Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Thư của Tín đồ PGHH gởi cho Chủ tịch Quốc hội - bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tây nam bộ, ngày 08/11/2016

Kính gởi: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Chủ tịch Quốc hội CHXHCN Việt Nam

Trích yếu: Đóng góp ý kiến với bản Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (1.9.2016)


Thưa Bà,

Chúng tôi, khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, xin gởi đến Bà và Quốc hội một số ý

kiến về bản Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (1.9.2016).


Những ý kiến này được đúc kết trong bản “Tuyên bố của các tín đồ Phật giáo Hòa

Hảo về Dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo” viết ngày 25/10/2016 và đã được 109

tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đồng ý ký tên. Chúng tôi đính kèm trong thư bản tuyên

bố này cùng danh sách chữ ký.


Kính mong bà và quốc hội hoan hỉ xem xét lại Dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo

để tín đồ PGHH chúng tôi và các tôn giáo khác ở Việt Nam được sống và hành đạo

đúng tinh thần tự do tôn giáo của Hiến pháp 2013.


Trân trọng cám ơn Bà và quốc hội.


TM. Khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Nguyễn Văn Lía.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Hồ sơ tù nhân lương tâm
Bùi Văn Trung
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
 4 năm tù giam vì thực thi quyền tự do Tôn giáo


Ông Bùi Văn Trung

Ông Bùi văn Trung, sanh năm 1964, là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), cư ngụ tại ấp Phước Bình, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam 
Ông Trung bị bắt ngày 30/10/2012 và bị kết án 4 năm tù giam vì tội “chống người thi hành công vụ” và “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ Luật Hình sự Việt Nam trong phiên tòa sơ thẩm tại huyện An Phú ngày 23/1/2013 . Ông đang thụ án tại trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 
Nguyên nhân bị bắt.
Ông Bùi văn Trung là một giáo viên và là  một tín đồ PGHH , rất tích cực sống theo giáo lý để mong đóng góp, xây dựng đạo đức trong xã hội. Là con trai út nên trong nhà có nhiều đám giỗ. Nhân dịp những lễ cúng giỗ này, ông Trung thường có chương trình thuyết giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cho những người đến tham dự.Từ đó Đạo tràng Út Trung thành hình kể từ năm 2005.
Đạo tràng là nơi những người có cùng một ý hướng tu tập gặp gỡ nhau đều đặn để cúng lễ và thuyết trình giáo lý, không nhất thiết có mặt các tu sĩ. Đạo tràng có thể tại tu viện, chùa, hay đơn giản tại một tư gia. Sau năm 1975, tất cả những cơ sở sinh hoạt tôn giáo của PGHH như  Chùa, Hội quán và Đọc giảng đường đều bị nhà nước tịch thu, hoặc giao cho Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo do chính quyền thành lập, hoặc đập phá hay bỏ trống ,suy sụp với thời gian.   Nhu cầu tu tập tự do như từ thưở lập đạo (1939) của các tín đồ đã đưa đến xuất hiện một số đạo tràng hoặc tại tư gia một cư sĩ hay một tu sĩ.
Trong trường hợp Ông Bùi văn Trung , kể từ khi ông khước từ gia nhập Giáo hội PGHH do nhà nước lập ra, việc sinh hoạt tôn giáo của  Đạo tràng Út Trung đã bắt đầu gặp trở ngại. 
Chánh quyền địa phương đã theo kế họạch 3 giai đoạn để gây khó dễ, ngăn cản và cuối cùng bắt giam ông.


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Xin thể hiện tình người.

Hỡi đồng bào! Hỡi đồng bào!

Lũ, lũ, lũ !!!!!!
Khổ, khổ, khổ !!!!!!!

Ngoài trời những cơn mưa tầm tã cứ đổ, thế mà trong nhà chúng ta được nằm trên một chiếc nệm dầy cợm, phủ lên trên thêm một chiếc mền lông ấm áp. Chúng ta có nghĩ chăng đồng bào ta có biết bao người đang chống chọi với mưa lũ, với bao cảnh đói khổ thảm thê.

Những người ấy họ và ta cùng một màu da, cùng chung một chủng tộc, cùng một nòi giống roi truyền, như lời Đức Huỳnh Gíao Chủ đã bảo: “Đồng bào ta và ta cùng chung một chủng tộc, cùng một nòi giống roi truyền, cùng có những trang lịch sử vẻ vang oanh liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy biến, cùng chung phận sự đào tạo một tương lai rực rỡ trong bước tiền đồ của giang san đất nước. Đồng bào ta và ta có một liên quan mật thiết, không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chẳng khi nào có ta mà không có đồng bào, hay có đồng bào mà không có ta. Thế nên, ta hãy rán giúp đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.”


Lũ lụt tại Quãng Bình (tháng 10/2016)


Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Cười để cho vui, chứ không phải vui để cười.

Trong cuộc sống hiện nay con người ta phải tất bật chạy đua theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, để bắt nhịp cho cuộc sống, và đấy cũng là nguồn năng lượng cung cấp thiết yếu trong mỗi động cơ của con người. Nó cũng là một mặt trận để cho con người chiến đấu với con người. 


Chẳng biết chuyện gì mà tín đồ PGHH vui quá xá.

Trong một cuộc chiến tất phải có kẻ thắng người thua. Bên thắng thì cười trong sự kiêu hãnh, tự đắc, bên thua thì đau buồn, tủi nhục nhưng đôi khi cũng có nở nụ cười nhưng cười trong sự đau khổ để cảm thấy rằng mình không còn khổ! 

Bổn phận chúng ta.

“Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” đây là câu nói đã lưu truyền tự bao giờ của người con VIỆT . Là con người ai cũng phải có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, phải có cội nguồn và có bổn phận phải nhớ công ơn sâu dầy mà ta đã thọ nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ngoài tổ tiên ra ai ai cũng có bổn phận phải nhớ ơn những vị anh hùng chơn chánh đã hy sinh, đem xương trắng máu đào của mình đấp tô cho NON SÔNG TỔ QUỐC!


Một nghĩa trang của PGHH tại miền Tây.

Như vừa nói trên, là người con VIỆT ai cũng có bổn phận và có quyền ghi nhớ, đáp tạ công ơn của những người đã nằm xuống để cho chúng ta đứng lên ngày hôm nay. Với chúng tôi là những tín đồ PHẬT GIÁO HÒA HẢO thiết nghĩ rằng cái bổn phận đó đối với chúng tôi lại càng quan trọng hơn nữa! Quan trọng càng thêm quan trọng, PGHH chúng tôi có biết bao người đã hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, cho đạo pháp, và đặc biệt hơn với những tử sĩ của HÒA HẢO trong bốn quân đội:

-Quân đội: TRẦN VĂN SOÁI.
-Quân đội: NGUYỄN GIÁC NGỘ {hay còn gọi bộ đội NGUYỄN TRUNG TRỰC}.
-Quân đội: LÂM THÀNH NGUYÊN.
-Quân đội: LÊ QUANG VINH {3 CỤT}. 

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Cúng tuần một năm cho bà Bùi Thị Kim Anh.

Mùng 6 tháng 7 năm Bính Thân tức là ngày 8/8/2016, gia đình bà Bùi Thị Kim Anh tại ấp Hưng Lợi Đông (chợ Vàm Đinh), xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, tổ chức cúng tuần một năm (sau ngày qua đời) của bà Kim Anh theo nghi thức Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) truyền thống.


Di ảnh của bà Bùi Thị Kim Anh

Vì gia đình đơn chiếc, nên từ trước đó một ngày, đồng đạo PGHH đã đến phụ giúp với gia đình, người dọn dẹp nhà cửa, người làm cỏ trước sân nhà, người chuẩn bị thực phẩm chay, người chưng bông dọn dẹp bàn thờ…Bà Kim Cam, em ruột của bà Kim Anh cho biết: ”có khoảng trên 100 đồng đạo PGHH và người thân trong gia đình sẽ đến tham dự ngày cúng tuần, gia đình sẽ đổ bánh xèo chay để mời khách, ngoài ra sẽ làm thêm món ăn lót dạ và vài món mặn dùng với cơm trắng”.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Nhà cầm quyền ngăn cản tín đồ PGHH làm lễ tưởng niệm Ngày Khai sáng đạo (năm 2016) tại Quang Minh Tự.

Nhân dịp tưởng niệm Ngày Khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo, 22/6/2016 (tức ngày 18/5 âm lịch), nhà cầm quyền Việt Nam đã tiếp tục đàn áp tín đồ PGHH (độc lập) ở tỉnh An Giang, đã có hai trường hợp bị hành hung gây thương tích và một số vụ ngăn cản tín đồ PGHH đến Quang Minh Tự dự lễ cầu nguyện.


Công an mật vụ ngăn không cho tín đồ PGHH vào trong Quang Minh Tự.

1/ Vụ tấn công thứ nhất.


Vào lúc 16 giờ ngày 20/6/2016 (16/5 âm lịch), bà Phạm Thị Ngọc Bích và bà Lê Thị Hồng Hạnh đến chùa Quang Minh Tự để giúp chùa chuẩn bị tổ chức buổi lễ cầu nguyện nhân dịp kỷ niệm Ngày Khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo vào ngày 22/6/2016 (18/5 âm lịch). 

Hai bà đi bằng xe gắn máy, đến cách Quang Minh Tự khoảng 500m thì bị rất đông người chặn lại không cho vào chùa. Những người này tự xưng là viên chức chính quyền địa phương, họ nói “không cho bất kỳ ai vào trong Quang Minh Tự”. Khi hai bà phản đối hành động ngăn cản thì bị họ hành hung gây thương tích, nhóm người này còn hủy hoại các vật phẩm cúng dường cho nhà chùa. Bà Lê Thị Hồng Hạnh bị đánh tét đầu, ngất xỉu.


Vật phẩm cúng dường cho nhà chùa bị hủy hoại.

Trụ trì Quang Minh Tự là ông Võ Văn Thanh Liêm cùng tu sỹ Võ Văn Tấn Đạt đã tẩm xăng vào mình và tuyên bố sẽ tự thiêu nếu nhà cầm quyền tiếp tục ngăn cản và hành hung các tín đồ PGHH vào Quang Minh Tự. Lúc đó, lực lượng chính quyền mới rút đi bớt và không còn ngăn cản các tín đồ vào Quang Minh Tự.


Bà Lê Thị Hồng Hạnh bị đánh ngất xỉu.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Kẻ đào mồ chôn Biển, Cá và Người Việt tên là MCC



Thục Quyên  (Save Vietnam's Nature)

05/07/2016

MCC là Metallurgical Corporation of China Ltd (Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Quốc). Tất cả tin tức liên quan đến vai trò của MCC trong dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh, được đăng tải rõ ràng, không thiếu phần kiêu hãnh, trên trang nhà của MCC 


MCC là một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, chuyên ngành về thiết kế, đấu thầu và xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất giấy, chế tạo thiết bị, phát triển địa ốc. MCC là một trong những nhà sản xuất thiết bị lớn nhất, là nhà tiên phong cũng như sức mạnh chính của nền công nghiệp luyện kim Trung Quốc và là doanh nghiệp nhà nước duy nhất được vận chuyển những công ty sản xuất bột làm giấy và giấy tại Trung Quốc và ở nước ngoài.
Ngày 08/12/2015, MCC sáp nhập và trở thành công ty thuộc toàn quyền sở hữu của China Minmetals.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo truyền thống (độc lập) tham dự khai mạc Đại lễ 18.5 Bính Thân 2016 tại Tổ Đình PGHH

Cũng như những năm trước đây, vào ngày Đại lễ 18.5 âm lịch - ngày Đức Huỳnh giáo chủ khai đạo, khối tín đồ PGHH truyền thống (độc lập) đến tham dự lễ khai mạc tại Tổ Đình trong ngày 17.5 âm lịch. Năm nay cũng thế, trước 7 giờ ngày 21 tháng 06 năm 2016 (17.5 âm lịch) trên hai mươi tín đồ PGHH truyền thống các nơi tề tựu tại tư gia của ông Huỳnh Văn Nông (em chú bác phần xác Đức Huỳnh giáo chủ) chuẩn bị mâm cỗ gồm trái cây, bánh mứt và giỏ hoa, tràng hoa để dâng cúng Tam bảo và Cửu huyền.

Các tín đồ PGHH đến viếng Tổ Đình trong Ngày khai sáng đạo.


          Có những người từ Cái Bè, Cai Lậy-Tiền Giang; Ô Môn-Cần Thơ; Lai Vung, Thanh Bình, Hồng Ngự-Đồng Tháp; Chợ Mới, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, An Phú-An Giang và một số đồng đạo nam nữ các tỉnh, thành khác nhập cùng một phái đoàn đi cúng lễ.

          Rất tiếc một số đồng đạo khác không thể cùng tham dự lễ khai mạc với phái đoàn của chúng tôi vì bị công an, mật vụ ngăn chặn, đe dọa không cho về Thánh địa Hòa Hảo tham dự lễ và bắt buộc từng người phải trở về nhà.

          7 giờ 30 phút, phái đoàn cùng đến Tổ Đình hành lễ và được sự tiếp đón ân cần của Ban tổ chức. Ông Nguyễn Văn Định đại diện phái đoàn điều hành nghi thức cúng bái. Sau khi hành lễ, phái đoàn trở lại nhà ông Huỳnh Văn Nông dùng bánh nước và cơm trưa. Lần lượt đồng đạo viếng mộ Đức Ông và Đức Bà. Viếng mộ xong, một số ra về, một số còn ở lại tiếp tục đàm đạo.


