Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

ĐỒNG RUỘNG BỊ Ô NHIỂM HÓA CHÁT VÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT



Cá đồng hiện nay rất hiếm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi bà con nông dân còn làm lúa mùa (6 tháng), mùa thu hoạch lúa cũng là mùa thu hoạch cá đồng. Người gặt lúa đi phía trước, phía sau là đoàn người bắt cá, cá lóc nặng 1 kg đã gọi là nhỏ, đủ các loại cá: rô, lóc, phi, trê, tép bạc, tôm càng xanh, rắn, chuột đồng…
Cảnh đó bây giờ không còn nữa, 3 tháng 1 vụ, 1 năm làm 3 vụ. Thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân chính làm cho cá không thể sống và lớn lên trên những cánh đồng, vì môi trường sống cho các loài thủy sản bị ô nhiểm nặng hóa chất hủy diệt. Hiếm hoi lắm thì bắt được vài con cá từ sông đi vào chứ không phải là cá đồng chính hiệu.
Thú vui của người nông dân là cắm câu khi lúa bắt đầu lên xanh, 6 tháng một vụ lúa là khoảng thời gian cần thiết cho cá con lớn lên. Một đêm cắm khoảng 100 cần câu có thể bắt được hàng chục ký thủy sản đủ loại. Giờ đây người dân chỉ còn bắt được chuột đồng vào mùa thu hoạch lúa.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian 10 năm trở lại đây, người dân bị mắc bệnh ung thư các loại rất cao mà nguyên nhân của nó là do nguồn nước sinh hoạt hàng ngày bị nhiểm hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ Trung quốc. Thói quen chết người là lấy nước sông, lóng phèn rồi dùng mà không biết rằng nó đã bị nhiễm hóa chất độc hại khi người ta bơm nước từ các ruộng lúa ra sông để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Người nông dân đang tự đầu độc mình, họ có thể biết nhưng không thể tự bảo vệ được.

NHẬT LINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét