu số có thể hoạt động tự do và độc lập, thành 
viên của một nhóm đa số nhìn chung cũng có nhiều không gian hơn để thực hành tôn giáo 9
của chính họ theo cách họ thấy phù hợp. Bất kỳ sự tôn trọng nào với quan điểm cá nhân, 
bao gồm cả quan điểm bất đồng, đều tạo điều kiện cho những dòng tư duy tự do luân 
chuyển trong một xã hội nói chung, và vì thế cũng làm phong phú sự tương tác của những 
người thuộc các nhóm đa số. Tuy nhiên, tôi đã lưu ý thấy trong một số cuộc trao đổi, “lợi ích 
của đa số” đã được viện dẫn với mục đích rõ ràng là để phủ nhận yêu cầu của thiểu số là 
không phù hợp, hoặc để cho rằng những yêu cầu ấy là không chính đáng vì có vấn đề đạo 
đức. Việc này cũng xảy ra khi vấn đề các tổ chức tôn giáo độc lập – như Giáo hội Phật giáo 
Thống nhất Việt Nam, các nhóm độc lập theo đạo Hòa Hảo, Cao Đài hay Tin lành – được 
nêu ra. 
Trong các cuộc gặp gỡ với các đại diện của cộng đồng Phật giáo độc lập, tôi được nghe 
những khiếu nại về tình trạng đàn áp vẫn diễn ra, bao gồm việc công an triệu tập, giữ tại 
nhà, bỏ tù và tịch thu tài sản, những việc sẽ cản trở các cá nhân thực hành tự do tôn giáo 
hay tín ngưỡng kể cả ở mức tối thiểu. Mặc dù tôi không thể phân tích một cách thỏa đáng và 
chi tiết tất cả những khiếu nại đó (việc này sẽ cần nhiều thông tin hơn từ tất cả các bên liên 
quan), thái độ chung phủ nhận các thực hành tôn giáo không chính thức, như tôi đã gặp 
trong nhiều cuộc trao đổi, là một dấu hiệu cho thấy rõ ràng rằng cộng đồng Phật tử độc lập 
hiện không thể thực hành tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Bên cạnh đó, một số nhà sư tự gọi 
mình là “Khmer Krom” cũng muốn có thêm quyền tự chủ không chỉ trong Giáo hội Phật giáo 
Việt Nam mà còn cả bên ngoài tổ chức Phật giáo có tính bao trùm này. Tình hình của các 
cộng đồng Hòa Hảo độc lập cũng có vẻ khó khăn như vậy.
Một tôn giáo ít được biết đến bên ngoài Việt Nam là đạo Cao Đài. Đạo này tập hợp nhiều 
truyền thống của Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo và Cơ đốc giáo với một số phương thức 
truyền dạy mới. Giống như trường hợp của Phật giáo, tín đồ Cao Đài chia ra thành nhóm
những người là thành viên của Mặt trận Tổ quốc và nhóm những người nhất quyết thực 
hành tôn giáo độc lập. Mối quan hệ giữa hai nhóm có vẻ căng thẳng. Trong khi các nhóm 
Cao Đài chính thức cáo buộc nhóm không chính thống là có tư tưởng chia rẽ và gây ra 
“hoang mang” trong nhân dân, nhóm Cao Đài độc lập cho rằng truyền thống chân truyền 
của họ bị Chính phủ can thiệp nên, họ cho rằng, đã dẫn đến áp đặt những thay đổi trong tôn 
giáo Cao Đài. Mặc dù tôi không ở vị trí phù hợp để đánh giá các chi tiết thần học trong mâu 
thuẫn giữa hai bên, nhưng tôi trông đợi Chính phủ đảm bảo việc hoạt động tự do của các 
cộng đồng Cao Đài độc lập và tạo điều kiện cho sự phát triển của các cộng đồng này theo 
cách mà bản thân họ thấy phù hợp. Tình trạng hiện nay của các nhóm Cao Đài độc lập rõ 
ràng là không phù hợp với tự do tôn giáo tín ngưỡng, vì các cộng đồng này thiếu cơ sở vật 
chất phù hợp để cầu nguyện và truyền dạy, và cho biết thường phải chịu sức ép để gia nhập 
các nhóm chính thức. 
b) Đào tạo và bổ nhiệm giáo chức
Số các cơ sở đào tạo giáo chức của các tôn giáo khác nhau – Phật giáo, Công giáo, Tin 
Lành, Cao Đài và các tôn giáo khác – đã tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Tôi 
được Chính phủ cho biết hiện nay có khoảng 45.000 cơ sở đào tạo tôn giáo trong cả nước. 
Trong khi các cộng đồng tôn giáo quyết định những phần chính trong chương trình đào tạo –
nghĩa là việc dạy các giáo lý, thực hành và nghi lễ, lịch sử của cộng đồng và các vấn đề
khác – chương trình cũng bao gồm các môn học về lịch sử và luật pháp Việt Nam và chủ
nghĩa Mác_Lênin, do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp. 
Các cộng đồng tôn giáo có thể bổ nhiệm và suy cử chức sắc tôn giáo theo quy định riêng 
của họ. Họ cho biết quyết định bổ nhiệm của họ không cần chính quyền phê duyệt, nhưng 10
cần đăng ký chức sắc tôn giáo đã được bổ nhiệm. Về việc bãi chức danh tôn giáo hay sư
tăng, việc này có vẻ hiếm xảy ra, các quyết định nhìn chung cũng do cộng đồng tôn giáo đưa 
ra, theo giáo luật của họ. Tuy nhiên, tôi cũng đã gặp một số cáo buộc về việc Chính phủ can 
thiệp vào một số trường hợp trong đó nhà sư bị bắt bỏ áo tu. Tôi không thể xác định các chi 
tiết cần thiết để đánh giá rõ ràng những trường hợp này. Tuy nhiên, việc chỉ có rất ít các 
phương án lựa chọn cho một đời sống cộng đồng tôn giáo tự chủ, chắc chắn dẫn đến một 
tình trạng cơ cấu trong đó việc bổ nhiệm hay bãi nhiệmtrên thực tế có thể chịu ảnh hưởng 
bởi những lợi ích của Chính phủ. 
c) Các vấn đề tài sản và đất đai
Trong chuyến thăm, nhiều vấn đề tài sản đã được trao đổi với tôi, không chỉ từ thành viên 
của các cộng đồng tôn giáo không được công nhận mà bởi cả đại diện của các cộng đồng 
đang hợp tác với Chính phủ trong Mặt trận Tổ quốc. Nhiều yêu cầu về tài sản liên quan đến 
bất động sản và/hoặc đất đai. Để phục vụ phát triển kinh tế hoặc các dự án hiện đại hóa 
khác, một số cộng đồng tôn giáo đã mất – hoặc đang bị đe dọa mất – một phần lớn đất đai 
của họ. Tôi nhiều lần nghe được những yêu cầu trả lại cho các cộng đồng tôn giáo những tài 
sản họ đã bị lấy đi.
Thông thường việc tranh chấp tài sản cần có những thông tin chính xác về các tình tiết phức 
tạp, mà tôi không thể thu thập đủ các thông tin này. Vì thế tôi sẽ hạn chế mình trong phạm vi 
một số nhận xét chung. Có bất động sản và đất đai là một trong những điều kiện tiên quyết 
căn bản cho đời sống cộng đồng tôn giáo. Sở hữu rõ ràng và được đảm bảo vững chắc vì 
thế là một yếu tố quan trọng xác định quyền tự chủ của các cộng đồng tôn giáo – hay việc 
họ thiếu quyền tự chủ. Thêm nữa, một số cộng đồng có những gắn bó về văn hóa và tôn 
giáo mạnh mẽ với một mảnh đất cụ thể, ví dụ, nơi chôn cất tổ tiên của họ. Một trường hợp 
đặc biệt liên quan đến vấn đề này là cộng đồng Chăm đang thực hành đạo Hồi và Ấn độ
giáo. Người Chăm coi mình là một nhóm dân cư bản địa và nỗ lực để được công nhận như 
vậy.
Đại diện của Chính phủ công nhận rằng ở Việt Nam có mâu thuẫn đất đai – cũng như ở
nhiều nước khác. Đồng thời, họ nghi ngờ việc mâu thuẫn đất đai có thể ảnh hưởng đến tự
do tôn giáo hay tín ngưỡng. Ít nhất trong một vài trường hợp, nhu cầu tôn giáo rõ ràng có vai 
trò quan trọng. Ví dụ, đại diện của các nhóm Tin Lành cho tôi biết về những trường hợp ở
nông thôn trong đó nhiều giáo xứ Tin Lành bị gộp lại thành một để “dễ quản lý hơn”. Họ cũng 
cho biết, việc sáp nhập như vậy không phải luôn luôn được tiến hành với sự tôn trọng thỏa 
đáng đối với sự khác biệt trong những hệ phái Tin Lành khác nhau, và nhu cầu của giáo 
dân. 
Những mâu thuẫn về vấn đề đất đai, đặc biệt khi có thêm yếu tố tôn giáo, luôn cần được xử
lý một cách tinh tế với mục tiêu là đưa ra những giải pháp chấp nhận được cho tất cả các 
bên có quan tâm. Việc thiếu biện pháp khắc phục pháp lý như đã nêu ở trên – đặc biệt trong 
ngành tư pháp – cũng có ảnh hưởng mạnh đến tình trạng đất đai và các vấn đề tài sản liên 
quan đến các cộng đồng tôn giáo. Trong khi trao đổi với đại diện của nhiều cộng đồng tôn 
giáo – bao gồm cả những cộng đồng hợp tác với Chính phủ trong Mặt trận Tổ Quốc – tôi 
nhận thấy một nỗi thất vọng lớn về các thủ tục pháp lý không hiệu quả. Kết quả là, một số
cộng đồng tôn giáo thấy họ bị phụ thuộc vào sự ban ơn của chính quyền địa phương. 11
IV. Thực hành tôn giáo trong những hoàn cảnh đặc biệt
a) Phạm nhân
Như đã đề cập, Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định dành cho mọi người chứ không dành 
riêng cho công dân. Vì thế, phạm nhân, ngay cả khi tạm thời mất đi các quyền công dân đầy 
đủ, cũng cần, trong bất kỳ trường hợp nào, được thụ hưởng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng 
như một quyền con người. Khi thảo luận vấn đề này tôi nhận được những thông tin trái 
ngược. Các cơ quan chính phủ nhìn chung nhấn mạnh rằng phạm nhân có thể thực hành 
tôn giáo trong phạm vi trại giam nếu việc đó không ảnh hưởng tiêu cực đến các phạm nhân 
khác và những hoạt động chung của trại giam. Những người khác đã trải qua cuộc sống 
trong tù thì nói rằng các hoạt động tôn giáo ít khi được cho phép trong tù; ngay cả việc nhận 
và giữ kinh sách hay tài liệu tôn giáo cũng thường bị cấm. Vấn đề này rõ ràng cần được chú 
ý nhiều hơn. 
Việc tổ chức giáo đoàn cho trại giam, nghĩa là chức sắc của các tôn giáo khác nhau giúp hỗ
trợ nhu cầu tinh thần cho phạm nhân, theo yêu cầu của phạm nhân, không tồn tại ở Việt 
Nam. Tuy nhiên, đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam giải thích rằng họ sẽ tăng cường 
việc phục vụ trong các trại giam, bao gồm việc thuyết giảng để khai trí về xã hội và đạo đức 
cho phạm nhân. Các giáo sỹ Thiên Chúa giáo cũng thỉnh thoảng làm lễ cho phạm nhân. Các 
mục sư Tin Lành tôi đã trao đổi về vấn đề này cho biết họ không thấy có bất kỳ sự hỗ trợ
tinh thần nào đối với phạm nhân theo đạo Tin lành. 
b) Quân nhân 
Quân đội Việt Nam không có hệ thống giáo đoàn quân đội để đáp ứng nhu cầu tôn giáo hay 
tinh thần của quân nhân. Tuy nhiên, tương tự như trong trại giam, Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam có lẽ đang cố gắng tăng cường hoạt động này. Tôi được cho biết các vị sư cầu nguyện 
cho quân nhân đang phục vụ tổ quốc trong những trường hợp phức tạp. Họ cũng có thể dạy
phương pháp thiền để giúp quân nhân khắc phục những khó khăn trong nhiệm vụ và điều 
kiện sinh hoạt.
Từ chối không phục vụ trong quân đội với lý do lương tâm không được biết đến ở Việt Nam, 
và không có phương án phục vụ dân sự cho các cá nhân phản đối cầm vũ khí vì lý do lương 
tâm. 
V. Báo cáo về các trường hợp vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
Tôi đã được nghe một số cáo buộc nghiêm trọng về các vi phạm cụ thể đối với quyền tự do 
tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam. Các vi phạm được báo cáo gồm có những vụ vây bắt 
nặng tay của công an; những trường hợp thường xuyên được mời lên đồn công an “làm 
việc”; các hoạt động tôn giáo bị giám sát chặt chẽ; các lễ hội và nghi thức làm lễ tôn giáo bị
cắt ngang; các vụ giữ tại nhà, đôi khi trong thời gian dài; các vụ bỏ tù, đôi khi cũng trong cả
một quãng thời gian dài; các vụ đánh đập và hành hung; bị mất việc làm; mất phúc lợi xã hội; 
gây áp lực đối với những người trong gia đình; hành động phá hoại; phá dỡ những nơi thờ
tự, nghĩa trang và các nhà tang lễ; tịch thu tài sản; gây áp lực một cách có hệ thống để phải 
từ bỏ một số hoạt động tôn giáo nhất định và chuyển sang hoạt động theo các kênh chính 
thức được thiết lập cho việc thực hành tôn giáo; và gây áp lực để bắt từ bỏ tôn giáo hay tín 
ngưỡng. Tôi cũng đã gặp một tù nhân lương tâm tại trại giam nơi đang thụ án.
Các cáo buộc nói trên có mức độ khác nhau và được đưa ra bởi những người thuộc các 
cộng đồng Phật giáo độc lập, các cá nhân thuộc nhiều cộng đồng Tin lành (trong đó một số12
cộng đồng đã được đăng ký chính thức), một số nhóm Công giáo ở địa phương, những 
người thuộc các tổ chức Cao Đài độc lập, một số người theo các rao giảng tôn giáo mới 
như Dương Văn Mình, và nhiều nhóm khác. Do bị gây áp lực và bị khởi tố, một số người đã 
phải bỏ trốn hoặc chạy ra nước ngoài do lý do tôn giáo. Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng việc 
đăng ký chính thức theo quy định của Chính phủ không phải là điều kiện bảo đảm cho quyền 
tự do tôn giáo hay tín ngưỡng được tôn trọng một cách đầy đủ. 
Tôi muốn giải thích rõ một thực tế rằng chuyến thăm quốc gia trong vai trò Báo cáo viên Đặc 
biệt không phải nhằm mục đích đánh giá sâu các trường hợp cụ thể. Để phân tích một cách 
toàn diện về các trường hợp cụ thể, cần phải có nhiều thông tin hơn nữa để có một bức 
tranh đầy đủ về các sự kiện thực tế có liên quan và được nhìn từ góc độ của tất cả các bên 
liên quan. Thay vào đó, mục đích chuyến thăm quốc gia của Báo cáo viên Đặc biệt là để
đánh giá mức độ tin cậy trong các cáo buộc liên quan đến các vấn đề nhân quyền và lạm 
dụng nhân quyền. Không định kiến về tính chính xác của tất cả các sự kiện thực tế của tất 
cả các trường hợp cụ thể đã được báo cáo với tôi, tôi tin rằng, những vi phạm nghiêm trọng 
đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam – nhất là 
ở các vùng nông thôn, tuy không phải chỉ có ở nông thôn.
Đánh giá chung này không chỉ dựa trên các cuộc phỏng vấn và các tư liệu mà tôi nhận được 
từ những người bảo vệ nhân quyền và thành viên của nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau, 
mà còn liên quan mật thiết đến những quan sát một cách có hệ thống mà tôi đã mô tả ở
phần đầu của tuyên bố báo chí này, bao gồm:
- thái độ nhìn chung là tiêu cực và tùy tiện đối với các quyền của các nhóm thiểu số và 
cá nhân thực hành tôn giáo ngoài các kênh chính thức đã được thiết lập;
- việc thường xuyên viện dẫn một cách thiếu cụ thể về “lợi ích của đa số” hoặc lợi ích 
của “trật tự xã hội”;
- Các điều khoản hạn chế quá rộng về nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo 
hay tín ngưỡng nói riêng;
- Cách trình bày không rõ ràng trong Bộ luật Hình sự, cụ thể là Điều 258 liên quan đến 
việc “lạm dụng” tự do dân chủ;
- Hệ thống tư pháp chưa có cơ chế truy đòi khắc phục pháp lý đủ hiệu quả mà người 
dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng, v.v. 
Những điều kiện đó đã tạo ra một cơ chế dễ gây tổn thương cho một số cá nhân và cộng 
đồng nhất định, phù hợp với báo cáo về các vi phạm nói trên.
Trong bối cảnh này, tôi muốn nhấn mạnh rằng thông qua nhiều cuộc trao đổi thảo luận của 
tôi với các thành viên của các cộng đồng tôn giáo, mà một vài tổ chức trong số đó đã chính 
thức đăng ký với chính quyền và thậm chí còn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 
mọi người đã bộc lộ nhận thức chung về những hạn chế hiện tại trong quyền tự do tôn giáo 
hay tín ngưỡng. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là các lãnh đạo cấp cao của tòa án chưa hề
nghe đến bất kỳ trường hợp nào một cáo buộc vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng 
đã được đưa ra tòa. 
Một khía cạnh quan trọng cũng được nhắc đến trong nhiều cuộc thảo luận, đó là sự phân 
chia giữa nông thôn với thành thị. Điều kiện hoạt động của các cộng đồng tôn giáo có thể rất 
khác nhau, tùy theo thông lệ ở các địa phương khác nhau trong nước. Ngoài ra, các chính 
sách của Ban Tôn giáo Chính phủ trung ương dường như chưa được phổ biến một cách 
hiệu quả xuống các cấp chính quyền địa phương.13
VI. Nhận xét kết luận
Điều khoản tham chiếu cho chuyến thăm quốc gia của Báo cáo viên Đặc biệt có các yêu cầu 
đảm bảo “việc tiếp xúc một cách bí mật và không bị giám sát với các nhân chứng và nguồn 
tin riêng” và “Chính phủ phải bảo đảm rằng trong số những người đã tiếp xúc chính thức 
hoặc tiếp xúc riêng với Báo cáo viên Đặc biệt […] trong các dịp có liên quan đến nhiệm vụ
của Báo cáo viên đặc biệt sẽ không có một ai bị đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt, hoặc phải 
chịu các thủ tục tố tụng tư pháp do đã gặp Báo cáo viên Đặc biệt”. Những điều kiện này đã 
không được tôn trọng, như tôi đã đề cập ở trên, với sự vi phạm nguyên tắc bảo mật. Do đó 
phần sau của chuyến thăm quốc gia đã bị gián đoạn.
Sự gián đoạn này càng đáng tiếc hơn vì tôi đã nhận thấy một số chuyển biến tích cực ở cấp 
trung ương. Hầu hết các đại diện của các cộng đồng tôn giáo đều đồng ý rằng, mặc dù có 
những vấn đề nghiêm trọng còn đang tồn tại nhưng điều kiện thực hành tôn giáo của họ đã 
được cải thiện trong những năm gần đây. Các cộng đồng tôn giáo bị cấm hoạt động sau 
năm 1975 hiện nay đã được phép hoạt động. Hơn nữa, một số đại diện của các cơ quan 
Chính phủ đã bày tỏ mong muốn xem xét những thay đổi trọng yếu trong quá trình thay thế
Pháp lệnh Tôn giáo và Tín ngưỡng hiện nay bằng một luật mới để điều chỉnh những vấn đề
này. Thực sự không nên bỏ lỡ một cơ hội như thế, vì đó có thể là một bước ngoặt để Việt 
Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Phép thử để đánh giá sự phát triển quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam là điều 
kiện hoạt động của các cộng đồng tôn giáo độc lập. Theo tình hình hiện nay, khả năng để họ
hoạt động như các cộng đồng độc lập rất không an toàn và rất hạn chế; điều này rõ ràng là 
một vi phạm đối với Điều 18 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt 
Nam là một quốc gia thành viên. Văn bản luật sắp được xây dựng về tôn giáo và tín ngưỡng 
cần làm rõ rằng việc đăng ký với chính quyền là một đề nghị, chứ không phải là một yêu cầu 
pháp lý. Đồng thời, các cộng đồng cần có nhiều phương án lựa chọn khác đáng tin cậy và 
dễ tiếp cận để đạt được tư cách pháp nhân nhằm xây dựng hạ tầng thích hợp. Một ưu tiên 
hiển nhiên khác là xây dựng một cơ chế truy đòi khắc phục pháp lý hữu hiệu và dễ tiếp cận 
nhằm sửa chữa điều chỉnh những vi phạm đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của 
các cá nhân hay nhóm người.
Để kết luận, tôi xin nhắc lại lời cảm ơn đối với Chính phủ Việt Nam đã mời tôi thực hiện 
chuyến thăm quốc gia này. Tôi tin rằng Chính phủ sẽ thực hiện đúng những yêu cầu bảo 
đảm cho tất cả những ai đã làm việc cùng tôi trong chuyến thăm này và những ai đã gặp và 
tiếp xúc với tôi trong chuyến công tác này sẽ không bị đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt hoặc 
phải chịu các thủ tục tố tụng tư pháp sau chuyến thăm quốc gia này. Tôi sẽ tiếp tục liên hệ
với họ và theo dõi sự an toàn của họ. Bất kỳ sự cố nào có tính trả thù đều sẽ được báo cáo 
lên Hội đồng Nhân quyền và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tôi vui mừng nếu được đóng góp ý kiến chuyên môn của tôi với tư cách là Báo cáo viên Đặc 
biệt trong tiến trình Chính phủ Việt Nam cải thiện các điều kiện pháp lý và hạ tầng nhằm thúc 
đẩy quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho tất cả mọi người. Tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc 

với Chính phủ Việt Nam trên tinh thần hợp tác xây dựng.

========================================

Thông báo số 5
Cập nhật diễn biến liên quan đến vụ bắt giam
Bà Bùi Thị Minh Hẳng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh
(từ ngày 11/2/2014 đến 8/7/2014)

Liên quan đến việc đoàn 21 đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) và các nhà đấu tranh nhân quyền bị bắt giữ ngày 11/2/2014 trên đường đến thăm gia đình PGHH Bùi Thị Kim Phượng/Nguyễn Bắc Truyển chúng tôi xin cập nhật những diễn tiến mới nhất như sau:

  1. Chấm dứt giai đoạn điều tra, viện kiểm sát tỉnh Đồng tháp đang thụ lý vụ án.
  2. Ông Nguyễn Văn Minh bị tra tấn và vừa được gặp mặt vợ.
  3. Cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận luật sư bào chữa với luật sư Hà Huy Sơn cho trường hợp bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
  4. Công an hủy bỏ các phiên đối chất giữa bà Bùi Thị Minh Hằng và các nhân chứng.
  5. Tổng lãnh sự quan Úc đến thăm gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng tại Vũng Tàu.
  6. Trần Bùi Trung - con trai bà Bùi Thị Minh Hằng đã rời Việt Nam vận động cho 03 người bị bắt.

Chi tiết:

1/ Chấm dứt giai đoạn điều tra, viện kiểm sát tỉnh Đồng tháp đang thụ lý vụ án.
Theo gia đình bà Bùi Thị Diễm Thúy cho biết, vụ án "gây rối trật tự công cộng" (bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh) và "chống người thi hành công vụ" (ông Nguyễn Văn Minh) đã kết thúc giai đoạn điều tra vào ngày 2/7/2014. Như vậy hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện kiểm sát tỉnh Đồng Tháp để nơi này ra cáo trạng. Nhà cầm quyền CSVN có thể đưa vụ án ra xử trong vòng 02 tháng tới.
Vụ án ban đầu được cơ quan CSĐT huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) thụ lý nhưng sau 04 tháng điều tra đã bị chuyển lên cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Tháp. Điều này cho thấy cơ quan CSĐT huyện Lấp Vò có thể gặp bế tắc với những chứng cớ dàn dựng và gặp sự chống đối mạnh mẽ của những người bị bắt. Họ khẳng định mình vô tội dù bị ép cung và tra tấn trong trại giam.

2/ Ông Nguyễn Văn Minh bị tra tấn và vừa được gặp mặt vợ.
Ngày 8/7/2014, bà Bùi Thị Diễm Thúy đã gặp mặt chồng là ông Nguyễn Văn Minh tại trại tạm giam An Bình (tỉnh Đồng Tháp). Buổi gặp mặt diễn ra trong khoảng 20 phút qua điện thoại trong phòng thăm gặp.

Bà Thúy cho biết vì bị ép cung nên ông Minh đã từ chối ký hay lăn tay vào tất cả bản cung. Do đó ông bị tra tấn nhiều lần. Quản giáo trại giam theo lệnh của điều tra viên đã trói tay ông, dùng dùi cui đánh, nhét khăn vào miệng ông. Ông Minh đã phản đối bằng cách đập đầu vào bàn để tự sát nhưng quản giáo ngăn lại.

Bà Thúy đã cho ông Minh biết, gia đình có mời luật sư bào chữa tuy nhiên cơ quan CSĐT huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) đã trả lời (bằng miệng) với gia đình và luật sư Nguyễn Văn Miếng rằng ông Minh từ chối mời luật sư. Ông Minh trả lời vì ông nghĩ luật sư là do công an chỉ định nên ông từ chối. Sau khi được vợ giải thích, ông Minh đồng ý sẽ mời luật sư Nguyễn Văn Miếng làm luật sư bào chữa.

Bà Thúy cho biết thêm, ngày 9/7/2014 cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Tháp đã lại từ chối không cấp giấy chứng nhận cho luật sư Nguyễn Văn Miếng với lý do ông Minh từ chối luật sư bào chữa. Do đó luật sư Miếng sẽ tiến hành làm thủ tục với Viện kiểm sát tỉnh Đồng Tháp.

3/ Cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận luật sư bào chữa với luật sư Hà Huy Sơn cho trường hợp bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.

Ngày 30/6/2014, cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Tháp đã cấp giấy chứng nhận bào chữa luật sư cho luật sư Hà Huy Sơn là luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh theo lời mời của bà Quỳnh từ trại giam An Bình.

Ngay từ đầu vụ án, luật sư Nguyễn Văn Miếng đã làm thủ tục tham gia bào chữa cho bà Quỳnh nhưng cơ quan CSĐT huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) không có bất kỳ sự hồi đáp nào mặc dù luật sư Miếng đã có văn bản khiếu nại.

4/ Công an hủy bỏ các phiên đối chất giữa bà Bùi Thị Minh Hằng và các nhân chứng.
Theo gia đình bà Hằng cho biết, luật sư Hà Huy Sơn đã tham dự buổi đối chất đầu tiên giữa bà Bùi Thị Minh Hằng với với các nhân chứng của cơ quan CSĐT huyện Lấp Vò vào ngày 19/5/2014. Việc đối chất dự kiến kéo dài 3 ngày, tuy nhiên sau lần làm việc đầu tiên vào sáng ngày 19/5/2014, cơ quan điều tra đã đình chỉ việc đối chất.

Ngày 20/6/2014, luật sư Đoàn Thái Duyên Hải (đoàn luật sư TP HCM) đã tham dự buổi hỏi cung bà Hằng tại trại giam An Bình. Kết thúc buổi hỏi cung, bà Hằng có đề nghị luật sư Hải lập di chúc cho bà.

5/ Tổng lãnh sự quán Úc đến thăm gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng tại Vũng Tàu.
Ngày 4/6/2014, đại diện của Tổng lãnh sự Úc tại Sài Gòn đã đến thăm gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng tại Vũng Tàu. Gia đình đã cung cấp các thông tin về việc 03 người bị bắt tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Đại diện Tổng lãnh sự Úc cũng quan tâm về cuộc sống của các gia đình bị bắt.

6/ Trần Bùi Trung - con trai bà Bùi Thị Minh Hằng đã rời Việt Nam vận động cho 03 người bị bắt.
Hiện nay, Trần Bùi Trung là con trai của bà Bùi Thị Minh Hằng đã rời Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vận động nhân quyền cho 03 người bị bắt tại Lấp Vò (Đồng Tháp). Trung sẽ tham gia gặp các dân biểu và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Tóm lược sự việc:
Ngày 11/2/2014, 6 nhà hoạt động Nhân quyền và 15 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã bị công an chặn đánh và bắt giữ trên đường đến thăm bà Bùi Thị Kim Phượng. Bà Phượng, vợ cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển, là một tín đồ PGHH miền Tây (Nam Việt Nam) hiện đang cư ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nguyên nhân là công an Đồng Tháp đã đập phá nhà bà Phượng, bắt ông Truyển vào ngày 9/2/2014 và tháo hình Đức Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ PGHH) trên tường ném xuống đất, gây bất bình và xúc phạm đến tín ngưỡng cũa tín đồ PGHH.

Khi 21 người đến địa phận tỉnh Đồng Tháp, hàng trăm công an thường phục và sắc phục phục kích hai bên đường đã tấn công, đánh đập, tước đoạt tài sản cá nhân, còng tay, áp giải về đồn công an huyện Lấp Vò. Sau gần 40 tiếng bị giam giữ và thẩm vấn, 18 người được phóng thích vào ngày 12/2/2014. Hiện còn 3 người là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (nhà hoạt động nhân quyền) và ông Nguyễn Văn Minh (tín đồ PGHH) bị tiếp tục giam giữ và bị khởi tố với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ”.

Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm
Trụ trì chùa Quang Minh (PGHH) - huyện Chợ Mới, tỉnh Đồng Tháp.



==========================================

Thông báo số 4
Cập nhật diễn biến liên quan đến vụ bắt giam
Bà Bùi Thị Minh Hằng, Bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh
(từ ngày 11/2/2014 đến ngày 5/6/2014)

Ngày 5 tháng 6 năm 2014

Liên quan đến việc đoàn 21 đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) và các nhà đấu tranh nhân quyền bị bắt giữ ngày 11/2/2014 trên đường đến thăm gia đình PGHH Bùi Thị Kim Phượng/Nguyễn Bắc Truyển chúng tôi xin cập nhật những diễn tiến trong thời gian qua:

  1. Tổng lãnh sự quán Úc-Đại-Lợi tại Sài Gòn gặp gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng.
  2. Gia đình đi thăm nuôi các người bị bắt.
  3. Buổi đối chất giữa bà Bùi Thị Minh Hằng và các nhân chứng do cơ quan điều tra huyện Lấp Vò chỉ định nhằm buộc tội đã thất bại.
  4. Cơ quan cảnh sát điều tra gia hạn quyết định tạm giam thêm 2 tháng cho trường hợp ông Nguyễn Văn Mình.
  5. Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa luật sư cho hai người bị bắt là Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh.
  6. Các gia đình tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có liên quan đến vụ án đều bị công an mật vụ theo dõi.

Chi tiết:

1/ Tổng lãnh sự quán Úc-Đại-Lợi tại Sài Gòn gặp gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng.
Vào ngày 4/6/2014, Tổng lãnh sự quán Úc-Đại-Lợi tại Sài Gòn đã có buổi gặp gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng. Trong buổi gặp, bà Felicity  - Lãnh sự tại Sài Gòn đã  hỏi thăm về trường hợp bà Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) bắt giam từ ngày 11/2/2014.

Bà Felicity cho biết, bộ Ngoại giao Úc-Đại-Lợi sẽ đối thoại nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong thời gian tới và sẽ đưa trường hợp 03 người bị công an huyện Lấp Vò bắt giam và khởi tố.

Trần Bùi Trung, con trai bà Bùi Thị Minh Hẳng cũng đã trình bày cho bà Felicity về việc Mẹ bị bắt giam trái pháp luật qua việc dàn dựng của công an huyện Lấp Vò để nhằm vu khống buộc tội "gây rối trât tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ" cho bà Hằng, bà Quỳnh và ông Minh.

Bà Felicity cũng quan tâm đến cuộc sống của những người bị bắt trong nhà tù, tuy nhiên các gia đình cũng không có thông tin,  từ ngày bị bắt cho đến nay gia đình chưa được gặp mặt và đồ thăm nuôi gởi cho người bị bắt cũng bị giới hạn.

Bản thân, Trần Bùi Trung khi ra Hà Nội vận động cho Mẹ cũng bị công an Hà Nội theo dõi, hành hung.

2/ Gia đình thăm nuôi những người bị bắt.
Ngày 27/5/2014, gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng và ông Nguyễn Văn Minh đã đến trại tạm giam An Bình (tỉnh Đồng Tháp) để gởi đồ thăm nuôi.

Khi thấy Bùi Văn Trung, con chị Hằng xuất hiện thì rất đông cảnh sát cũng có mặt để theo dõi từng bước chân của Trung và liên tục nhắc Trung không được quay phim,  chụp hình.Trung muốn gởi cho Mẹ 02 bộ đồ thăm nuôi, tuy nhiên trại giam chỉ cho gởi 01 bộ, cái ca nhựa thường dùng để đựng nước đá cũng không được cho gởi. Trong khi đó các trường hợp tù thường phạm thì được phép gởi thoải mái.

Trong chuyến thăm nuôi lần này, bà Thúy có dẫn theo hai đứa con, hy vọng các cháu sẽ được gặp mặt Cha sau hơn 3 tháng bị cầm tù nhưng trại giam đã từ chối không cho gặp mặt. Bà Thúy yêu cầu cho biết tình trạng sức khỏe của ông Minh, cảnh sát trại giam trả lời "bình thường".

3/ Buổi đối chất giữa bà Bùi Thị Minh Hằng và nhân chứng của cơ quan cảnh sát điều tra.
Theo thông báo của cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò, các luật sư bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng cần có mặt tại trại tạm giam An Bình để tham gia 05 ngày đối chất giữa bà Bùi Thị Minh Hằng và các nhân chứng của cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò.

Sáng ngày 19/5/2014, luật sư Hà Huy Sơn có mặt tại trại giam để tham dự buổi đối chất đầu tiên, nhưng sau đó thì luật sư Sơn thông báo gia đình bà Hằng biết luật sư sẽ không tham dự tiếp theo vì phía cơ quan cảnh sát điều tra đã hủy các buổi đối chất

4/ Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò từ chối cấp giấy bào chữa luật sư.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng là luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Văn Minh theo lời mời của gia đình ông Minh. Tuy nhiên, cơ quan điều tra huyện Lấp Vò đã từ chối (không có văn bản) và đưa ra lý do là ông Minh không mời luật sư. Điều này rất vô lý vì khi bị bắt chính thức sau một ngày tạm giữ hành chánh, ông Minh còn yêu cầu bà Bùi Thị Diễm Thúy (vợ ông Minh) phải mời luật sư.

Trong khi đó, tại địa phương nơi ông Nguyễn Văn Minh cư ngụ, công an đã nói với gia đình rằng ông Minh không ký vào bất kỳ biên bản điều tra nào của cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò, điều đó cho thấy ông Minh hiểu rất rõ quyền giữ im lặng của người bị bắt.

Trường hợp của bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, luật sư Nguyễn Văn Miếng cũng đã có văn bản gởi đến cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò để đề nghị cấp giấy chứng nhận luật sư bào chữa nhưng cơ quan này không có bất kỳ sự hồi đáp cho luật sư Miếng. Luật sư Miếng đã có văn bản gởi đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam để khiếu nại sau khi đã khiếu nại không thành công tại cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò.

5/ Gia hạn thời gian tạm giam.
Ngày 11/5/2014, cơ quan cảnh sát điều tra đã gia hạn thêm 02 tháng tạm giam cho trường hợp ông Nguyễn Văn Minh qua lời của cảnh sát trại tạm giam An Bình (huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp) nói với bà Bùi Thị Diễm Thúy. Không có một văn bản gia hạn tạm giam nào được gởi đến cho các gia đình.

Qua sự việc trên, có thể trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Diễm Thúy cũng bị gia hạn thời gian tạm giam. Theo kinh nghiệm của các luật sư, vụ án có thể đưa ra xét xử trong vòng 03 tháng trở lại. Tuy nhiên, đây là vụ án có yếu tố chính trị nên có thể thời gian tạm giam sẽ dài hơn, cho đến khi nào các cơ quan tham gia tố tụng cho rằng thời điểm thích hợp để xét xử.

6/ Công an giám sát các gia đình PGHH.
Hiện nay, nhà bà Bùi Thị Kim Phượng tại xã Long Hưng B (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) vẫn còn bị công an đặt chốt theo dõi mặc dù căn nhà không ai ở. Nhà bà Bùi Thị Kim Anh là chị của bà Bùi Thị Kim Phượng, công an theo dõi ngày đêm và khi bà Kim Anh, KIm Cam có việc đi ra ngoài đều bị mật vụ theo dõi.

Sự giám sát của công an mật vụ còn mở rộng ra cho nhiều gia đình khác tại huyện Lấp Vò như ông Nguyễn Văn Hoa, ông Trương Kim Long, ông Tô Văn Mãnh...và nhiều tín đồ PGHH khác.

Tóm lược sự việc:
Ngày 11/2/2014, 6 nhà hoạt động Nhân quyền và 15 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã bị công an chặn đánh và bắt giữ trên đường đến thăm bà Bùi Thị Kim Phượng. Bà Phượng, vợ cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển, là một tín đồ PGHH miền Tây (Nam Việt Nam) hiện đang cư ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nguyên nhân là công an Đồng Tháp đã đập phá nhà bà Phượng, bắt ông Truyển vào ngày 9/2/2014 và tháo hình Đức Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ PGHH) trên tường ném xuống đất, gây bất bình và xúc phạm đến tín ngưỡng cũa tín đồ PGHH.

Khi 21 người đến địa phận tỉnh Đồng Tháp, hàng trăm công an thường phục và sắc phục phục kích hai bên đường đã tấn công, đánh đập, tước đoạt tài sản cá nhân, còng tay, áp giải về đồn công an huyện Lấp Vò. Sau gần 40 tiếng bị giam giữ và thẩm vấn, 18 người được phóng thích vào ngày 12/2/2014. Hiện còn 3 người là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (nhà hoạt động nhân quyền) và ông Nguyễn Văn Minh (tín đồ PGHH) bị tiếp tục giam giữ và bị khởi tố với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ”.

Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm
Trụ trì chùa Quang Minh (PGHH) - huyện Chợ Mới, tỉnh Đồng Tháp.