          Nhìn chung, việc tham dự lễ khai mạc tại Tổ đình của khối tín đồ PGHH truyền thống (độc lập) trong Đại lễ 18.5 năm nay đạt kết quả tốt đẹp mặc dù công an, mật vụ vẫn bám chặt, ngăn cấm, đe dọa các tín đồ từ các địa phương về tham dự.


Phái đoàn các tín đồ thuộc khối PGHH Truyền thống đến viếng Tổ Đình



Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Tương tác, cộng sinh: con đường sống của dân tộc.


Thục Quyên

Từ năm 1975, tim và óc tôi không lấy Tết tây hay Tết ta, hay lúc cây cỏ đâm chồi nẩy mộc tại nơi mình sống để làm mốc thời gian, mà cứ đếm thêm một năm, mỗi lần ngày 30/04 lại đến.
Sắp 41 năm. Nhìn lại, Việt Nam còn gì?

Cá nhân tôi tuy biết hiện nay tình trạng đất nước về mọi mặt, môi sinh, kinh tế, chính trị, ngày càng kiệt quệ, độc lập cũng chỉ vẽ trên giấy, nhưng thấy vừa le lói một niềm vui, một niềm hy vọng, vì sự  xuất hiện đang rõ nét của một đám đông thuộc nhiều thành phần xã hội đang nhìn và đi về cùng một hướngvà nhất là ăn khớp với nhau trong hành động . 

Đám đông đó đã đủ mạnh để sự hiện hữu của họ được ghi nhận rõ ràng, với một sức tăng trưởng  có vẻ không theo cấp số cộng mà theo cấp số nhân.



Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Chính quyền đàn áp tín đồ PGHH tham dự lễ tưởng niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn.


Năm nay, vào ngày 25/2 âm lịch (tức ngày 2/4/2016 ) các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) độc lập sẽ tổ chức Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt tại Quang Minh tự, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Từ ngày 30/3/2016 đến ngày 2/4/2016, tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, công an mật vụ đã đến tư gia của các tín đồ PGHH độc lập với hành động và lời nói đe dọa nhằm ngăn cản các tín đồ đến Quang Minh tự tham dự ngày đại lễ. Sự việc trở nên nghiêm trọng khi công an mật vụ đánh đập dã man các tín đồ PGHH và tu sỹ Quang Minh tự vào ngày tổ chức buổi lễ.


Các tín đồ PGHH độc lập phản đối đàn áp tôn giáo.


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Ý nghĩa Ngày Đức Thầy thọ nạn.


Kính thưa cô bác anh chị em đồng đạo kính mến.

25/2/âm lịch lại đến, nhắc nhở đồng đạo chúng ta nhớ lại thảm kịch tại Đốc vàng hạ - Ngày Đức Thầy bị Bửu Vinh và bè lũ, ám hại Đức Thầy trong khi Ngài lãnh nhiệm vụ hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo hiện giờ.

69 năm trôi qua, nhưng ấn tượng đau xót ấy vẫn còn hằn sâu vào trí óc chúng ta. Chúng tôi xin lược sơ đêm hôm ấy (25/2 Nhuần Đinh Hợi), theo Thất Sơn Mầu Nhiệm của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu đã viết:

“ Bửu Vinh mời Đức Thầy lên văn phòng. Ngài liền đi với bốn tự vệ quân. Văn phòng nầy đặt trong một ngôi nhà ngói, Đức Thầy ngồi bàn giữa tiếp chuyện với Bửu Vinh. Còn bốn tự vệ quân thì cầm súng đứng hai bên cửa, cách Đức Thầy một thước tây.

Mười phút sau, lối 7 giờ rưỡi tối, bốn Việt Minh ở ngoài đi vô 8 người chia ra cập nách bốn tự vệ quân của Đức Thầy và đâm chết ba người. Người thứ tư anh Phan Văn Tỷ, tức Mười Tỷ nhờ vỏ giỏi và lanh trí nên thoát khỏi, chạy ra ngoài có bắn một loạt mi-trai-vết. Lúc anh Mười Tỷ né mũi dao găm của một trong hai chiến sĩ Việt Minh cặp nách anh thì người chiến sĩ kia bị đồng chí của mình đâm trúng té quỵ. Vừa lúc đó, Đức Thầy từ trước đến giờ vẫn bình tĩnh lẹ làng quạt tắt cái đèn. Trong văn phòng tối thui, không ai biết Đức Thầy đi đâu cả…!




Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Xét xử công bằng theo luật quốc tế.


Nguyễn Bắc Truyển

  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam thành viên Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ (1948)
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966).
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Công ước chống Tra tấn, Trừng phạt tàn nhẫn và Hạ thấp nhân phẩm(1984)
  • Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước Quốc tế (2005).

Theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966) và Công ước chống Tra tấn, Trừng phạt tàn nhẫn và Hạ thấp nhân phẩm(1978),quyền xét xử công bằng là quyền căn bản, “hòn đá tảng” trong hệ thống bảo vệ nhân quyền quốc tế. Luật quốc tế bảo vệ những người bị bắt giữ vì cho rằng khi bị cáo buộc tội hình sự, bị cáo sẽ phải đối mặt với cả một guồng máy tư pháp của một quốc gia, mà ở đó tính mạng, thân thể, nhân phẩm của bị cáo có thể bị đe dọa bởi sự lạm dụng quyền hạn của nhân viên công quyền trong khi thực thi pháp luật.

Do đó, "xét xử công bằng" có nghĩa là cho đương sự được bình đẳng về phương tiện và cơ hội trong tiến trình tố tụng và phiên xử. Các bên liên quan đến vụ án phải được đối xử ngang nhau khi tham dự phiên toà, nghĩa là phải được thông tin giống nhau, được trình bày và biện hộ trong những điều kiện như nhau. Muốn bảo đảm cho việc xét xử được công bằng thì quyền của bị cáo phải được bảo vệ nghiêm túc từ khi người đó bị bắt cho đến khi có bản án chung thẩm (hoặc giám đốc thẩm).

Luật quốc tế bảo vệ quyền được suy đoán là vô tội. Theo đó, một người phải được xem là vô tội cho đến khi tội trạng của người đó được một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị chứng minh trong một phiên xử công khai mà người đó có đầy đủ quyền bào chữa. Như vậy trước khi bản án có hiệu lực thì người bị giam giữ hoặc bị cáo vẫn được xem là người vô tội và phải được mọi thành phần tham gia vụ án đối xử như là một người vô tội.

Thần Công lý


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Nước mặn xâm nhập.

Từ lúc nghe đài, báo đưa tin nước biển xâm nhập vào ruộng, vườn cây ăn trái ở nhiều tỉnh miền Tây Nam nước Việt làm tôi hồi hợp lo âu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất nông nghiệp bao đời mở mang trù phú, nay nhiễm mặn mùa màng hư hoại, ruộng lúa vườn cây ăn trái bị bức tử, nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh đói khổ nợ nần.

Tôi nghĩ, chuyện nầy xảy ra ở vùng đất phù sa gây ảnh hưởng xấu rất lớn đối với đồng bào nói chung, tín đồ PGHH nói riêng. Vì sao vậy?

Khi Đức Thầy khai đạo Ngài chọn vùng đồng bằng sông Cửu Long đất đai phì nhiêu, nhân sanh do ảnh hưởng xứ quê mà tánh tình hiền hậu, thật thà, khuyên tu không cần phải đi đâu cho có màu mè, tu hành ngay trên đám ruộng của mình, như những câu Ngài viết:

“Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà”
“lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”.



Ruộng lúa khô hạn

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Chương trình bảo vệ người Hoạt động Nhân Quyền của Quốc hội Liên bang Đức.(1)


Thục Quyên

Trong khuôn khổ chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức, một chương trình hiện cũng được áp dụng cho những người Hoạt động Nhân quyền, ông Martin Patzelt, dân biểu thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức, đã ra thông báo về việc sang Việt Nam để quan sát phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh (anh ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Sau đây là những nét chính của chương trình này.

Ngày 25/11/2003 Quốc hội Liên Bang Đức đã chấp thuận dự kiến chung của 4 chánh đảng: Đảng Dân chủ Xã hội Đức (gọi tắt: SPD),Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)/ Liên minh xã hội Thiên chúa giáo(CSU), Liên minh 90/ Đảng Xanh, và Đảng Dân chủ tự do (FDP), xúc tiến chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ mà sau này được mở rộng áp dụng cho cả những người Hoạt động Nhân quyền không phải là dân biểu. 

Theo đó, Quốc hội Đức cam kết hỗ trợ các tổ chức đồng thời giúp đỡ bảo vệ những nhà Hoạt động Nhân quyền đang bị đe dọa.


Tòa nhà Quốc hội của Cộng hòa Liên bang Đức.


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Thông cáo báo chí.

