Sổ Tay Hoạt Động

Giấy Uỷ Quyền Đại Diện
Assignment of Power of Representation

  
Tôi,
I,

Họ và Tên
Fullname

Sinh ngày/tháng/năm
Date of birth(dd/mm/yyyy)

Address
Địa chỉ

Religious community
Tổ chức tôn giáo

Function
Chức vụ


uỷ thác cho tổ chức VETO! Human Rights Defenders’ Network (VETO!) quyền đại diện tôi để lên tiếng với cộng động quốc tế về tình trạng của tổ chức tôn giáo của tôi. Vì sự kiểm soát chặt chẽ tôi có thể sẽ không tự do thông tin ra ngoài được. Trong trường hợp đó, thông tin do VETO! cung cấp có giá trị thông tin gốc.
hereby assign to VETO! Human Rights Defenders’ Network (VETO!) the power to bring to the attention of the international community issues relating to my religious community. Due to the tight surveillance I may not be able to freely communicate with the outside world. In such circumstances information provided by VETO! should be treated as first-source information. 

VETO! có quyền thay tôi để liên lạc với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ, các cơ quan LHQ hữu quan, các chính quyền ngoại quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức hay nhóm cung cấp sự can thiệp pháp lý, và giới truyền thông.
VETO! may communicate on the behalf of me with the UN Human Rights Council, its relevant Special Rapporteurs, the appropriate UN agencies, foreign governments, international human rights organizations, legal advocacy organizations or groups, and the media.

Việc uỷ quyền đại diện này có hiệu lực lập tức và sẽ tiếp tục cho đến khi và chỉ khi nào có quyết định thu hồi bởi chính tôi.
This assignment of power to represent me will be effective immediately and will continue until and unless revoked by me.

Ngày/tháng/năm
Date (dd/mm/yyyy)



Chữ ký và tên
Signature and name



----------------------------------------------------------------------------------

TƯỜNG TRÌNH RIÊNG
gửi Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc
về Quyền Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng
Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Quyền Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng  được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm bằng Quyết nghị số 6/37 “để tiếp tục cố gắng quan sát các sự kiện và những hành động của chính quyền  không phù hợp với các qui định của Tuyên ngôn Bài trừ Mọi Hình thức Bất dung và Kỳ thị vì Lý do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng xảy ra trên mọi khu vực của thế giới, và đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp khắc phục thiệt hại thích hợp.”
Do đó Báo Cáo Viên Đặc biệt xin mời gọi các tổ chức chính quyền và phi chính phủ, các cộng đồng tôn giáo hoặc tín ngưỡng cũng như các cá nhân gửi cho Báo cáo Viên bất cứ thông tin khả tín nào mà họ đang có liên quan đến những hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra.

Xin điền vào và gởi bản tường trình dưới đây cho:
Special Rapporteur on freedom of religion or belief
c/o Office of the High Commissioner for Human Rights
United Nations at Geneva
8-14 avenue de la Paix
CH-1211 Geneva 10
Switzerland
Fax: (+41) 22 917 90 06
E-mail: freedomofreligion@ohchr.org (email để dùng trong trường hợp không khẩn cấp) hoặc
urgent-action@ohchr.org  (email để dùng trong trường hợp khẩn cấp. Cần ghi rõ trong phần “chủ đề”: Special Rapporteur on freedom of religion or belief).


