Cũng như mọi năm, ngày 25, 26 tháng
chạp năm nay 2015 đồng đạo từ các nơi đổ về Tổng Định Hòa, xứ Cù
Lao Ông Chưởng dự lễ cúng giỗ Ông Thanh Sĩ một vị cao đồ Phật Giáo
Hòa Hảo. Dùng từ “Cúng Giỗ” vì từ bên nước Nhựt đã đưa về tro cốt
mà đồng đạo lấy đó gọi theo dân gian cho có lệ, phần đông không tin
Ông Thanh Sĩ qua đời nên ở vào trường hợp của Ông người ta gọi là
ngày kỷ niệm. Chúng ta không phải giới thiệu để người khác mới biết
về Ông Thanh sĩ; cứ đọc bộ “Hiển Đạo” của Ông là biết về Ông hơn cả
người khác giới thiệu. Bìa cho một bộ sách “Hiển Đạo”của người hâm
mộ sách ấn hành, có trích đề những câu:
THANH TÂM KIẾN CHƠN PHẬT
SĨ KHÍ PHÙNG CHÁNH GIÁO
HIỂN PHÁP PHẬT NHÂN HÒA
ĐẠO KHAI MÔN TỪ HẢO.
SĨ KHÍ PHÙNG CHÁNH GIÁO
HIỂN PHÁP PHẬT NHÂN HÒA
ĐẠO KHAI MÔN TỪ HẢO.
Nếu trích đọc hai hàng chữ của bên
phải và bên trái thẳng xuống thành ra như vầy: THANH SĨ HIỂN ĐẠO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO.
Người tín đồ trong đạo, có đọc Sám
Giảng, Thi Văn, đều biết lời kêu gọi của Đức Thầy “ Hiệp cùng nhau
truyền bá kinh lành”. Xét qua thực tế những gì Ông làm là hành sự
đúng theo lời kêu gọi nói trên. Phần đông đồng đạo nhận định không ai
hơn Ông qua khả năng truyền bá giáo pháp Phật Giáo Hòa Hảo và trong
hàng tín đồ chưa ai có được lễ cúng kỷ niệm đông đảo trang trọng như
Ông, vượt quá xa phạm vi gia đình để đến với sự hội tụ của cộng
đồng.
Như tựa đề đã nêu “Lượm lặt những
chuyện về Ông Thanh Sĩ”.
Một lần đi dự lễ cúng tuần nhà của đồng đạo quen ở thị trấn Chợ Vàm (xưa thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc nay huyện Phú Tân tỉnh An Giang) tôi may mắn làm quen một người, anh ta là cháu kêu cụ Vương Kim Phan Bá Cầm bằng chú kể tôi nghe câu chuyện về Ông Thanh Sĩ và xuất xứ của câu chuyện nầy anh nói là thím anh _ phu nhân Phan Bá Cầm_ kể lại:
Một lần đi dự lễ cúng tuần nhà của đồng đạo quen ở thị trấn Chợ Vàm (xưa thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc nay huyện Phú Tân tỉnh An Giang) tôi may mắn làm quen một người, anh ta là cháu kêu cụ Vương Kim Phan Bá Cầm bằng chú kể tôi nghe câu chuyện về Ông Thanh Sĩ và xuất xứ của câu chuyện nầy anh nói là thím anh _ phu nhân Phan Bá Cầm_ kể lại:
HỌC VÕ TRONG CHIÊM BAO
Xưa có thời gian Ông nhà tôi sống ở
làng Long Kiến, Tổng Định Hòa, gần nhà Ông Thanh Sĩ Trần Duy Nhứt.
Theo chỗ tôi biết thì lúc đầu Ông nhà tôi không mấy thích chú Nhứt
như một lần lở lời:
- Giặc Pháp xâm lăng ăn tươi nuốc sống
nước ta, đáng lẽ chú phải lo mà luyện tập võ nghệ, thân thể cường
tráng để có dịp đỡ đần cho nước chứ gầy yếu thế nầy thì nợ nước
thù nhà làm sao?
Ông Thanh sĩ tuồng như không nghe nên
không đáp, Ông nhà tôi cũng không nói thêm nhưng lòng hơi khó chịu. Ngay
tối hôm đó Ông nhà tôi ngủ say sưa, bổng Ông đánh võ hồi nào, đánh
đá vụt vụt guộng tốc cả mùng. Đùng đùng quá tôi giựt thức, thấy
múa mái phát sợ, liền nhào lăn ra khỏi mùng, tỉnh hồn, tôi kêu lớn
tiếng:
- Ông ơi!
Nghe tiếng kêu, Ông nhà tôi dừng đánh đá, ngồi mà thở mệt,
- Đánh gì chứ? _ Tôi hỏi _ bộ gặp ma hả?
- Bà làm tôi tức chết được!
- Sao?
- Chú Trần Duy Nhứt vừa dạy võ cho tôi, miếng võ nầy tuyệt lắm. Học chưa chi bị bà làm bế môn.
- Chú Nhứt dạy võ cho Ông sao?
- Bà còn hỏi…
- Sao Ông không nói trước cho tôi tránh.
- Chiêm bao bất chừng…
- Bởi đó tôi không biết là phải.
- Ông ơi!
Nghe tiếng kêu, Ông nhà tôi dừng đánh đá, ngồi mà thở mệt,
- Đánh gì chứ? _ Tôi hỏi _ bộ gặp ma hả?
- Bà làm tôi tức chết được!
- Sao?
- Chú Trần Duy Nhứt vừa dạy võ cho tôi, miếng võ nầy tuyệt lắm. Học chưa chi bị bà làm bế môn.
- Chú Nhứt dạy võ cho Ông sao?
- Bà còn hỏi…
- Sao Ông không nói trước cho tôi tránh.
- Chiêm bao bất chừng…
- Bởi đó tôi không biết là phải.
Sáng lại trong nhà đông người, nói
năng liên tục, ồn ào khó mà trụ nhớ… Ông nhà tôi ra đường đi lên đi
xuống chầm chậm để ôn lại miếng võ trong chiêm bao. Bổng gặp chú
Nhứt đến, Ông nhà tôi chưa mở lời thì chú ấy hướng mặt về Ông nhà
tôi, nói:
Tiếc chuyện đêm hôm lắm hả? Đừng lo,
có ngày sẽ học lại được.
Nói xong chú Nhứt bỏ đi.
Nói xong chú Nhứt bỏ đi.
Mấy hôm sau, Ông nhà tôi lòng thao thức
mãi cái chuyện nói lở lời với Ông Thanh Sĩ về việc tập luyện thân
thể cường tráng để trưng dụng cho quốc gia đại sự mà tối lại bị
phạt học võ. Chuyện còn trớ trêu hơn, người dạy võ cho mình lại là
một thanh niên trẻ trung thân vóc ốm o, chưa từng thấy Ông ta tập một
lần võ nào.
Việc chiêm bao thôi cứ cho là mộng mỵ
không tin cũng được, nhưng sáng ngày gặp chú Nhứt là gặp thiệt, một
con người bằng xương bằng thịt không phải chiêm bao mà nói rõ chiêm bao
của mình với sự tiếc uổng không học hết miếng võ, là sao?
LỜI BÀN:
Kể từ đó, cụ Vương Kim lần hồi thân
thiện với Ông Thanh Sĩ. Sau nầy còn truyền bá tư tưởng của Ông Thanh
Sĩ qua nhiều quyển sách do Ông biên soạn.
Đây mới là câu chuyện đầu đề.
Mong rằng, ai có đọc
qua tác phẩm “Hiển Đạo” của Ông Thanh sĩ mà cảm kính tài đức, pháp
đức; có biết những chuyện về Ông… Nếu lòng mong phổ hóa, xin hãy
gởi câu chuyện qua đường dây liên lạc email: kieulehb@gmail.com. Hoặc
trang facebook triết lê, để đăng thành trang riêng về Ông Thanh Sĩ. Đa
tạ!4/2/2016
Lê Minh Triết
Các tín đồ PGHH tham dự lễ giỗ ( Hình 1, 2, 3, 4, 5)
Hình 1 |
Hình 2 |
Hình 3 |
Hình 4 |
Hình 5 |
Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lờiXóa