Vào ngày 18.3.2016, ông Martin Patzelt, dân biểu thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức, đã ra thông báo về việc sang Việt Nam để quan sát phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

Dân biểu Patzelt đã nhiều lần gặp bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, trong những cuộc vận động tại Quốc hội Liên bang Đức. Ngoài ông Patzelt, bà Hà còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của dân biểu thuộc các chính đảng khác nhau trong Quốc hội Liên bang Đức: dân biểu Michael Brand và dân biểu Frank Heinrich trong Khối Liên đảng CDU/CSU, dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler (SPD), dân biểu Tom Koenigs và dân biểu Omid Nouripour (đảng Liên minh 90/Xanh) và dân biểu Christoph Strässer (SPD), Ủy viên Chính sách Nhân quyền của Chính phủ Liên bang Đức.

VETO! Human Rights Defenders‘ Network

Thông cáo báo chí của dân biểu Martin Patzelt ra ngày 18.03.2016

Đến Việt Nam làm quan sát viên phiên xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)

Vào chủ nhật này tôi sẽ bay đến Hà Nội để làm quan sát viên phiên xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh.


Hình Blogger Nguyễn Hữu Vinh, người bị giam giữ từ tháng 5 năm 2014


Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Thư của cư sỹ Lê Minh Triết gởi cho công an huyện Lấp Vò.


Trước hết tôi xin mời quý thân nhân của nhóm công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp -- nhóm đã gây tội ác với nhân dân và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hôm sáng ngày 11/2/2014 -- xem những tấm hình trên đây để biết con, em, chồng, cha của mình vừa làm chuyện bất lương để lãnh lương về nuôi sống gia đình. (Tôi thật xin lỗi vì đã nói câu nặng nề nầy nhưng xét không còn cách nào khác hơn để nói cho quý vị hiểu).

http://www.vidan.org/diendan-thamluan/58-58/3288-3288

Tôi cũng xin mở lời với quý cấp cơ quan có thẩm quyền sai khiến thuộc hạ, đưa ra quyết định hình phạt. Quý Ông suốt ngày ngồi ở văn phòng chờ báo cáo, tư tưởng một chiều. Có những báo cáo không đúng sự thật mà các Ông vẫn tin, báo đài thường phê bình những vụ án oan sai do từ đó, lợi thế cho những kẻ muốn lập công, ác cảm với tín đồ PGHH khi họ không theo mô hình tôn giáo của nhà nước, dựng chuyện nói rằng: tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) gây rối, làm loạn rồi ký quyết định cho dẹp loạn một cách ẩu tả. Hãy coi lại những tấm hình trên, để thấy cảnh bị xô đổ của gia đình cô Bùi Thị Kim Phượng.

Ngày 09/02/2014 tại ấp Nhơn Hưng, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã xảy ra chuyện hại người không đáng.

Một lực lượng công an hùng hậu phá rào, đập cửa nhà của cô Bùi Thị Kim Phượng để bắt luật sư Nguyễn Bắc Truyển - vị hôn phu sắp cưới của cô. Nhà cất hợp pháp trên phần đất hợp pháp; phá rào cửa bắt người, trong khi bắt được người rồi, lực lượng công an còn hăng máu đập phá tiếp tục đồ đạc trong nhà, ngay cả cái bàn thờ về tín ngưỡng tôn giáo, bức chân Dung Đức Thầy để thờ nơi tôn nghiêm cũng bị phá ngặt và lôi xuống bỏ bừa. Phải chăng công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Thấp tưởng mình có quyền trong tay thích làm vì thì làm. Bắt ông Truyển mà không đủ chứng cứ buộc tội ông ấy đành phải thả người ta sau 24 giờ đồng hồ, đủ để nói rằng chồng, con, em của quý vị hết sức là hồ đồ. Coi như cuộc bắt tội người không thành công nhưng phía chính quyền công an đã để lại một hậu quả nặng nề là chà đạp quyền tự do tôn giáo của tín đồ Bùi thị Kim Phượng.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Dân trí và đạo đức Việt Nam ra tòa.

Thục Quyên
Tuấn trong phiên tòa sơ thẩm.

Ngày 02/3/2016 toà án Long An sẽ xử phúc thẩm (lần 2) em Nguyễn Mai Trung Tuấn, theo tin trên Facebook của luật sư Nguyễn văn Miếng, một trong 9 luật sư nhận cãi miễn phí cho em (1).

  • Bị can là một trẻ vị thành niên sanh năm 31/3/2000 nghĩa là chưa đủ 16 tuổi.
  • Em không được thông báo ngày phải ra tòa.
  • Và các luật sư của em phải thân chinh đến toà án để được nghe một thư ký tòa hình sự xác nhận ngày xử và tên ông chánh án.


Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Báo cáo của Ủy hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ.

LTS: Cuối tháng 8 năm 2015, phái đoàn của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã thực hiện chuyến thị sát để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Phái đoàn đã tiếp xúc một số cộng đồng tôn giáo độc lập, trong đó có Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài. Ngày 19 tháng 2 vừa qua, 2 thành viên của phái đoàn phổ biến bản tường trình về chuyến thị sát. Ngày 18-21 tháng 2 vừa qua, nhân sự của Uỷ Hội lại có cơ hội tiếp xúc với thành viên của cộng đồng Phật Giáo Khmer Krom, cộng đồng Hồi Giáo Chăm, và Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài đến từ Việt Nam, tại Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Á Châu được tổ chức ở Đài Loan. Dưới đây là bản dịch Việt ngữ của bản tường trình của phái đoàn. Bản gốc tiếng Anh: http://www.uscirf.gov/news-room/op-eds/america-magazine-report-vietnam

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Học để truyền bá giáo lý.

Vài năm gần đây tôi phát hiện ra rằng, hàng tu sinh trẻ tuổi trong PGHH mỗi lúc tăng nhanh, lòng háo hức muốn đem đạo vào đời, thực hiện qua lời dạy của Đức Thầy, tập tành chương trình “Ban huấn luyện và truyền bá Đạo Phật” được Ngài đề ra trong tổ chức “VIỆT NAM PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI”. Giữa lúc các tôn giáo đang đi vào một khúc quanh lịch sử bởi nhà nước mới lên quyền, từ cấm hoạt động rồi cho lại hoạt động trong vòng tròn pháp luật nghiêm khắc. Người tín đồ PGHH bị chao đảo trên đường hành đạo và truyền bá đạo lành bởi cách tái phục hoạt một ban trị sự giáo hội chỉ là tên gọi, màu mè để xoa dịu, làm giảm bớt sức đè nén của nhân dân có tín ngưỡng vì thấy đạo Thầy còn đó; trong sự tái phục hoạt, không phải là phục hoạt nguyên vẹn PGHH với những gì đã có từ trước 1975.
Điều tôi muốn nói là hình thức, vì các trị sự viên trong guồng máy ban trị sự (BTS) đều do nhà nước đặt để những người thân cộng hay đảng viên đang cơ hội. Điều đáng nói hơn, ở cấp lãnh đạo ban trị sự Trung Ương lại là đảng viên cao cấp của đảng quyền như Ông Nguyễn văn Tôn, một thời làm chủ tịch mặt trận tỉnh An Giang, dân biểu quốc hội với hơn năm mươi tuổi đảng được nhà nước chỉ định làm hội trưởng BTS T.Ư, Ông Nguyễn Tấn Đạt một thời làm mặt trận tỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh, dân biểu quốc hội với nhiều tuổi đảng, được điều vào công tác tôn giáo với chức vụ phó hội trưởng thường trực BTS T.Ư. Do họ là đảng quyền, vào lãnh đạo tôn giáo mà học đảng nhiều hơn học đạo, biết đảng nhiều hơn biết đạo, khi đề ra chương trình sinh hoạt tôn giáo có tính trị sự PGHH thì không đúng trọng điểm, không vào trọng tâm. Nên từ việc kêu lãnh giấy tín đồ cho đến việc chiêu mộ các tu sinh của BTS nói trên không thuận lợi.

Rằm tháng Giêng tại chùa Quang Minh.

Cứ mỗi độ Đông tàn Xuân đến lòng người lại nô nức đón mừng Xuân mới bên người thân và gia đình.Ông bà, cha mẹ mừng con cháu đi làm xa trở về, gia đình sum vầy, bên nồi bánh tét tiếng vui cười của trẻ con.

Cầu cho quốc thái dân an


Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Bất bạo động không phải là bất động (1).

Thục Quyên

Quan sát xuyên qua nhiều thế kỷ cho thấy một số lớn các cuộc xung đột không thể giải quyết trực tiếp bằng thỏa hiệp, mà chỉ được giải quyết thông qua sự đấu tranh. Xung đột xảy ra khi những mâu thuẫn xuất phát từ tham vọng của cá nhân hay phe nhóm đối chọi nhau.

Theo ý niệm thông thường, quyền lực đến từ bạo lực và chỉ có thể được kiểm soát bởi bạo lực lớn hơn. Do đó lịch sử của loài người là một chuỗi chiến tranh vẫn tiếp diễn.



Bản chất của đấu tranh bất bạo động.

Trong thực tế, theo TS Gene Sharp  - một giáo sư khoa học chính trị Mỹ, tác giả của tư tưởng "Cách mạng bất bạo động", nổi tiếng đã làm thay đổi thế giới hiện đại và được công nhận là người có ảnh hưởng rất lớn trên cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập và những "cuộc cách mạng màu" tại Đông Âu- quyền lực xuất phát từ lòng xã hội, do đó mọi người có thể hạn chế hoặc cắt đứt những nguồn gốc của quyền lực bằng cách từ chối hợp tác. Quyền lực chính trị của các chính phủ thực sự có thể rất mong manh. Ngay cả sức mạnh của chế độ độc tài có thể bị phá hủy khi mất sự đóng góp của con người, điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của bất cứ chế độ nào.(2)

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Lượm lặt về chuyện ông Thanh Sỹ.

Cũng như mọi năm, ngày 25, 26 tháng chạp năm nay 2015 đồng đạo từ các nơi đổ về Tổng Định Hòa, xứ Cù Lao Ông Chưởng dự lễ cúng giỗ Ông Thanh Sĩ một vị cao đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Dùng từ “Cúng Giỗ” vì từ bên nước Nhựt đã đưa về tro cốt mà đồng đạo lấy đó gọi theo dân gian cho có lệ, phần đông không tin Ông Thanh Sĩ qua đời nên ở vào trường hợp của Ông người ta gọi là ngày kỷ niệm. Chúng ta không phải giới thiệu để người khác mới biết về Ông Thanh sĩ; cứ đọc bộ “Hiển Đạo” của Ông là biết về Ông hơn cả người khác giới thiệu. Bìa cho một bộ sách “Hiển Đạo”của người hâm mộ sách ấn hành, có trích đề những câu:

THANH TÂM KIẾN CHƠN PHẬT
SĨ KHÍ PHÙNG CHÁNH GIÁO
HIỂN PHÁP PHẬT NHÂN HÒA
ĐẠO KHAI MÔN TỪ HẢO.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Tổng hợp các trường hợp bị vi phạm quyền tự do Tôn giáo trong dịp lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ (PGHH)

Trong khoảng thời gian 4 ngày từ 1 đến 4/1/2016 (22/11 – 25/11 năm Ất Mùi) là Ngày tưởng niệm Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ, công an ở các tỉnh An Giang (huyện Chợ Mới, thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc) và Đồng Tháp (huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung,) đã đóng chốt tại tự gia hoặc theo dõi các tín đồ PGHH lâu nay tích cực hoạt động cho Khối PGHH Truyền thống. Một số tín đồ đã bị ngăn cản đi dự lễ, bị đe dọa, bị khiêu khích và chửi mắng với những lời lẽ thô tục.


Trường hợp 1: chùa Quang Minh (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam).

Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm trụ trì chùa Quang Minh cho biết:

Từ sáng sớm ngày 01/01/2016 (22/11năm Ất Mùi), nhà cầm quyền địa phương đem lực lượng khoảng trên 30 người, mặc thường phục,  đóng chốt theo dõi các tín đồ PGHH, chốt gác được đặt ngay trên con hẻm  đi vào chùa, cách chùa khoảng 500m.  

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

THEO CHÂN '' KHỐI TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRUYỀN THỐNG ''

Trong ngày lễ đạo 24-25/11/Ất Mùi (03-04/01/2016)

Đã 96 năm trôi qua, cứ mỗi độ gió bấc se sẽ thổi và hơi lạnh len vào da thịt con người là đến ngày mừng lễ đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH: 25/11/âl.
Năm nay, 25/11/Ất Mùi (04/01/2016), mặc dù luật pháp nhà nước còn hạn chế khó khăn trong việc lễ đạo PGHH. Nhưng những tín đồ PGHH thuần thành cũng gắng tổ chức lễ đạo “cho bằng được” (1)

Bắc đầu ngày 24/11/âl, 6 giờ 30, người ta thấy có những người nồng cốt thuộc “ Khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo truyền thống” đã có mặt tại nhà ông Huỳnh Văn Quốc (bào đệ Đức Ông). Họ đến từ các huyện, quận trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, gần 30 người mặc quốc phục và đạo phục đứng xếp hai hàng có thứ tự. Một cổ hoa đi đầu và hai mâm bánh, trái cây để dâng cúng Phật và Cửu Huyền Thất Tổ. Họ trang nghiêm tuần tự tiến vào cổng Tổ Đình PGHH và được sự tiếp rước trân trọng của Ban Tổ Chức Tổ Đình. Ông Đặng Thành Tân thay mặt đoàn làm xướng ngôn điều khiển buổi lễ trước các ngôi thờ trong Tổ Đình. Sau đó được Ban Tổ Chức Tổ Đình mời dùng trà.

Phái đoàn ra viếng mộ Đức Ông Đức Bà (song thân Đức Huỳnh Giáo Chủ) và thành kính kỉnh lễ trước mộ phần.