MẪU TƯỜNG TRÌNH
Thông Tin Tổng Quát
-          Xin cho biết là sự việc xảy ra cho một cá nhân hay một nhóm      
-          Nếu là một nhóm, xin ghi rõ số người bị ảnh hưởng và giáo phái của từng người      
-          Nơi chốn xảy ra sự việc (làng, xã, quận, huyện, tỉnh, quốc gia)      
-          Quốc tịch, sắc tộc của nạn nhân      
-          Chính sách quốc gia có bắt buộc đăng ký hoạt động tôn giáo không, và nếu có thì tình trạng của nhóm hiện nay ra sao      

 Thông Tin Về Các Nạn Nhân
Xin cung cấp các thông tin dưới đây cho từng nạn nhân một.
-          Họ:      
-          Tên:      
-          Giáo phái:      
-          Nơi cư trú hay nguyên quán:      
-          Ngày tháng năm sinh:      
-          Giới tính:      
-          Người được uỷ quyền để lên tiếng cho thay mình, nếu có là:      

Thông Tin Về Vụ Vi Phạm
-          Ngày giờ (ước chừng nếu như không biết đích xác):      
-          Nơi chốn xảy ra vụ vi phạm:      
-          Xin mô tả chi tiết sự kiện vi phạm quyền tự do tôn giáo và sự liên can của các giới chức chính quyền      
-          Xin liệt kê và giải thích những chỉ dấu nào cho thấy nạn nhân bị hại vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ:      
-          Lai lịch của (những) kẻ vi phạm quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, tên họ (nếu biết) và động cơ của họ:      
-          Nạn nhân có biết (những) kẻ vi phạm không?      
-          Nhân viên nhà nước hoặc của các tổ chức không-thuộc-nhà-nước có phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm này không?      
-          Kẻ vi phạm có thể nào là nhân viên của cơ quan nhà nước không? Xin cho biết rõ về họ (chức vụ, cấp bậc; ngành công an, bộ đội, an ninh; đơn vị cấp địa phương, huyện, tỉnh, trung ương). Xin cho biết tại sao lại cho rằng họ phải chịu trách nhiệm? Xin cho biết càng chi tiết càng tốt.      
-          Nếu không nhận diện ra bàn tay của chính quyền, bạn có nghĩ các cơ quan chính quyền hoặc những người có liên quan đến nhà nước phải chịu trách nhiệm về sự kiện này không, và tại sao?      
-          Nếu có các nhân chứng trong sự kiện này, xin cho biết họ tên, mối quan hệ với nạn nhân và địa chỉ, email, số điện thoại của họ. Nếu họ muốn giữ kín danh tánh, xin cho biết rõ rằng họ là thân nhân, người qua đường, v.v…; Xin cho các bằng chứng, nếu có.      

Các Việc mà Nạn Nhân, Gia Đình Nạn Nhân hay Người Nào Khác Đã Làm Cho Nạn Nhân

-          Xin cho biết đã có ai nộp đơn khiếu nại vào lúc nào cho các giới chức chính quyền hay cơ quan hữu trách (công an, ban tôn giáo, viện kiểm sát, uỷ ban nhân dân, tòa án nhân dân, …).     
-          Ngoài ra, họ còn có thêm hành động nào nữa?      
-          Các hành động hồi đáp/ giải quyết của chính quyền, nếu có:      
-          Xin cho biết, theo sự hiểu biết của mình, giới chức thẩm quyền có thực hiện điều tra hay không; nếu có, thì điều tra như thế nào? Xin cho biết tiến triển và tình trạng của cuộc điều tra cũng như các biện pháp nào khác của chính quyền.      
-          Nếu bản báo cáo do nạn nhân hay thân nhân của họ thực hiện, thì các giới chức thẩm quyền ứng xử với bản báo cáo và đối xử với nạn nhân ra sao? Có những kết quả nào?      

Thông Tin Về Người Hay Tổ Chức Nộp Bản Báo Cáo Này
-          Họ:      
-          Tên:      
-          Thông tin liên lạc (địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, tên Skype…):     
-          Tên người hay tổ chức được uỷ quyền đại diện, nếu có:      
-          Tư cách của thành phần làm báo cáo: cá nhân, nhóm, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo:      
-          Nếu không do nạn nhân trực tiếp báo cáo, xin cho biết là nạn nhân có biết hay cho phép quý vị thực hiện bản báo cáo này.      
-          Xin cho biết là có cần bảo mật thông tin cá nhân của người làm bản báo cáo:      

Ngày nộp bản báo cáo:       Chữ ký (người viết báo cáo):      
                                                                   
Phụ Lục
- Hình ảnh: Nếu có hình ảnh, xin đánh số trên hình (hoặc ở phần đặt tên cho hình, nếu là file), ghi chú nơi chốn và ngày giờ, giải thích mối liên quan thế nào đến bản báo cáo, và nhận diện các nhân vật trong ảnh. Ở những điểm thích hợp trong phần báo cáo, cũng nên ghi chú là có ảnh số mấy đính kèm.

- Video: Nếu có video, xin đánh số (ở phần đặt tên cho video), ghi chú nơi chốn và ngày giờ, giải thích mối liên quan thế nào đến bản báo cáo, và cho biết là xem từ giây phút nào đến giây phút nào. Ở những điểm thích hợp trong phần báo cáo, cũng nên ghi chú là có video số mấy đính kèm.

- Chứng từ: Nếu có các giấy tờ liên quan như biên bản của giới chức chính quyền, đơn khiếu nại mà nạn nhân gởi chính quyền, giấy triệu tập lên đồn công an, cáo trạng, bản án, quyết định của chính quyền, giấy khám bác sĩ, ... thì có thể đính kèm. Cần ghi chú mối quan hệ với điểm nào trong bản báo cáo. Ngược lại, nên chú thích ở những điểm thích hợp trong phần báo cáo là có đính kèm các loại chứng từ nào.


Individual complaints and model questionnaire
of the UN Special Rapporteur on freedom of religion or belief

The Special Rapporteur on freedom of religion or belief has been mandated by Human Rights Council resolution 6/37 “to continue his/her efforts in all parts of the world to examine incidents and governmental actions that are incompatible with the provisions of the Declaration on the Elimination of All Forms of Intolerance and of Discrimination Based on Religion or Belief and to recommend remedial measures as appropriate”.

Therefore, the Special Rapporteur would like to reiterate his invitation to governmental and non-governmental organizations, religious or belief communities as well as individuals to submit any reliable information they may possess with regard to potential or actual violations of the right to freedom of religion or belief. Subsequently, the Special Rapporteur may raise his concerns about the incidents reported and request Governments to make observations and comments on the matter. Please note, that as a general rule, the existence and content of both urgent appeals and letters of allegation remain confidential until a summary of such communications and the replies received from the State concerned are included in the Special Rapporteur’s report to the Human Rights Council.

In its resolution 6/37 of 14 December 2007, the Human Rights Council urged States:

“(a) To ensure that their constitutional and legislative systems provide adequate and effective guarantees of freedom of thought, conscience, religion and belief to all without distinction, inter alia, by the provision of effective remedies in cases where the right to freedom of thought, conscience, religion or belief, or the right to practice freely one’s religion, including the right to change one’s religion or belief, is violated;
(b) To design and implement policies whereby education systems promote principles of tolerance and respect for others and cultural diversity and the freedom of religion or belief;
(c) To ensure that appropriate measures are taken in order to adequately and effectively guarantee the freedom of religion or belief of women as well as individuals from other vulnerable groups, including persons deprived of their liberty, refugees, children, persons belonging to minorities and migrants;
(d) To ensure that any advocacy of religious hatred that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence is prohibited by law;
(e) To exert the utmost efforts, in accordance with their national legislation and in conformity with international human rights and humanitarian law, to ensure that religious places, sites, shrines and symbols are fully respected and protected and to take additional measures in cases where they are vulnerable to desecration or destruction;
(f) To review, whenever relevant, existing registration practices in order to ensure the right of all persons to manifest their religion or belief, alone or in community with others and in public or in private;
(g) To ensure, in particular, the right of all persons to worship or assemble in connection with a religion or belief and to establish and maintain places for these purposes and the right of all persons to write, issue and disseminate relevant publications in these areas;
(h) To ensure that, in accordance with appropriate national legislation and in conformity with international human rights law, the freedom of all persons and members of groups to establish and maintain religious, charitable or humanitarian institutions is fully respected and protected;
(i) To ensure that, on account of religion or belief or the expression or manifestation of religion or belief, no one within their jurisdiction is deprived of the right to life, liberty or security of person, subjected to torture or arbitrary arrest or detention, or denied the rights to work, education or adequate housing, as well as the right to seek asylum, and to bring to justice all perpetrators of violations of these rights;
(j) To ensure that all public officials and civil servants, including members of law enforcement bodies, the military and educators, in the course of their official duties, respect different religions and beliefs and do not discriminate on the grounds of religion or belief, and that all necessary and appropriate education or training is provided;
(k) To step up efforts in implementing the Declaration on the Elimination of All Forms of Intolerance and of Discrimination based on Religion or Belief;
(l) To take all necessary and appropriate action, in conformity with international standards of human rights, to combat hatred, intolerance and acts of violence, intimidation and coercion motivated by intolerance based on religion or belief, as well as incitement to hostility and violence, with particular regard to religious minorities, and devoting particular attention to practices that violate the human rights of women and discriminate against women, including in the exercise of their right to freedom of thought, conscience, religion or belief;
(m) To promote and encourage, through education and other means, including regional or international cultural exchanges, understanding, tolerance and respect in all matters relating to freedom of religion or belief;”

In the discharge of his mandate, the Special Rapporteur has developed this information sheet to facilitate the submission of information. Although communications are also considered when they are not submitted in the form of this model questionnaire, the Special Rapporteur would be grateful for receiving information tailored to his mandate. The objective of this questionnaire is to have access to precise information on alleged violations of the rights to freedom of religion or belief. If any information contained in the questionnaire should be kept confidential please mark “CONFIDENTIAL” beside the relevant entry. Please do not hesitate to attach additional sheets, if the space provided is not sufficient.

Should you have any questions concerning the completion of this form, please feel free to contact the Special Rapporteur. He has also developed a framework for communications which details the applicable international legal standards. An online digest of this framework together with pertinent excerpts of the Special Rapporteurs’ reports is available at:


Model questionnaire

The questionnaire below should be filled out and sent to:

Special Rapporteur on freedom of religion or belief
c/o Office of the High Commissioner for Human Rights
United Nations at Geneva
8-14 avenue de la Paix
CH-1211 Geneva 10
Switzerland
Fax: (+41) 22 917 90 06
E-mail: freedomofreligion@ohchr.org  or  urgent-action@ohchr.org 
(then please include in the subject box: Special Rapporteur on freedom of religion or belief)


1. GENERAL INFORMATION

- Does the incident involve an individual or a group?       
- If it involves a religious or belief group please state the number of people involved and the denomination of the group:       
- Country(ies) in which the incident took place:      
- Nationality(ies) of the victim(s):      
- Does domestic law require (re-)registration of religious associations and if yes, what is the current status of the group in question?      

2. IDENTITY OF THE PERSONS CONCERNED
Note: if more than one person is concerned, please attach relevant information on each person separately.
- Family name:      
- First name:      
- Denomination of his/her religion or belief:      
- Place of residence or origin:      
- Age:      
- Sex:      
- Nationality(ies):      

3. INFORMATION REGARDING THE ALLEGED VIOLATION
- Date and time (approximate, if exact date is not known):     
- Place (location and country/countries):      
- Please provide a detailed description of the circumstances of the incident in which the alleged violation occurred respectively the nature of the governmental action:      
- Which indications exist that the victim(s) has been targeted because of his/her religion or belief?      
- Identification of the alleged perpetrator(s), name(s) if known and/or function, suspected motive:      
- Are the perpetrator(s) known to the victim?      
- Are state agents or non-state-actors believed to be responsible for the alleged violation?      
- If the perpetrators are believed to be State-agents, please specify (police, military, agents of security services, unit to which they belong, rank and functions, etc.), and indicate why they are believed to be responsible; be as precise as possible.      
- If identification as State agents is not possible, do you believe that Government authorities or persons linked to them, are responsible for the incident, why?      
- If there are witnesses to the incident, indicate their names, age, relationship and contact address. If they wish to remain anonymous, indicate if they are relatives, by-passers, etc.; if there is evidence, please specify.      



4. STEPS TAKEN BY THE VICTIM, HIS/HER FAMILY OR ANYONE ELSE ON HIS/HER BEHALF?
- Please indicate if complaints have been filed, when, by whom, and before which State authorities or competent bodies (i.e. police, prosecutor, court):      
- Were any other steps taken?      
- Steps taken by the authorities:       
- Indicate whether or not, to your knowledge, there have been investigations by the State authorities; if so, what kind of investigations? Please indicate progress and status of these investigations as well as which other measures have been taken?      
- In case of complaints by the victim or its family, how have those authorities or other competent bodies dealt with them? What has been the outcome of those proceedings?      

5. IDENTITY OF THE PERSON OR INSTITUTION SUBMITTING THIS FORM
- Family name:      
- First name:      
- Contact number or address (please indicate country and area code):      
- Fax:      
- Telephone:      
- Email:      
- Status: individual, group, non-governmental organization, religious or belief group, inter-governmental agency, Government. Please specify:      
- Do you act with knowledge and on behalf of the victim(s)?      
- Please state whether you want your identity to be kept confidential:      


Date you are submitting this form:                                    ______________________________
Signature of the author




========================================================================



XÉT XỬ CÔNG BẰNG THEO LUẬT QUỐC TẾ

Nguyễn Bắc Truyển

-       Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ (1948)
-       Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966).
-       Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Công ước chống Tra tấn, Trừng phạt tàn nhẫn và Hạ thấp nhân phẩm(1984)
-       Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước Quốc tế (2005)

Theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966) và Công ước chống Tra tấn, Trừng phạt tàn nhẫn và Hạ thấp nhân phẩm(1978),quyền xét xử công bằng là quyền căn bản, “hòn đá tảng” trong hệ thống bảo vệ nhân quyền quốc tế. Luật quốc tế bảo vệ những người bị bắt giữ vì cho rằng khi bị cáo buộc tội hình sự, bị cáo sẽ phải đối mặt với cả một guồng máy tư pháp của một quốc gia, mà ở đó tính mạng, thân thể, nhân phẩm của bị cáo có thể bị đe dọa bởi sự lạm dụng quyền hạn của nhân viên công quyền trong khi thực thi pháp luật.


Do đó, "xét xử công bằng" có nghĩa là cho đương sự được bình đẳng về vũ khí (phương tiện) và cơ hội trong tiến trình tố tụng và phiên xử. Các bên liên quan đến vụ án phải được đối xử ngang nhau khi tham dự phiên toà, nghĩa là phải được thông tin giống nhau, được trình bày và biện hộ trong những điều kiện như nhau. Muốn bảo đảm cho việc xét xử được công bằng thì quyền của bị cáo phải được bảo vệ nghiêm túc từ khi người đó bị bắt cho đến khi có bản án chung thẩm (hoặc giám đốc thẩm).

Luật quốc tế bảo vệ quyền được suy đoán là vô tội. Theo đó, một người phải được xem là vô tội cho đến khi tội trạng của người đó được một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị chứng minh trong một phiên xử công khai mà người đó có đầy đủ quyền bào chữa. Như vậy trước khi bản án có hiệu lực thì người bị giam giữ hoặc bị cáo vẫn được xem là người vô tội và phải được mọi thành phần tham gia vụ án đối xử như là một người vô tội.