------------------------------------------------------------------------


Thông báo số 3
Cập nhật diễn biến liên quan đến vụ bắt giam
Bà Bùi  Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh
(từ ngày 11/2/2014 đến 18/4/2014)
Ngày 18 tháng 4 năm 2014
Liên quan đến việc đoàn 21 đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) và các nhà đầu tranh nhân quyền bị bắt giữ ngày 11/2/2014 trên đường đến thăm gia đình PGHH Bùi Thị Kim Phượng/Nguyễn Bắc Truyển chúng tôi xin cập nhật những diễn tiến trong thời gian qua:
1. Ngày 1/4/2014 Luật sư đã gặp được bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Hằng đã tạm ngưng tuyệt thực;
2. Đến nay luật sư và gia đình vẫn chưa gặp mặt ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thúy Quỳnh;
3. Ngày 11/3/2014, 18 nạn nhân đã gởi đơn tố cáo đến Thanh tra bộ Công an ở Hà Nội;
4. Ngày 11/3/2014, gia đình 3 tù nhân lương tâm đã gởi đơn tố cáo đến Thanh tra bộ Công an;
5. Ngày 12/4 và 13/4/2014, các gia đình 2 tù nhân lương tâm gặp đại diện của các Đại sứ quán tại Hà Nội;
6. Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và Úc Châu vận động nhân quyền cho các người bị bắt;
7. Công an tỉnh Đồng Tháp, tỉnh An Giang tiếp tục sách nhiểu các tín đồ PGHH.



Chi tiết
1.         Luật sư đã gặp bà Bùi Thị Minh Hằng.
Ngày 1/4/2014, luật sư Trần Thu Nam (Hà Nội) đã có mặt tại trại tạm giam An Bình (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) để tham dự buổi thẩm vấn giữa điều tra viên và bà Bùi Thị Minh Hằng. Sau buổi làm việc, luật sư Nam cho gia đình biết, sức khỏe bà Hằng rất yếu, bà đã ăn nhẹ sau 47 ngày tuyệt thực và yêu cầu gia đình gởi một số vật dụng để dùng trong tù…
Bà Hằng cũng yêu cầu mời luật sư Hà Huy Sơn (Hà Nội) tham gia bào chữa cho bà trong vụ án. Luật sư Nam cũng đã thông báo đến bà Hằng, gia đình muốn mời thêm một luật sư tại Sài Gòn để cùng làm việc với các luật sư tại Hà Nội, luật sư này sẽ có mặt trong các buổi điều tra viên thẩm vấn bà Hằng, nhằm phát hiện các trường hợp ép cung hay ghi sai các lời khai. Bà Hằng đã đồng ý với lời đề nghị của gia đình.
Ngày 7/4/2014, cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò có thông báo cho luật sư Trần Thu Nam về buổi thẩm vấn tiếp theo vào ngày 9/4/2014, nhưng luật sư Nam đề nghị hoãn buổi thẩm vấn vì hôm đó luật sư Nam bận việc không thể đến được.
Ngoài ra, luật sư Hà Huy Sơn (luật sư đoàn Hà Nội) và luật sư Đoàn Thái Duyên Hải (luật sư đoàn TP HCM) đã làm thủ tục đề nghị cơ quan điều tra huyện Lấp Vò cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm dù quá hạn quy định. Ngày 17/4/2014, luật sư Hà Huy Sơn đã có công văn gởi đến cơ quan cảnh sát điều tra để khiếu nại.
2.         Luật sư và gia đình vẫn chưa gặp mặt ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thúy Quỳnh.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng (văn phòng luật sư Luật Hồng Đức – Sài Gòn) đã làm thủ tục tại cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), đề nghị cấp giấy chứng nhận luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò cũng đã có công văn từ chối cấp giấy chứng nhận cho luật sư Miếng với lý do ông Minh không mời luật sư, trường hợp của bà Quỳnh thì luật sư vẫn chưa có hồi âm từ phía cơ quan điều tra.
Vào ngày 15/4/2014, luật sư Nguyễn Văn Miếng và bà Bùi Thị Diễm Thúy (vợ ông Nguyễn Văn Minh) đã đến công an huyện Lấp Vò khiếu nại vì bị từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa. Ông Đổ Trọng Nhân cho biết: “anh Nguyễn Văn Minh và cô Thúy Huỳnh từ chối mời luật sư với lý do là họ nói không có tội và muốn tự biện hộ”. Luật sư Miếng yêu cầu có văn bản từ chối thì không được chấp nhận vì ông Nhân không đủ thẩm quyền và đề nghị gặp trực tiếp ông Lê Hoàng Dũng – Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT huyện Lấp Vò nhưng ông Dũng không có mặt tại cơ quan.
Cùng ngày, luật sư Miếng và gia đình ông Minh đến trại giam An Bình (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), đề nghị trại giam chuyển đơn mời luật sư cho bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh, nhưng cũng bị từ chối vì hai người này “không làm việc, không hợp tác, không ký tên bất cứ một biên bản với cơ quan điều tra”.
3.         Các nạn nhân gởi đơn tố cáo đến Thanh tra bộ Công an.
Vào ngày 11/3/2014, 18 nạn nhân và cũng là nhân chứng trong vụ án do công an huyện Lấp Vò dàn dựng, đã đến Hà Nội, nộp đơn tố cáo với Thanh tra bộ Công an về việc họ bị hàng trăm công an chặn đánh, bị tước đoạt tài sản và bị bắt giam trái pháp luật.
05 nạn nhân “làm việc” với cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò theo giấy triệu tập đã nộp đơn tố cáo tại Thanh tra bộ Công an về việc bị ép cung, mớm cung của điều tra viên trong quá trình bị thẩm vấn.
4.         Gia đình các nạn nhân gởi đơn tố cáo đến Thanh tra bộ Công an.
Gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng cũng đã có đơn tố cáo đến Thanh tra bộ Công an về việc công an huyện Lấp Vò chặn đường đánh bà Hằng khi đang trên đường đi thăm người thân và sau đó lại bị công an dàn dựng vu khống bà Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh là những người “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ” để khởi tố vụ án.
5.         Gia đình và các nạn nhân gặp đại diện của các Đại sứ quán tại Hà Nội.
Gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh cùng với các nạn nhân đã có chuyến đi đến Hà Nội vào trung tuần tháng 3 để gặp các đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ, Gia-Nã-Đại, Tân-Tây-Lan, Đức…để trình bày tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, cũng như vụ việc vào ngày 11/2/2014 tại huyện Lấp Vò mà họ là nạn nhân của một âm mưu đàn áp các Nhà đấu tranh và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Tây.
Trong buổi gặp, đại diện các Đại sứ quán cho biết đã có văn bản gởi đến bộ Ngoại giao Việt Nam về việc bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị bắt giữ trái pháp luật tại công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), nhưng vẫn chưa nhận được phúc đáp từ phía nhà cầm quyền Việt Nam.
6.         Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và Úc Châu vận động nhân quyền cho các người bị bắt.
Ông Chris Hayes, hạ nghị sỹ liên bang Úc-Đại-Lợi đã có thư gởi đến bà Julie Bishop, Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc-Đại-Lợi, thông báo về việc công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) bắt giam trái pháp luật bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh.
Bà Zoe Lofgren, hạ nghị sỹ Hoa Kỳ cũng đã gởi thư đến tổng thống Obama đề nghị ông can thiệp vào trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị công an huyện Lấp Vò khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ” trong khi chính họ là nạn nhân của một vụ tấn công của công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp).
7.         Công an tỉnh Đồng Tháp, tỉnh An Giang tiếp tục sách nhiểu các tín đồ PGHH.
Gia đình bà Bùi Thị Kim Anh (chị ruột của bà Bùi Thị Kim Phượng) đã bị công an giám sát theo dõi từ ngày 11/2/2014, bất kỳ ai đến nhà bà Kim Anh đều bị công an chặn đường tra hỏi. Trong ngày 15/4/2014, bốn tín đồ PGHH là thân nhân cũa anh Nguyễn Văn Minh và hai vợ chồng luật sư Nguyễn Văn Miếng đến thăm nhà bà Kim Anh, sau khi đoàn người ra về đã bị công an xã Long Hưng B (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) chặn xe buộc phải về đồn làm việc, sau một tiếng tra hỏi, thẩm vấn của đại úy Huỳnh Văn Thuận (người đã chỉ huy chặn đánh 21 người vào ngày 11/4/2014), công an buộc phải thả người.
Ngoài ra, đạo tràng ông Nguyễn Văn Trung tại huyện An Phú (tỉnh An Giang); chùa Quang Minh tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang); gia đình các tín đồ PGHH Võ Văn Bửu, Tô Văn Mãnh, Trương Kim Long, Nguyễn Văn Ngoãn… thường xuyên bị công an đặt chốt theo dõi.
Tóm lược sự việc:
Ngày 11/2/2014, 6 nhà hoạt động Nhân quyền và 15 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã bị công an chặn đánh và bắt giữ trên đường đến thăm bà Bùi Thị Kim Phượng. Bà Phượng, vợ cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển, là một tín đồ PGHH miền Tây (Nam Việt Nam) hiện đang cư ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nguyên nhân là công an Đồng Tháp đã đập phá nhà bà Phượng, bắt ông Truyển vào ngày 9/2/2014 và tháo hình Đức Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ PGHH) trên tường ném xuống đất, gây bất bình và xúc phạm đến tín ngưỡng cũa tín đồ PGHH.
Khi 21 người đến địa phận tỉnh Đồng Tháp, hàng trăm công an thường phục và sắc phục phục kích hai bên đường đã tấn công, đánh đập, tước đoạt tài sản cá nhân, còng tay, áp giải về đồn công an huyện Lấp Vò. Sau gần 40 tiếng bị giam giữ và thẩm vấn, 18 người được phóng thích vào ngày 12/2/2014. Hiện còn 3 người là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (nhà hoạt động nhân quyền) và ông Nguyễn Văn Minh (tín đồ PGHH) bị tiếp tục giam giữ và bị khởi tố với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ”.
Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm
Trụ trì chùa Quang Minh (PGHH) - huyện Chợ Mới, tỉnh Đồng Tháp.
                                                    


==========================================================
Thông báo số 2
Cập nhật diễn biến liên quan đến vụ bắt giam
Bà Bùi  Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh
(từ ngày 11/2/2014 đến 11/3/2014)
Tóm lược sự việc:
Ngày 11/2/2014, 6 nhà hoạt động Nhân quyền và 15 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã bị công an chặn đánh và bắt giữ trên đường đến thăm bà Bùi Thị Kim Phượng. Bà Phượng, vợ cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển, là một tín đồ PGHH miền Tây (Nam Việt Nam) hiện đang cư ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nguyên nhân là công an Đồng Tháp đã đập phá nhà bà Phượng và bắt ông Truyển vào ngày 9/2/2014 và tháo hình Đức Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ PGHH) ném xuống đất. Khi 21 người đến địa phận tỉnh Đồng Tháp, hàng trăm công an thường phục và sắc phục phục kích hai bên đường đã tấn công, đánh đập, tước đoạt tài sản cá nhân, bị còng tay, áp giải về đồn công an huyện Lấp Vò. Sau gần 40 tiếng bị giam giữ và thẩm vấn, 18 người được phóng thích vào ngày 12/2/2014. Hiện còn 3 người là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (hai nhà hoạt động nhân quyền) và ông Nguyễn Văn Minh (tín đồ PGHH) bị tiếp tục giam giữ và bị khởi tố với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ”.
Cả 3 tù nhân đang tuyệt thực để phản đối
Từ khi bị bắt cho đến ngày 11/3/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Bùi Thị Thúy Quỳnh tuyệt thực 28 ngày. Ông Nguyễn Văn Minh cũng tuyệt thực trên 10 ngày. Đây là thông tin của Ban giám thị trại tạm giam An Bình (công an tỉnh Tháp) nói khi gia đình đến gởi đồ thăm nuôi.
Các tù nhân chưa được gặp luật sư
Sau khi bà Hằng bị bắt, gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng có mời luật sư Trần Thu Nam (văn phòng luật sư Tín Việt – Hà Nội) để bảo vệ pháp lý cho bà Hằng. Ngoài ra, bà Bùi Thị Minh Hằng cũng có ký trực tiếp Hợp đồng pháp lý với văn phòng luật sư Tín Việt vào tháng 10/2013. Khi bị bắt vào  đồn công an huyện Lấp Vò vào ngày 11/3/2014, bà Hằng cũng có yêu cầu phải có mặt luật sư thì mới trả lời thẩm vấn (thông tin này do cựu TNLT Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì chùa Quang Minh PGHH) và có nhiều người khác cùng bị bắt ngày hôm đó nghe được.
Luật sư Trần Thu Nam đã gởi văn bản đến công an huyện Lấp Vò và thông báo cho phía công an, luật sư Nam là luật sư bảo vệ quyền lợi pháp lý cho bà Hằng. Ngày 8/3/2014, công an huyện Lấp Vò có thông báo đến luật sư Trần Thu Nam với nội dung không đồng ý cho luật sư Trần Thu Nam là luật sư bảo vệ pháp lý cho bà Bùi Thị Minh Hằng, với lý do: “bà Bùi Thị Minh Hằng không đồng ý cho gia đình đại diện mời luật sư”. Ngày 10/3/2014, luật sư Trần Thu Nam đã  đến công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) để làm việc trực tiếp và bổ sung thủ tục luật sư riêng của bà Hằng theo hợp đồng pháp lý đã ký trước đó, luật sư Nam vẫn chưa được gặp bà Hằng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Minh, cũng đã mời luật sư Nguyễn Văn Miếng (văn phòng luật sư Luật Hồng Đức – TP HCM) để bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông Nguyễn Văn Minh. Bà Bùi Thị Diễm Thúy là vợ ông Nguyễn Văn Minh cũng đã thông qua công an huyện Lấp Vò, gởi đơn mời luật sư cho ông Nguyễn Văn Minh. Bà Thúy chưa biết công an có đưa mẫu đơn mời luật sư đến tay ông Minh không?
Bà Bùi Thị Minh Hằng và ông Nguyễn Văn Minh vẫn chưa được gặp mặt gia đình, còn bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh có gặp gia đình một lần vào ngày 16/2/2014. Theo gia đình bà Quỳnh cho biết, công an địa phương đã chủ động đến nhà bà Quỳnh để mời gia đình đi thăm và gặp mặt bà Quỳnh. Công an hứa với gia đình, nếu như bà Quỳnh đồng ý khai bà Bùi Thị Minh Hằng là chủ mưu gây rối thì công an sẽ thả bà Quỳnh ngay tức khắc, nhưng bà Quỳnh đã từ chối lời khai bất lợi cho bà Hằng và cũng không đúng với sự thật.
Công an Đồng tháp tiếp tục sách nhiễu và mớm cung các nạn nhân khác
Trong số 18 người bị tạm giữ ngày 11 và 12/2/2014 có có 15 người nhận được giấy triệu tập nhân chứng của công an huyện Lấp Vò. Vào ngày 9/3/2014, họ đã tiếp xúc luật sư Trần Thu Nam và luật sư Nguyễn Văn Miếng để được tư vấn pháp lý.
Sáng ngày 10/3/2014, ông Tô văn Mãnh, ông Phan Đức Phước, ông Nguyễn Vũ Tâm, cô Đỗ Thị Thùy Trang và bà Bùi Thị Diễm Thúy đã đến công an huyện Lấp Vò theo giấy triệu tập. Trong quá trình trả lời các câu hỏi của điều tra viên, 05 người đều khẳng định: 21 người đang lưu thông trên đường thì bị hàng trăm công an mặc sắc phục và thường phục chặn lại và đánh đập dã man bằng gậy tre, dùi cui. Công an còn tịch thu các tài sản cá nhân như máy tính bảng, điện thoại, tiền, giấy tờ…mà không lập biên bản thu giử. Không ai trong 21 người có hành vi chống lai lực lượng công an hay gây rối trật tự công cộng như những lời vu khống của giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp trên đài truyền hình Đồng Tháp. 21 người là nạn nhân của một vụ tấn công bởi công an huyện Lấp Vò và công an tỉnh Đồng Tháp với sự chỉ đạo của giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Minh Thuấn.
Điều tra viên đã có hành vi mớm cung, ép cung và ghi lời khai không đúng như các nhân chứng đã khai, hướng lời khai buộc tội bà Bùi Thị Minh Hằng là chủ mưu “gây rối”, do đó 05 nhân chứng đều từ chối ký vào biên bản điều tra.
Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm
Trụ trì chùa Quang Minh (PGHH), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang           
·         18 người được thả vào ngày 12/2/2014:
o   Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Võ Văn Bảo (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Võ Văn Bửu (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Trương Kim Long (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp)
o   Cư sỹ Võ Thị Ánh Tuyết (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Võ Thị Thu Ba (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Phan Đức Phước (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Nguyễn Vũ Tâm (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Bùi Thị Diễm Thúy (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Bùi Thị Bích Tuyền (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Đỗ Thị Thùy Trang (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Nguyễn Thị Thùy Trang (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Nguyễn Thị Mỹ Triều (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Ông Lưu Trọng Kiệt (Sài Gòn)
o   Ông Phạm Nhật Thịnh (Sài Gòn)
o   Ông Huỳnh Anh Tú (Sài Gòn)
o   Ông Huỳnh Anh Trí (Sài Gòn)
o   Ông Trần Văn Thường (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)


============================================================


Thông báo số 1

Công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) đánh dân và bắt người trái pháp luật

(từ ngày 11/2/2014 đến ngày 4/3/2014)

Diễn biến vụ việc
Sáng ngày 11/2/2014, chúng tôi đến thăm gia đình bà Bùi Thị Kim Phượng đang cư ngụ tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, vì trước đó ngày 9/2/2014, công an huyện Lấp Vò và công an tỉnh Đồng Tháp đã xông vào nhà bà Bùi Thị Kim Phượng đập phá nhà cửa, bàn thờ, bàn ghế, cửa sắt, ném hình Đức Huỳnh Phú Sổ xuống đất... rồi đánh đập và bắt chồng bà là ông Nguyễn Bắc Truyển một cách trái pháp luật. Bà Phượng là môt đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) thân thiết lâu đời của nhiều người trong chúng tôi. Việc đi thăm để an ủi một người con trong đạo, một người em và một người bạn trong cơn hoạn nạn là một việc làm hợp tình nghĩa truyền thống của PGHH và dân tộc Việt Nam. Tự do đi thăm gia đình bà Phượng là quyền công dân của chúng tôi.
Vào ngày 11/2/2014 nói trên, chúng tôi đi bằng xe gắn máy chở hai, lưu thông thẳng hàng, mỗi xe cách nhau khoảng  4m – 5m. Khi đến cầu Nông Trại (đường liên xã), xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thì chúng tôi bị cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe. Khi đó bên kia cầu Nông Trại đã có một chiếc xe tải thuộc lực lượng cảnh sát chặn ngang đường. Khi chúng tôi giảm tốc độ và dừng lại, thì khoảng trên dưới một trăm người bao gồm công an mặc sắc phục (giao thông, trật tự, công an xã, 113) và thường phục xông ra, bóp cổ, đánh chúng tôi tới tấp bằng gậy tre, cây gỗ vuông góc, dùi cui, dùi cui điện…

Sau đó, công an được tăng cường thêm hàng trăm người nữa để xông vào cướp giật túi xách, điện thoại di động, tiền, máy tính, giấy tờ tùy thân của chúng tôi. Vì chúng tôi không đồng ý nên chúng tôi lại bị họ đánh thêm một lần nữa và có người đã ngất xỉu. Tài sản trên tay, trên người chúng tôi đã bị cướp mất và chúng tôi bị còng tay, bị áp giải lên xe công an đưa về đồn công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tại đồn công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chúng tôi bị thẩm vấn 2 ngày 1 đêm, bị nhốt trong phòng giam, bị bỏ đói, ngủ không có mùng, mền, chiếu, phải nằm trên nền gạch lạnh của phòng giam. Tối ngày 13/2/2014, công an huyện Lấp Vò thả 18 người (xem phần bổ sung tên phía dưới) nhưng tiếp tục giam giữ 03 người trong đoàn là bà Bùi Thị Minh Hằng (cư ngụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu), bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (TP HCM) và ông Nguyễn Văn Minh (tín đồ PGHH).

Bị dàn dựng nạn nhân biến thành bị can

Vừa qua, vào ngày 27/2/2014, đài truyền hình tỉnh Đồng Tháp có phát hình đoạn video clip trong chương trình “vì an ninh tổ quốc” với những chi tiết được dàn dựng ngược lại với thực tế. Theo người dẫn chương trình và ông giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp – Nguyễn Minh Thuấn thì chúng tôi (21 người) là những người cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Chúng tôi xin khẳng định đây là sự vu khống và video clip không phản ánh đúng với những gì diễn ra vào sáng ngày 11/2/2014 tại khu vực cầu Nông Trại. Chúng tôi chỉ xin dẫn 2 thí dụ. Tại hiện trường khi xảy ra vụ việc chỉ có toàn những người trẻ, không có người già. Thế nhưng đài truyền hình lại đi phỏng vấn những người già làm nhân chứng trong khi họ không thể có mặt tại hiện trường vào thời điểm đó. Khi nghe thật kỹ chúng tôi thấy có người “nhắc tuồng” cho họ trong video clip. Nếu đã gọi là một cuộc tuần tra bình thường của công an thì tại sao lúc đó đài truyền hình và hàng trăm công an của tất cả các binh chủng với đầy đủ sắc phục lại có mặt vào thời điểm đó và tại chỗ đó? Chúng tôi cho rằng đoàn chúng tôi đã bị lọt vào ổ phục kích được dàn dựng chu đáo.

Chúng tôi phản đối việc vu khống của đài truyền hình tỉnh Đồng Tháp và ông giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp, đây là sự dàn dựng cố ý ghép tội cho bà Bùi Thị Minh Hằng (Bà Rịa – Vũng Tàu), bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (TP HCM) và ông Nguyễn Văn Minh (tín đồ PGHH tại huyện An Phú, tỉnh An Giang) với những tội danh như cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Chính lực lượng công an huyện Lấp Vò và tỉnh Đồng Tháp là những người đã chặn đoàn xe, gây sự, đánh đập, cướp tài sản và giam giữ người dân một cách trái pháp luật; vi phạm đến những quyền căn bản của con người như quyền tự do đi lại, quyền tự do tín ngưỡng, quyền được an toàn thân thể và quyền không bị giam giữ trái phép theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, của Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và của Công ước Chống Tra Tấn, Đối xử Dã man mà Việt Nam vừa tham gia hồi tháng 12/2013.

Chúng tôi sẽ đấu tranh đòi công lý cho 03 người là bà Bùi Thị Minh Hằng (Bà Rịa – Vũng Tàu), bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Sài Gòn) và ông Nguyễn Văn Minh (An Giang). Chúng tôi cho rằng việc bắt giữ người trái pháp luật này có động cơ chính trị, nhắm vào những nhà đấu tranh cho Nhân quyền Việt Nam như bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và tín đồ PGHH như ông Nguyễn Văn Minh. Chúng tôi cũng sẳn sàng ra làm chứng trước tòa án để chứng minh những lời buộc tội của công an huyện Lấp Vò, công an tỉnh Đồng Tháp là không đúng sự thật, đã bêu xấu và gây chia rẽ người dân và tín đồ PGHH, không xứng đáng là công an nhân dân.

Tính mạng 03 người bị bắt đang bị nguy hiểm

Hiện nay, bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh đã tuyệt thực từ khi bị bắt (vào ngày 11/2/2014) và ông Nguyễn Văn Minh cũng tuyệt thực khoảng 10 ngày nay (tính đến ngày 4/2/2014). Sức khỏe và tính mạng của họ đang bị nguy hiểm và gia đình vẫn chưa được gặp mặt họ.

Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm

Trụ trì chùa Quang Minh (PGHH), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

·         18 người được thả vào ngày 12/2/2014:
o   Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Võ Văn Bảo (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Võ Văn Bửu (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Trương Kim Long (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp)
o   Cư sỹ Võ Thị Ánh Tuyết (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Võ Thị Thu Ba (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Phan Đức Phước (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Nguyễn Vũ Tâm (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Bùi Thị Diễm Thúy (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Bùi Thị Bích Tuyền (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Đỗ Thị Thùy Trang (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Nguyễn Thị Thùy Trang (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
o   Cư sỹ Nguyễn Thị Mỹ Triều (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
o   Ông Lưu Trọng Kiệt (Sài Gòn)
o   Ông Phạm Nhật Thịnh (Sài Gòn)
o   Ông Huỳnh Anh Tú (Sài Gòn)
o   Ông Huỳnh Anh Trí (Sài Gòn)
o   Ông Trần Văn Thường (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

==========================================================



5 nhận xét:

  1. Đạo Việt Nam – Phật Việt
    https://www.youtube.com/watch?v=RbZCTMa-vZ8

    Tu đạo – Tu đạo đức ?
    Đạo đức !...Đạo Việt Nam ?
    Đạo “chuyên chính” hòa đời !!!
    Chính chuyên kiểu “Vô Sản” ?
    Ta chỉ đúng không sai !...
    Quyền “Đạo” – ta phán xét…
    (Quyền nghe nhận điều hay !!!
    Điều thẳng ngay … sự thực !!!
    “Nội bộ” …? Có thùng rác !)
    Phật Tâm cùng pháp môn
    Đạo lý cùng tâm pháp
    (Từ khi phật nhập diệt )
    Nay nhàn cư …ta “khảo” …
    “Uốn” …sao hợp dân gian !!!
    Vì chúng sinh tùy hỷ
    Tùy hỷ “đời” xác thân !!!
    Tâm An … “Danh” phát triển !
    http://www.phattuvietnam.net/tintuc/26131-%C4%91%E1%BA%A1i-l%E1%BB%85-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-705-n%C4%83m%2C-ng%C3%A0y-nh%E1%BA%ADp-ni%E1%BA%BFt-b%C3%A0n-v%C3%A0-kh%C3%A1nh-th%C3%A0nh-t%C6%B0%E1%BB%A3.html

    “Sáng đạo” sáng nước nhà ?
    Sành điệu – sành thời đại !
    “Thiên địa” - đạo hợp nhất ?
    Hướng “Thiên” theo Thanh Từ
    Hướng “Địa…” theo Chân Quang
    https://www.youtube.com/watch?v=HZhdbzfDuMc

    Đoàn kết – đại đoàn kết
    Thành công – Đại thành công
    Đạo nào? - Cải đạo ta !!!
    Niềm tự hào nhân loại ???
    Kinh đô Phật Yên Tử !
    Kinh đô Phật Việt Nam
    Niềm tự hào Việt Nam
    Lòng tự trọng !!! Danh dự ???
    Đạo Việt Nam – Phật Nam …

    (Nhân Tâm Trung Tử)

    Trả lờiXóa
  2. HƯỚNG “ TÂM ” ???
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/con-cay-ang-hon-ca-cau-chuyen-my-chau.html

    “ DIÊN HỒNG ” … Sinh “ SÁT THÁT ”
    http://thuvienhoasen.org/p59a12830/duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-mot-vi-vua-anh-minh-mot-lanh-dao-kiet-xuat-thien-phai-truc-lam-trong-lich-su-viet-nam

    “ DIÊN HỒNG ” … Tạo “ BÌNH AN ” !!!
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/06/quoc-hoi-chua-ra-nghi-quyet-ve-bien-ong.html

    - Xá chi “ RĂNG ” … Bập “ MÔI ” ???
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/06/nhan-nhe-tu-thien-trieu.html

    ( Khi lo chung ….. Một “ BỤNG ” !!!!! )
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/thoi-ung-bat-chuoc-go-ben.html

    Vì “ MIỆNG ”….. Trách nhiệm “ ĂN … ”
    ( Bụng “ MÁC ” - Chứa DINH DƯỠNG !!! )
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/06/ong-chi-ta-ong-chi-ich.html

    “ DINH DƯỠNG ” … Không nơi chứa “
    https://www.ttxva.net/bao-nhieu-ong-tran-van-truyen-moi-bang-mot-pho-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc/

    ( “ DANH – QUYỀN ” mọi thứ … “ KHÔNG ”!!! )
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/06/xin-hay-mo-to-mat.html

    - Vỏ “ XÁC – THÂN ” ….. Tan rã !!!!!
    ( Bộc lộ “ TÂM ” ….. XẤU – TỐT ????? )
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/06/xin-ung-quen.html

    - XÍ XÓA ….. mọi tội lỗi !!!!!
    http://thuvienhoasen.org/p59a16208/vai-tro-cua-tran-nhan-tong-va-hoa-giai-bbc

    ( Vì “ MÔI – RĂNG ” chung ….. “ THÂN ” ?
    https://www.ttxva.net/ong-phung-quang-thanh-ong-co-the-cho-biet-nhung-diem-nao-trong-khoi-tai-san-khong-lo-sau-day-la-xuyen-tac-bia-dat/

    Một “ BỤNG ” … Chung “ LẬP TRƯỜNG ! ” )
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/sao-lai-i-hoc-ke-thu.html

    Gốc “ Vì DÂN ” ….. TẤT CẢ ?????
    http://chandungquyenluc.blogspot.com/2015/01/khoi-tai-san-khong-lo-cua-phung-quang-hai.html

    ( Không “ HỔ THẸN ”….. LƯƠNG TÂM ???
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/con-chau-cac-cu-ca.html

    “ Sống – ChẾT ” ….. Ta đều thắng !!!!! )
    http://nguoiviet.tv/thich-chan-quang/

    Theo “ NHÂN QUẢ ” ….. Hướng nào ?????
    HỢP HÒA ….. Theo “ TỰ NHIÊN ” !!!!!
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/noi-vong-tay-lon-en-dan-oan-cac-nha-au.html

    Là “ CHÂN LÝ ” ….. Sự SỐNG …..
    “ NHÂN QUẢ ” …. Vẫn NHÂN QUẢ ?????
    https://www.youtube.com/watch?v=x1BF_m9viyM&list=PLMLgu_4cikhCSgFwEAwBTL203RB0L_HvP
    ( Nhân Tâm Trung Tử )

    Trả lờiXóa
  3. Anh hùng trong Cách Mạng …!
    Anh hùng chống ngoai xâm…!
    “ Vô Sản “ – Càng “ Chuyên CHÍNH .. “ ???
    http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/12/vu-truong-duy-nhat-ket-luan-ieu-tra-va.html
    http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/12/cai-gi-tao-nen-con-nguoi-co-hoc-ma-khon.html
    http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/12/them-mot-lan-noi-ve-truong-duy-nhat.html
    Càng đang được phát huy…???
    …Mát mẻ “ Bầu ..Nhiệt Huyêt “ !!!
    Đồng “ Tiến “… cùng Thời Đại ..???”
    http://caunhattan.wordpress.com/2013/04/23/hai-uy-vien-bo-chinh-tri-doi-dau-trong-cuoc-chien-tam-linh-tai-dan-xa-tac/
    Đoàn kết – Đại đoàn kết …!
    Thành công – Đại thành công ..!
    http://ttxva.org/cong-an-tra-tan-ong-nguyen-thanh-chan-duoc-thu-tuong-va-bo-truong-bo-cong-an-khen-thuong/
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/tam-than-hay-tam-uc.html
    s
    “ Khí THẾ - cùng Khí TRỜI ..!
    Cả Đất NƯỚC - Con NGƯỜI “
    Hòa cùng một ….BÀI CA … !!!
    Khôi phục … “…Đức – Luân Lý “
    http://www.youtube.com/watch?v=CCoyN-WVGhw&list=PLtl4Fj4dvfp5PGyTVcYRg0ZEgeQragefG
    ( Đâu như thời Phong Kiến ?
    - Thời Thực Dân áp búc …?
    Suy – Tàn và sụp đố …………..!)
    ngiaovadantoc.com/c1037/20131123114503798/su-o-troc-lan-ca-vao-nha-chua.htm
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=177309&zoneid=97#.Uq00oNJdVGa
    Bởi “ CHỦ “ – Quyền tự ta ..!!!
    “ Chủ Dân “ khỏi nhũng tham !!!
    http://bongbvt.blogspot.com/2013/09/ai-cho-toi-luong-thien.html
    http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/11/tu-ep-cung-ca-nhan-en-ep-cung-quoc-gia.html
    “ Đầy Tớ “ – Tính tự cường …
    Tính “ Tự Lưc “ giản đơn …!
    https://www.ttxva.net/ong-phung-quang-thanh-ong-co-the-cho-biet-nhung-diem-nao-trong-khoi-tai-san-khong-lo-sau-day-la-xuyen-tac-bia-dat/
    http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/11/tap-oan-nha-nuoc-lo-lon-sep-van-thu.html
    http://www.youtube.com/watch?v=TKXlYWM63a4#t=370
    …Đơn giản như Phật Hoàng …
    “ Đói – Ăn ! Khát - Uống ! Mệt – Ngủ liền ???
    https://www.ttxva.net/bao-nhieu-ong-tran-van-truyen-moi-bang-mot-pho-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc/

    Cửa trước – Cửa sau “ Lòng “rộng mở…
    “ Của Báu “ …..Tự đến khỏi cần tìm …!
    “ Tự Tại “ …Là Ta – Khỏi cửa “ THIỀN “ !!!
    http://ttxva.org/ong-chu-tich-ubnd-tinh-binh-duong-va-khoi-tai-san-tram-ti/
    http://ttxva.org/con-trai-con-re-bi-thu-tinh-uy-hai-duong-bang-bang-tren-duong-quan-lo/
    http://luongkhaulao.wordpress.com/2013/04/10/nghe-nhac-hieu-doan-chuong-trinh/

    Trả lờiXóa
  4. PHÁP môn – Phật mười phương ….
    Đủ chẵn – Tám tư ngàn………..
    “ Môn sinh “ ta khảo bàn …!!!
    Thích hợp hay tốt – Xấu ?
    Đúng ! Sai ! Hay - sai ? Đúng ???
    Kẻ chứng …? Người chưa chứng ???
    http://luongkhaulao.wordpress.com/2013/11/25/hay-thoi-di-nhung-tranh-luan-vo-bo/
    http://luongkhaulao.wordpress.com/
    Tu theo kiểu Việt Nam …?
    “ TÂM “ chúng sinh TÙY HỶ …!!!
    http://www.phattuvietnam.net/tintuc/17932.html
    Phật Việt của người Việt !!!
    http://www.phattuvietnam.net/doisong/tamlinh/12059-ph%E1%BA%ADt-ngo%E1%BA%A1i-ra-%C4%91i,-ph%E1%BA%ADt-vi%E1%BB%87t-nam-%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i.html
    Chẳng đâu … Phật nào hơn ???
    Mọi “ Qủa “ – Tu hành Đạo !!!
    Đường “ Cách Mạng “ …. Nhanh nhất …!
    http://www.youtube.com/watch?v=zu3-uN1lDQI
    http://www.youtube.com/watch?v=km69mzcUimc
    Tu cứ gì ………..GIÁO LÝ ???
    http://www.youtube.com/watch?v=JKJSfQkEUZY
    http://nguoiviet.tv/thich-chan-quang/
    “ Coi chừng sa CỬA NGỤC …”
    https://www.youtube.com/watch?v=HZhdbzfDuMc
    TU theo kiểu …Thanh Tứ…?
    https://www.youtube.com/watch?v=RbZCTMa-vZ8

    Thiền “ Sáng Đạo “ Thanh Từ ???
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130415_vn_religious_profits.shtml
    Quả hiệu lực ? - Hữu hảo …!!!
    http://www.phattuvietnam.net/diendan/26083-ph%E1%BA%ADt-t%E1%BB%AD-kh%C3%B4ng-hi%E1%BB%83u-%C4%91%E1%BA%A1o-v%C3%AC-%C4%91%C3%A2u-n%C3%AAn-n%E1%BB%97i.html
    - Phật trong tầm tay nắm ???
    Cũng nhờ Đức - “ Duy Tuệ “…..???
    Đạo sư của MINH TRIẾT …!.
    http://5-50_6-1_17-11_14-1_15-1/hien-tuong-duy-tue-va-thien-minh-triet-tu-bien-thai-den-benh-thai-duy-thuc.html
    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-176_4-16838_5-50_6-1_17-11_14-1_15-1/mo-xe-cai-goi-la-thien-minh-triet-cua-dao-su-duy-tue-ty-khuu-gioi-duc-minh-duc-trieu-tam-anh.html
    “ Đạo Thơ “ Hoàng Quang Thuận …???
    http://www.youtube.com/watch?v=6EDEhGhwd-o#t=6
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/khong-chi-la-hat-san.html
    Xuất hiện …Thêm UY LINH !!!
    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-176_4-16846_5-50_6-1_17-11_14-1_15-1/hien-tuong-tho-thien-cua-hoang-quang-thuan-hoa-tan-mua-tanh-non-yen-la
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/bai-tho-cua-ao-van-hoang-quang-thuan-oc.html
    - Hơn mọi thứ - “ KỊCH “ bản …..
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/lo-tay-co-kich-ban.html
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131005_tuong_giap_hai_lan_thoat_nan.shtmls
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/nhu-huu-thinh-co-ao-tho.html
    -
    PHIM ….Phật TRẦN - ra mắt …!!!
    Sự thật - với việc thực ! …..
    http://www.facebook.com/notes/phim-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87t-nam-vietnamese-historical-film/bu%E1%BB%95i-t%E1%BB%8Da-%C4%91%C3%A0m-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-t%E1%BB%9Bi-b%E1%BB%99-phim-v%E1%BB%81-ph%E1%BA%ADt-ho%C3%A0ng-tr%E1%BA%A7n-nh%C3%A2n-t%C3%B4ng/532633810099224
    http://hn.eva.vn/tin-tuc/bi-mat-sau-buc-anh-la-ve-phat-hoang-o-yen-tu-c73a142946.html
    “Đế …” Phật nào chắc hơn ???
    Theo …Nhân Tông Phật Hoàng …!!!
    “ Người Nội – Dùng hàng Nội …)
    http://www.youtube.com/watch?v=zu3-uN1lDQI
    http://www.youtube.com/watch?v=km69mzcUimc
    ( THÍCH CA chỉ truyền thuyết !
    …Lời Minh Triết - “ DUY TUỆ “ )
    http://phathocdoisong.com/news/cai-kim-boc-trong-gie-lau-ngay-cung-loi-ra.d-450.aspx
    http://www.duytue.org/index.php?option=com_dta&id=360
    Hãy “ Khoác Áo “ NHÂN DÂN ….
    ( vì nhân dân phục vụ ……… )
    http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/11/chinh-phu-127-tap-oan-tong-cong-ty-no.html
    ĐẢNG tiên phong dẫn đường
    …Không có việc gì khó !
    - Khó vạn lần cũng qua ….”
    “ NHÂN DÂN “ - vẫn là CHỦ .. !!
    http://luongkhaulao.wordpress.com/2013/11/09/bitk-mat-nham-mat-cay-mat/
    “ Phước “ Tu …Hưởng còn nhiều ???
    https://www.youtube.com/watch?v=f5etMo8EgX4

    ( NHÂN TÂM TRUNG TỬ )

    Trả lờiXóa