Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Tây tham dự Thánh lễ Công lý – Hòa Bình


Tín đồ PGHH bên trong Thánh đường DCCT SG
Tối ngày 25/5/2014, tại Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) miền Tây đã tham dự buổi Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý – Hòa Bình vào mỗi chủ nhật cuối của tháng. Cũng như các tín hữu Công giáo, những tín đồ PGHH miền Tây luôn nguyện cầu cho “quốc thái dân an, thiên hạ thái bình” và điểm chung này đã đưa các tín đồ PGHH hiền lành, chân chất vào trong ngôi thánh đường sang trọng của Công giáo.


Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Một lần đến Chùa Quang Minh Tự - Phật Giáo Hòa Hảo chân truyền



Từ Thành phố Cao Lãnh, qua phà quẹo phải đi thẳng đến ấp Long Hoà 2, xã Long Điền A,  Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang hỏi Quang Minh Tự hay Cốc ông Tư. Vì Chùa nằm giữa cánh  đồng nên sẽ có người không biết nhưng chỉ cần nói thêm "Chùa có ông Thầy trụ trì tên Võ Văn  Thanh Liêm mổ bụng phản đối cộng sản đàn áp PGHH" thì đa số đều biết.
Mình đến chùa lúc trời đã sụp tối, lúc này đã có hơn 30 tín đồ đã ở trong chùa chuẩn bị cho  sáng sớm mai cử hành nghi lễ Đản sanh Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ người khai sinh ra PGHH.
Hỏi thăm thì tất cả các tín đồ đều là nạn nhân của cộng sản, cả phân nửa từng là TNLT, có  người nhà đang là TNLT, thậm chí có gia đình có 2,3 TNLT, có gia đình có người đã tự thiêu - Tử vì Đạo để phản đối sự đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản. Bản thân Thầy trụ trì cũng là cựu TNLT hơn 30 lần tù đày trong 39 năm sau ngày đất nước rơi vào tay Cộng Sản.
Họ rất hiếu khách, những món chay họ làm tuy đơn giản nhưng rất ngon.
Trong chùa có nhiều ao và 1 hồ sen, chùa rất thân thiện với môi trường vì đa số làm bằng cây  gỗ. Có nhiều cây xanh, hoa lá, gió lộng tư bề.
Chùa Quang Minh hiện nay đang xuống cấp trầm trọng nhưng nhà cầm quyền cấm không cho ai bán vật tư cho chùa, cả điện cũng cắt luôn.
Tu sĩ PGHH ai cũng hiền, họ xưng hô với mình là huynh, là đệ. Tất cả đều ăn chay, đa số ăn chay trường. Họ làm từ thiện không mệt mỏi. Thậm chí sau này hễ đi ven đường thấy nhà nào có để bình nước miễn phí thì mình nghĩ họ theo đạo Hòa Hảo.

Các bạn hãy đến một lần cho biết.

Phi Long Võ 

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Lễ giỗ ông Ba Thới


Người dân đến tham dự lễ giỗ ông Ba Thới.
Vào những ngày mùng 7 đến mùng 9 tháng tư âm lịch,  phủ thờ ông Ba Thới  tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, hàng ngàn người dân từ các nơi đỗ về đây để tham dự lễ giỗ của tiền nhân.
Ông Ba Thới, tên thật Nguyễn Văn Thới sinh năm 1866 đời vua Tự Đức tại làng Mỹ Trà (Sa Đéc) nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Là tác giả Kim Cổ Kỳ Quan là tên chung của 9 bổn sách, nhưng Kim Cổ là một bổn chính.  Ông Ba Thới tướng người cao lớn, tánh tình cương trực,  thích kết giao bằng hữu và chu du trong thiên hạ.
Mùa đông  năm Bính Ngọ (1906),  ông Ba Thới tìm đến ông Trần Văn Nhu, là con trai của Quản cơ Trần Văn Thành, kết bạn thâm giao với các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong thời gian này ông đã viết ba bổn sách Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ-Vãng-Kim-Lai. Chính quyền Pháp rất lo sợ khi thấy ông Ba Thới kết giao với những người theo khuynh hướng chống Pháp nên tìm cách ngăn cản.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Đê bao khép kín: mặt lợi đi kèm với mặt hại

Một năm 3 vụ lúa nhưng người nông dân vẫn chưa thể an nhàn.
Khi nhắc đến Việt Nam, thế giới đều biết là nước xuất khẩu gạo đứng hàng  thứ hai trên thế giới, với mức xuất khẩu năm 2013 xấp xỉ 4 triệu tấn gạo, chỉ sau Thái Lan 10 triệu tấn.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lượng gạo xuất khẩu chiếm 90% cả nước với việc thực hiện chương trình lúa chất lượng cao 1 triệu ha, phần lớn các loại gạo xuất khẩu trong năm qua đều là loại gạo có phẩm cấp trung bình (15% tấm), giá trị thấp không thể so sánh được với gạo của Thái Lan.
Trước năm 1975, ĐBSCL làm lúa 1 vụ, 6 tháng. Để tăng năng suất, nhà nước Việt Nam đã cho đê bao khép kín để ngăn nước vào mùa lũ, một năm có thể sản xuất 3 vụ, mỗi vụ trung bình 3 tháng. Vụ Đông – Xuân từ tháng 11 –  tháng 2 âm lịch, Hè – Thu từ tháng 3 – tháng 6 âm lịch và  Thu – Đông từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Tuy nhiên, đôi lúc tùy thuộc vào thời tiết khí hậu, bắt đầu vụ mới cũng xê dịch ngày tháng.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

TƯỜNG TRÌNH RIÊNG
gửi Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc
về Quyền Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng
Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Quyền Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng  được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm bằng Quyết nghị số 6/37 “để tiếp tục cố gắng quan sát các sự kiện và những hành động của chính quyền  không phù hợp với các qui định của Tuyên ngôn Bài trừ Mọi Hình thức Bất dung và Kỳ thị vì Lý do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng xảy ra trên mọi khu vực của thế giới, và đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp khắc phục thiệt hại thích hợp.”
Do đó Báo Cáo Viên Đặc biệt xin mời gọi các tổ chức chính quyền và phi chính phủ, các cộng đồng tôn giáo hoặc tín ngưỡng cũng như các cá nhân gửi cho Báo cáo Viên bất cứ thông tin khả tín nào mà họ đang có liên quan đến những hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra.

Xin điền vào và gởi bản tường trình dưới đây cho:
Special Rapporteur on freedom of religion or belief
c/o Office of the High Commissioner for Human Rights
United Nations at Geneva
8-14 avenue de la Paix
CH-1211 Geneva 10
Switzerland
Fax: (+41) 22 917 90 06
E-mail: freedomofreligion@ohchr.org (email để dùng trong trường hợp không khẩn cấp) hoặc
urgent-action@ohchr.org  (email để dùng trong trường hợp khẩn cấp. Cần ghi rõ trong phần “chủ đề”: Special Rapporteur on freedom of religion or belief).