Nội dung của xét xử công bằng

A/ Tiền xét xử:

-       Nghiêm cấm việc biệt giam, tra tấn, hành hạ, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục trong khi thẩm vấn để ép cung hay khảo cung người bị giam giữ (bị can, bị cáo).

-       Người bị giam giữ có các quyền: không bị bắt giữ tùy tiện (trái pháp luật), được thông báo lý do ngay khi bị bắt, được quyền xuất hiện tức thời trước một thẩm phán để tranh luận về tính hợp pháp của việc bắt giữ; được đem ra xét xử mau chóng.

-       Người bị giam giữ  được gặp mặt luật sư ngay khi bị bắt và trong suốt thời gian giam cứu, được quyền yêu cầu luật sự có mặt trong các buổi thẩm vấn để tư vấn cho mình; được tiếp xúc riêng với luật sư (nhân viên tư pháp có thể có mặt trong buổi gặp nhưng phải giữ một khoảng cách chỉ đủ thấy chứ không thể nghe).

-       Người bị giam giữ phải có đầy đủ thời gian và phương tiện thích hợp để chuẩn bị tốt cho việc bào chữa như được tiếp cận với những thông tin, hồ sơ và chứng từ cần thiết cho việc bào chữa.

-       Người bị giam giữ được có thông dịch viên nếu không hiểu được ngôn ngữ của thẩm vấn viên (hoặc quan tòa), được gặp cơ quan đại diện ngoại giao mà bị cáo có quốc tịch nếu bị cáo là người nước ngoài.

-       Người bị giam giữ được gặp mặt thân nhân, bạn bè (tránh bị cô lập làm ảnh hưởng đến tinh thần).

-       Người bị giam giữ có thể được khám bác sỹ riêng theo yêu cầu (tự thanh toán chi phí); không bị giam giữ chung với người đã có án, mang bệnh lây nhiễm (biện pháp này dùng để khủng bố); phòng giam phải có ánh sáng tự nhiên, thông thoáng; được cung cấp nước đủ để uống, nước để tắm giặt và vệ sinh; được quyền đọc sách, báo hoặc nhờ mua các ấn phẩm được phát hành công cộng, phổ thông; được quyền đọc sách tôn giáo, kinh thánh cũng như cầu nguyện.

B/ Trong phiên tòa, bị cáo được quyền:

-       Bị cáo được quyền ra tòa để được xét xử về một tội trạng bị cáo buộc.

-       Quyền được hỗ trợ pháp lý miễn phí (luật sư được mời có đủ năng lực và không có quyền lợi đối kháng với bị cáo). Nếu không có điều kiện mời luật sư riêng, được quyền mời "nhân chứng giải tội" (trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng về phương tiện giữa buộc tội và giải tội).

-       Bị cáo phải được xét xử công khai, một phiên tòa xử kín sẽ làm mất niềm tin vào công lý và có thể xét xử bất công (thiếu sự giám sát của dân chúng, báo chí, tổ chức nhân quyền, đại diện các cơ quan ngoại giao...). Công khai cũng có nghĩa là công chúng được thông báo sớm về thời gian và địa điểm xử án trên phương tiện truyền thông; địa điểm này phải thuộc về địa phương của bị cáo (nếu bị bắt tại nơi cư ngụ và nghi ngờ phạm tội nơi cư ngụ) và phải thuận lợi cho việc đi lại; phòng xử phải đủ rộng để công chúng tự do tham dự; bị cáo phải có mặt trước tòa. Nếu đưa ra lý do "an ninh quốc gia" để hạn chế việc xử công khai, thì những lý do này phải thực sự hợp lý (trong một đất nước có nền dân chủ thật sự, quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh).

-       Bị cáo được quyền ra trước một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị (để loại trừ cơ quan hành pháp buộc tội oan sai). Một tòa án có thẩm quyền là một tòa án được thành lập theo luật định, có nhân sự đủ năng lực xét xử về tội danh liên quan. Một tòa án độc lập là một tòa án không bị ảnh hưởng của ngành hành pháp, lập pháp và nhất là của đảng cầm quyền. Bản án sẽ là kết quả của việc tranh tụng giữa các bên trong phiên xử chứ không phải được sắp đặt từ trước (án bỏ túi). Một tòa án thiên vị là một tòa án xử theo thành kiến (nhằm bảo vệ cho cơ quan công quyền, công tố, công an,  đảng cầm quyền...).

-       Bị cáo có quyền được suy đoán vô tội. Trong suốt phiên xử, thẩm phán phải xem bị cáo là người vô tội. Công tố có trách nhiệm đưa ra các chứng cớ chứng minh bị cáo có tội. Bị cáo có quyền đưa ra chứng cớ giải tội. Trong trường hợp không chắc chắn về chứng cứ buộc tội thì thẩm phán phải suy diễn có lợi cho bị cáo đó là vô tội. Quyền được suy đoán vô tội được thể hiện khi bị cáo không bị bắt mang xiềng, còng, mặc áo tù hay quần áo lôi thôi trong phiên tòa.

-       Bị cáo có quyền từ chối trả lời (quyền giữ im lặng). Quyền này để bị cáo không tự buộc tội mình hay không phải thú nhận tội trạng trong giai đoạn điều tra và trong phiên. Sự im lặng của bị cáo không thể bị diễn giải là đồng ý với lời buộc tội, cũng không phải là chứng cớ để buộc tội.

-       Bên bào chữa có quyền bình đẳng với bên công tố trong suốt phiên xử. Bị cáo được quyền biết về các chứng cứ buộc tội. Phía công tố phải thông báo trước cho phía luật sư, bị cáo về các nhân chứng được mời ra hầu tòa. Thời gian thông báo phải đủ cho phía bào chữa chuẩn bị các "nhân chứng giải tội" hay lời bào chữa. Phía bào chữa được quyền chất vấn nhân chứng. Bị cáo có quyền có mặt trong phần chất vấn nhân chứng. Bị cáo được quyền phản cung, được quyền tố cáo các hành vi tra tấn, nhục hình, ngược đãi mình đã phải gánh chịu trong quá trình thẩm vấn. Các chứng cớ dùng để buộc tội bị cáo của cơ quan điều tra  bị xem là không có giá trị khi tòa xác minh bị cáo đã bị tra tấn, khảo cung...

-       Quyền kháng cáo và quyền nhận được bồi thường nếu bị cáo nhận thức mình bị xét xử oan sai, vi phạm pháp luật.

-       Quyền không bị xét xử hai lần vì một tội danh (luật hình sự). Quyền này cũng nhằm ngăn chặn cả việc xử một tội dưới hai tội danh khác nhau.


 Các tài liệu tham chiếu


A/ Tham chiếu Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948):

Ðiều 10:

Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:
1.     Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
2.     Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12:

Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

B/ Tham chiếu Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966):

Phần III (Điều 6 - 27) liệt kê các quyền được Công ước bảo hộ, bao gồm các quyền sau:
-       Quyền toàn vẹn thân thể, tức là quyền được sống, không bị tra tấn và bị bắt làm nô lệ (Điều 6, 7 và 8).
-       Quyền tự do và an toàn nhân thân, tức là quyền không bị bắt và bỏ tù vì các lý do không chính đáng (Điều 9 – 11).
-       Quyền bình đẳng trước luật, và mọi cáo trạng phải đúng trình tự pháp luật. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được chấp nhận là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật. (Điều 14, 15 và 16).

C/ Tham chiếu Công ước chống Tra tấn, Trừng phạt tàn nhẫn và Hạ thấp nhân phẩm (1984)


http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=227&mcid=3


D/ Tham chiếu Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế (2005):

Điều 3, khoản 6: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đồng thời có quyền đòi hỏi thành viên khác cũng phải tuân thủ điều ước quốc tế đó.

Điều 6, khoản 1:  Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

oOo















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét